Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

SAO LẠI LÀ BÒ ĐIÊN?

Những ""tác giả đặt hàng" tại Việt Nam đã sao chép một cách thảm hại hình ảnh Con Bò Điên của Mỹ để làm biểu tượng cho Thị Trường Hàng Hóa cao cấp nhất của nước Việt, Sao lại là Bò Điên?

Thị trường chứng khoán có thể coi như thị trường hàng hóa cao cấp nhất của một quốc gia. Thông thường người ta hay dùng hình ảnh thị trường chứng khoán để tượng trưng cho hình ảnh của nền kinh tế nước đó. Vì thế biểu tượng của thị trường chứng khoán ngoài giá trị thẩm mỹ còn mang tính tượng trưng cho tinh thần kinh doanh của giới doanh nhân quốc gia ấy.

   Không ai không biết đến pho tượng đồng nổi tiếng "Charging Bull" ở Wall Street, NY như là một biểu tượng của thị trường chứng khoán. Nhưng thật ra nó chính là kẻ không mời mà đến, một món quà không trông đợi cho giới tài chính Mỹ.   




-->
Pho tượng đồng nặng 3 tấn “Bò Tấn Công”, xuất hiện một cách bất ngờ vào lúc nửa đêm ngày 15/12/1989 tại Broad Street thuộc khu phố Wall New Yorktrung tâm tài chính của nước Mỹ. Đó là một món quà giáng sinh không mong đợi trị giá 400.000USD của nhà điêu khắc Arturo Di Modica gửi tới giới tài chính Mỹ. Ngày nay, người ta diễn giải ý nghĩa của pho tượng như là “biểu tượng cho sức mạnh và sự kiên cường của nhân dân Mỹ”.
  Chỉ cần chú ý đến thời điểm xuất hiện của Con Bò Điên này ngay sau thảm họa tài chính 1987 là có thể thấy ẩn ý của tác giả. Thật ra ý nghĩa ban đầu của tác giả chính là xỏ xiên giới tài chính như những con bò điên chỉ hùng hục lao tới chiến đấu với những kẻ thù tưởng tượng và tham lam vơ vét lợi nhuận bất kể cái giả phải trả như thế nào.
 Du khách bị lôi cuốn đến pho tượng này bởi giá trị nghệ thuật không thể chối cãi của nó. 


   Việt nam ta đang chập chững hòa nhập cùng thế giới, và đã có thị trường chứng khoán. 
 Đến Sở giao dịch TPHCM, ngay bên tay phải lối vào là một pho tượng hoa cương mô tả một con bò điên đang tấn công một con gấu đã té ngồi trên mặt đất.


      Hình tượng bò điên này sao chép một cách lố lăng, quê kệch ý tưởng của  Arturo Di Modica và dĩ nhiên hạ thấp một cách thảm hại giá trị tinh thần của tác phẩm gốc. Về mặt tư tưởng, đánh kẻ đã té tượng trưng cho tính "không quân tử" - tác giả muốn nhắn nhủ người chơi chứng khoán Việt Nam điều này hay muốn móc máy họ?

  Ra thăm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nằm ở vị trí vàng ngay giữa trung tâm, đối diện với Nhà Hát Lớn "the place must see" của du khách ngoại quốc, lại cũng bắt gặp một pho tượng bò điên bằng đá hoa cương bóng loáng,


  Pho tượng chễm chệ một mình giữa đại sảnh mênh mông. Du khách phì cười khi thấy pho tượng sang trọng ấy ngự trên một tấm palette bằng gỗ tạp hết sức rẻ tiền, giống như một người mặc áo gấm với quần tà lỏn. Cũng với một tư thế điên cuồng, hùng hục xông vào kẻ thù tưởng tượng, con bò điên mập ú này của Hà Nội lại phản tác dụng, làm cho người xem phấn khích thì ít mà buồn cười khỏi cần bước sang đường xem hài kịch.

   Không biết ai là "tác giả đặt hàng" cho những biểu tượng của sức mạnh kinh tế của nước ta. Đầu óc nghèo nàn đến mức lười biếng. Chưa kể nếu xét về mặt phong thủy, đấy là những điềm gở cho tài chính Việt Nam (tiểu nhân, đầu óc ngu si tứ chi phát triển - ngu như bò ... điên mà, rồi lại mập ú như mèo Đô RêMon làm sao năng động trên thị trường?).

  Sao ta lại không dùng hình tượng đôi trâu chọi Đồ Sơn?
  Dân tộc - Hiện Đại và Sáng tạo!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét