Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

PEBBLE IN THE SHOE

   Cả chuyến đi Ấn Độ vừa rồi nói chung là thành công mỹ mãn, chỉ duy nhất có một hạt sạn trong giày mà cho đến giờ này vẫn còn lấn cấn trong tâm trí mình....










 
-->
     Số là Ban Tổ Chức Global Buddhist Congregation 2011 đã bố trí cho các đại biểu ở tại 4 KS 5 sao của Delhi. Mình được bố trí vào phòng 1215 của Shangri La. Ở một mình. Chìa khóa cửa là một thẻ từ mà Reception "mần" ngay tại chỗ và giao ngay chưa đầy 2 phút.
  Cho đến đêm cuối (30/11). Mình vô tư bày đồ đạc ra đầy cả hai cái giường chuẩn bị để thu xếp hành lý ngày mai check out, tiền cũng bỏ đấy. 8PM mình đến phòng của Thầy Thiện Bảo, Phó tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ, để hầu chuyện và từ giã vì ngày mai Thầy về VN không dự chuyến hành hương đến Bodhgaya. Khoảng 10PM , mình về phòng. Khi mở cửa, mình sửng sốt thấy một người mặc đồ lama đang đứng bên cạnh giường sử dụng laptop của mình (mình không tắt máy khi ra ngoài).
   Người lạ xâm phạm vào phòng của bạn là một điều ngoài sức tưởng tượng và không thề chấp nhận ở một KS 5 sao quốc tế. Kinh nghiệm đi du hành ở xứ lạ là phải cảnh giác đến tột cùng, không thể tin bất cứ một người lạ nào, nhất là ở những xứ có lượng khách du lịch đông hoặc khủng bố nghiêm trọng như Ấn Độ hay Thái Lan, nơi tội phạm nhiều như rươi và những vụ gài bẫy vận chuyển ma túy diễn ra hàng ngày. Lơ ngơ , lớ ngớ là bị biến thành con lừa vận chuyển ma túy, bị bắt mà không biết tại sao, không biết đến ngày nào ra thậm chí tử hình như một phim Hollywood. Ở Khajuraho, mình kết bạn với một cô Singapore cho có bạn đồng hành. Thế nhưng vui thì vui, đi tham quan thì tham quan, nhưng mua vé hay vào nhà hàng là cô ấy nhất quyết phần ai nấy trả. Sòng phẳng, không cả tin vào bạn mới quen, nhất là tuyệt đối không đụng chạm hay cho phép bất kỳ ai đụng chạm đến hành lý của mình là những tín điều cơ bản của dân du lịch ba lô.

-->
BROKEDOWN PALACE
  (1999) is an American film directed by Jonathan Kaplan, and starring Claire Danes and Kate Beckinsale. It deals with two American friends imprisoned in Thailand for drug smuggling.
While in Bangkok, they meet a captivating Australian man, Nick Parks (Daniel Lapaine), who befriends them and invites them along with him to Hong Kong. However, the girls are found to have large amounts of heroin at Bangkok International Airport while preparing to board their plane, and are quickly taken into custody for drug smuggling. As they are interrogated separately, Darlene is tricked into signing a confession in Thai, which she does not understand.
The story takes an abrupt turn as the girls find themselves sentenced to lengthy terms (33 years, plus 15 for an escape attempt) in a grim Thai women's prison, called the Brokedown Palace by its inmates.

       
   Mình lập tức chạy xuống Reception để hỏi coi có chuyện gì xảy ra, tại sao để người lạ vào phòng mình. Cả mấy người tiếp tân đều không biết , rồi chuyển cho một tay non choẹt có vẻ như trưởng nhóm giải quyết. Nhóc này rất láu. Hắn đang bị một nữ khách hàng Phi châu lớn tuổi khác phàn nàn gì đó, thế mà mình thấy hắn nạt ngang bà ta " Wait! Don't you see I have this matter?" và chỉ vào tôi. Sống với dân Ấn và Nepal đã 6 năm, tôi biết ngay nhóc này thuộc loại thượng đội hạ đạp, mềm nắn rắn buông, và lập tức quyết định ngay phải chơi rắn với hắn.
  Ngồi vào cái bàn ngay bên cạnh quầy tiếp tân, hắn chỉ nghe tôi trình bày bằng nửa cái lỗ tai. Lama kia cũng xuống đến cùng với hai lama khác. Nhóc tiếp tân cắt ngang lời tôi nói without a please.  Hắn hỏi vị lama nọ và ông này xìa ra một cái thẻ từ y chang như cái của mình.  Thì ra ông này được xếp vào cùng phòng với mình, nhưng không đến nhận phòng từ ngày đầu tiên mà qua phòng bạn ông ta ở, mãi cho đến giờ này lại tự dưng nổi hứng chạy về phòng mình.
   Chuyện chẳng có gì đáng nói , vì mình sẵn sàng share phòng với bất cứ ai mà Ban Tổ Chức xếp đặt, vấn đề là ở chỗ họ phải thông báo cho mình biết, và không có cái kiểu tự dưng đi ra ngoài rồi khi trở về phát hiện có một người lạ lù lù trong phòng mình, tự tiện xử dụng đồ đạc của mình, không biết có bỏ đồ quốc cấm gì vào hành lý của mình hay không cho dù người đó đang mặc đồ lama (cái áo không làm nên ông thầy tu). Hôm đó chỉ mới là bắt đầu chuyến đi của mình, mình phải cẩn thận không thể để bất cứ một lỗi lầm ngớ ngẩn nào làm hỏng chuyến đi cả đời này được.
   Khi nhóc tỳ tiếp tân nhìn mình khinh khỉnh bằng nửa con mắt (có lẽ hắn nghĩ  mình chỉ ở được KS này vì có GBC thanh toán) cao giọng với mình rằng mình không có quyền khiếu nại, mình cũng lớn tiếng nạt lại hắn “ At least you have to inform me before send anyone to my room.” .  Mình nổi khùng vì thái độ lếu láo và cách phục vụ của tên nhóc này. Hai lama bạn của lama nọ thì không hiểu đầu cua tai nheo ra sao cũng xông vào cãi với mình “ You are not  his boss, he is not your servant, his room he have right to come…” Rối lộn tùng phèo lên vì họ nghĩ mình không cho lama kia vào phòng trong khi thực tế ông ta không xuất hiện từ đầu, giờ lại vào phòng khi mình không ở đó, sử  dụng laptop của mình. Mình không biết ông ta là ai, cho đến những giờ cuối ở KS vẫn cứ đinh nình rằng mình ở một mình, đồ đạc tiền bạc trong phòng mình nếu mất làm sao mình hoàn thành kế hoạch nghiên cứu và nếu có chuyện gì xảy ra với an ninh phi trường vào chuyến bay ngày mai ai sẽ gánh hộ cho mình? Mình chỉ muốn KS ghi nhận sự cố này và nếu sau đó có chuyện thì sẽ làm chứng .
 Chuyện cãi vả xảy ra ngay tại Lobby giữa mình và nhóc tiếp tân, vị lama kia xin lỗi rồi bỏ đi chỗ khac còn hai lama trẻ thì hăng tiết cãi miết dù không biết cái quái gì dù mình giải thích đi giải thích lại rằng mình chỉ làm việc về sự tắc trách của KS và muốn có một sự xác nhận cho sự cố này.  Một số người chứng kiến. Một số không hiểu nội dung câu chuyện chỉ thấy mình cãi với tiếp tân và các lama. Và mình biết họ đã nhìn mình không còn thiện cảm vì nghĩ mình giành chổ ngũ với mấy vị lama đáng kính (giành làm gì khi chỉ còn vài giờ nữa là check out mà đi Bodhgaya). Vô tư. Mình đã chọn lối sống này theo tinh thần Milarepa mấy năm nay. Đói ăn, khát uống, yêu thì tỏ bày, giận thì nói ra… Người ta hiểu lầm cũng chẳng sao, mình vẫn là mình. Mình đã từng xuống đến tận đáy vực sâu chẳng còn chỗ nào sâu hơn, chẳng còn gì phải sợ hãi, e dè.
   Đại diện Ban Tổ Chức xin lỗi mình và sắp xếp cho lama kia một phòng khác. Mình trở về phòng thì đã hơn 12 giờ đêm. Bực. Mãi đến gần 2AM mới chợp mắt. 4AM đã phải mò dậy sắp xếp hành lý.  6AM mò xuống hỏi Ban Tổ Chức lịch bay, chẳng ai điều phối , danh sách bay hàng xấp bỏ trên bàn thì tùm lum không biết ai bay chuyến nào (gần 600 người dự chuyến hành hương xuống Bodhagaya). Mình đi một mình nên phải tự lo, tự kiếm thông tin chứ có ai làm giúp, Khi tìm ra thông tin thì mới biết mình bay vào tốp đầu chỉ còn 1 tiếng nữa là đến giờ bay. Thế rồi vì xà quần với chuyện ấy mà lỡ mất việc chia tay với Thầy Thiện Bảo.
   Hôm nay, coi như bỏ được cái hạt sạn ấy ra khỏi giầy. Ôi, những chuyến đi lập kế hoạch cẩn thận đến từng chi tiết thế mà có lúc hỏng bét chỉ vì một chuyện chẳng đâu vào đâu.        
                                              







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét