Copy từ Quê Choa: http://quechoa.vn/2012/12/27/cuoc-tap-kich-cua-le-trai/
Muốn đọc cướp hiếp giết, hoặc “tin đầu lâu” xin mời lên báo. Muốn biết sự thật thì trèo tường vào Net.
Đào Tuấn
Anh Ba Sàm, dưới cái tên cúng cơm Nguyễn Hữu Vinh, đeo kính trắng ngồi trên bàn chủ tọa, tay trái thủ máy ghi âm, tay phải lướt camera. Phía dưới, nhà văn Phạm Viết Đào nhát lại quay xuống giơ máy ảnh bấm tách tách. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ngồi khoanh tay, khi gật gù, lúc gãi mũi, và sau đó thuyết trình về câu chuyện “rác và kim cương”. Luật sư Trần Vũ Hải thì 3 lần giơ tay “xin micro”, và còn định xin tiếp để cướp diễn đàn.
Từ lâu, truyền thông xã hội, mình cứ thích gọi là “lề trái”- cho máu, dù phải chơi trò đổi IP hay “nhảy tường Olympic”, đã ép lề phải trong vấn đề đạo đức của người truyền tin, qua Hội thảo vừa rồi, chính thức nhờ RED đóng cho một cái dấu đỏ, để tập kích “lề phải” qua một cuộc Hội thảo được xin phép đàng hoàng.
Cái đạo đức của người truyền tin là ở chỗ trong khi “lề trái” dùng tên thật để bình luận, thì không ít lề phải lại dùng bút danh, chẳng hạn trong việc đưa tin.
Từ lâu, truyền thông xã hội, mình cứ thích gọi là “lề trái”- cho máu, dù phải chơi trò đổi IP hay “nhảy tường Olympic”, đã ép lề phải trong vấn đề đạo đức của người truyền tin, qua Hội thảo vừa rồi, chính thức nhờ RED đóng cho một cái dấu đỏ, để tập kích “lề phải” qua một cuộc Hội thảo được xin phép đàng hoàng.
Cái đạo đức của người truyền tin là ở chỗ trong khi “lề trái” dùng tên thật để bình luận, thì không ít lề phải lại dùng bút danh, chẳng hạn trong việc đưa tin.
Đây là những “phát súng” của lề trái mà mình gom ra. Thôi thì cứ nêu ra đây và không bình luận.
Ba Sàm: Có một ví dụ cho thấy sự thụt lùi của báo chí. Năm 2007, Tuổi trẻ có một bản tin về các cuộc biểu tình phản đối TQ, nhưng bây giờ thì không.
Chưa kể, có những tin bài đã lên mạng, vì lý do nào đó không được tồn tại nữa, nhưng lại bị âm thầm gỡ bỏ, hầu như không hề được thông báo, giải thích lý do, độc giả truy cập vào không được. Làm vậy vừa thiếu tôn trọng độc giả, vừa thiếu áp lực trách nhiệm lên chính nơi đã “gây ra” việc phải gỡ bỏ tin bài đó. Ví dụ có rất nhiều, nhưng gần đây nhất là bài trên báo Thanh tra: “Đánh đấm” mạnh, ông Trần Nhung bị trả thù”, hiện còn thấy được trên mạng là phải nhờ thủ thuật tìm kiếm.
Chưa kể có tới 2 ví dụ về việc báo chính thống phải cải chính những thông tin trên blog.
Nhà văn Phạm Viết Đào: Xuất hiện rất nhiều cây viết, chủ nhân của các cư dân mạng nổi tiếng hơn cả nghề tay phải của mình, họ là nhà báo nhưng người đọc biết nhiều về họ hơn nhờ viết blog chứ không phải viết báo; có nhà báo bỏ cả nghề báo để viết blog; có ông chẳng liên quan gì đến nghề báo tự dưng nhảy ra làm trang mạng có sức lôi cuốn người đọc, thách thức các tổng biên tập báo chính thống khiến cho Huy Đức một nhà báo kiêm một blogger có tiếng đã phải thốt lên: Báo chính thống nói chuyện Basam; Còn Basam lại đưa chuyện chính thống…Rất nhiều các hãng thông tin nước ngoài khi một tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó lạ thường tìm đến các blogger hơn là tìm đến những nhà báo, nhà quan sát chính trường có nhãn mác, bằng cấp và giấy phép hành nghề. “Làm sao để các nhà báo được sống hết mình với tin bài của mình như các trang mạng xã hội, có như thế báo chí mới góp phần hữu ích vào đời sống xã hội”.
Nhà báo Mạnh Quân:
Nếu chỉ quan tâm, đọc báo trên báo in, báo online, truyền hình…của nhà nước là không đủ…Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn. So sánh với các blogger bình thường khác thì theo tôi, các nhà báo thường cũng có xu hướng kiềm chế, kiểm soát nội dung mình. Với cá nhân tôi và có thể với không ít nhà báo khác, việc chủ động tham gia, tham gia thường xuyên vào TTXH, vào FB…đặc biệt là với FB hay blog…thì đó thực sự còn là công cụ để giữ được “lửa nghề”. Có những điều anh không thể nói được trên báo thì anh nói được trên FB, blog của mình, giữ được quan điểm, nói lên được nhiệt tâm của mình.
Đoạn này là của mình:
“Một bản tin trên BBC dưới tựa đề “Truyền thông VN im lặng về biểu tình”. Đây là những gì mà BBC đã viết: Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM, báo chí trong nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Hai cuộc biểu tình ở các thành phố lớn nhất Việt Nam có sự tham gia của hàng trăm người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, với hầu hết các đài báo quốc tế lớn đều có tin, bài. Thế nhưng ngay ở trong nước, không thể tìm thấy một dòng nào về các cuộc biểu tình”.
“Lòng tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam cảm thấy bị tổn thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên coi như không nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường phản đối Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với cách thức chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con cháu sẽ lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?”
“Báo chí hoặc im lặng, hoặc đưa ra những bản tin 200 chữ không có thông tin, sẽ càng chỉ khiến bạn đọc tìm đọc những sự kiện đó trên Internet, trên truyền thông xã hội. Bởi trong nhiều sự kiện, mà điển hình là sự kiện 9-12, blog đã thay thế báo chí ngay trong chính vai trò thông tin của mình”.
Anh Ba Sàm đầy tinh thần lạc quan đến xuất một mô hình “Đặc khu thông tin”, như “đặc khu kinh tế”. Đó là “Khu vực trung dung giữa báo chí chính thống và TTXH. Ở đó có sự theo dõi, quản lý nhất định của cơ quan chức năng, nhưng không cần thiết chặt chẽ như với báo chí hiện nay. Ở đó thông tin cung cấp “thoáng” hơn báo chí chính thống nhưng sẽ cẩn trọng hơn so với TTXH. Có những thông tin “nhạy cảm” của nhà nước, không tiện đưa lên báo (có thể tránh đụng chạm quan hệ ngoại giao chẳng hạn, vì mang tiếng là báo nhà nước), nhưng lại rất cần phổ biến tới người dân, để thử nghiệm hay tận dụng tiếng nói công luận. Có những vấn đề cần lắng nghe nguyện vọng, sáng kiến của dân, nhưng lâu nay vẫn lúng túng khi cần tổ chức thu thập qua báo chí “chính thống”.
TS Nguyễn Quang A thì nói về câu chuyện Thông tin trên các mạng truyền thông xã hội như Facebook, blog… “thì rác cũng có mà kim cương cũng có”. Thế nào là rác? Anh Ba: “Các tòa báo, trước áp lực “mất khách”, và thậm chí cả soi lưng từ TTXH, họ phải bươn chải hơn để tồn tại, tìm đủ mọi cách lách, và câu khách bằng thị hiếu tầm thường, gây tác động làm méo mó thêm từ môi trường báo chí cho tới đời sống văn hóa, tinh thần của cả xã hội”.
Còn nhiều chi tiết nữa mà một người 100% lề phải như mình thậm chí không dám chép trên blog.
Cú “pháo hạm”, có lẽ là “thông điệp” mà lề trái nhắn tới độc giả: Muốn đọc cướp hiếp giết, hoặc “tin đầu lâu” xin mời lên báo. Muốn biết sự thật thì trèo tường vào Net.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét