-->
Bài của Lê Đàn
Tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
Hạnh bố thí là cúng dường, hiến tặng hay san sẻ cho mọi người một điều gì đó như vật chất, tiền bạc (tài thí), những lời khuyên hướng thiện, những lời nói khai tâm mở trí (pháp thí) và sự an ủi, chở che, giúp vượt qua nỗi cô đơn, sợ hãi (vô úy thí). Trong đó, giúp người chuyển hóa được khổ đau và sợ hãi là pháp tu cao quý nhất trong các loại bố thí. Thực hành sự cho đi mà nhẹ nhàng, thảnh thơi, chẳng luyến lưu, không vướng bận bất cứ điều gì thì đạt đến Bố thí Ba-la-mật, xả ly tuyệt đối, đến bờ kia.
Khi ta đem lòng giận một ai đó thì ta đau khổ. Nếu ta thực tập bố thí, buông bỏ sân hận thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia tức khắc; bờ của vô sân, an lạc, hạnh phúc và từ bi. Ta biết trong chiều sâu tâm thức của ta đều có hạt giống của sự độ lượng, sẵn lòng muốn hiến tặng, đem cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc. Những hạt giống và tâm hành này luôn có mặt trong ta.
Sự bố thí xem ra cũng đơn giản và tự nhiên, phát xuất từ cái tâm thương yêu vô điều kiện. Người mới thực tập việc bố thí, cúng dường, hiến tặng thì hay ngại được bố thí, tức là nhận quà của ai đó. Thế nhưng, tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
Trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
Nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn thích làm cho người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì. Khiến cho những đứa em của tôi phải phàn nàn vì chúng muốn giúp cho tôi cái gì tôi cũng tìm cách chối từ, bởi một lý do là tôi còn đang tự lo liệu được và không muốn mang ơn ai, dù người đó là những đứa em ruột thịt của mình. Biết rằng nhiệm vụ làm anh cả đã giúp đỡ cho các em rất nhiều khi chúng chưa trưởng thành. Bây giờ các em đã ăn nên làm ra, chúng rất muốn đền đáp cho anh một chút, nhưng bị anh từ chối và chúng buộc lòng phải thốt lên: “Anh đã biết cho thì phải biết nhận chứ? Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!”.
Tôi tiếp tục biện hộ cho cái quan điểm của mình, nhưng câu nói của đứa em in chặt vào trong đầu của tôi: “Không biết nhận thì cũng không biết cho”. Tôi cũng đã từng suy nghĩ chuyện phân biệt cho và nhận chỉ là sản phẩm của “cái tôi” đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “Give and take”, cho và nhận, nhận và cho; như là một bí quyết giao tiếp luân lưu tối thượng trên cõi đời này. Phải chăng cái “ngã” còn đứng ở đó đặt ra những chuyện “người cho kẻ nhận”, “kẻ có người không”, người trên kẻ dưới”… Mặc dầu kinh Phật đã dạy hạnh bố thí là hạnh đứng đầu của người con Phật. Bố thí theo tinh thần Bồ-tát thực hành Bố thí Ba-la-mật nghĩa là bố thí mà không thấy người bố thí, người tiếp nhận bố thí và vật bố thí, để không còn có người và ta, không còn tự ái, tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có “ngã”, còn nhị nguyên, còn tính toán hơn thiệt, còn có đi có lại, còn rất là đời, chưa đi vào con đường đạo. Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó đầy ắp trong đầu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng trí óc nhưng chưa thấu suốt bằng con tim để ứng xử mọi việc tự nhiên như hơi thở.
Sau khi trải qua một hoạn nạn tôi không còn thắc mắc khi nhận quà, cám ơn mà không lúng túng. Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác, để chuyển hóa những đắng cay của sân hận nhận được thành ngọt ngào của hỷ xả và tha thứ đem hiến tặng người kế bên mà không cần ghi vào trong tâm sổ sách tuổi tên người.
Lúc này đây, tôi không làm được gì cho ai, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy mình có rất nhiều thứ để cho, phải chăng vì tôi nhận được từ đất trời, từ mọi người xung quanh rất nhiều mỗi ngày, nhận được nhiều thì có rất nhiều cái để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng vừa đủ cho phần mình. Rồi đến lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng, mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng không ngừng, tự nhiên như bốn mùa thay đổi, như lẽ vô thường của vạn vật.
Tôi bỗng hiểu tại sao trong sáu pháp Lục độ Ba-la-mật, bố thí là hạnh đứng đầu. Khi đã thực hành bố thí và hiểu ra chân lý thì ta sẽ có được quyền tự do căn bản và tối thượng thực sự của con người; có được an lạc và hạnh phúc vô biên ở cõi Lạc phố trần gian này.
Bài của Lê Đàn
Tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
Trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác
Hạnh bố thí là cúng dường, hiến tặng hay san sẻ cho mọi người một điều gì đó như vật chất, tiền bạc (tài thí), những lời khuyên hướng thiện, những lời nói khai tâm mở trí (pháp thí) và sự an ủi, chở che, giúp vượt qua nỗi cô đơn, sợ hãi (vô úy thí). Trong đó, giúp người chuyển hóa được khổ đau và sợ hãi là pháp tu cao quý nhất trong các loại bố thí. Thực hành sự cho đi mà nhẹ nhàng, thảnh thơi, chẳng luyến lưu, không vướng bận bất cứ điều gì thì đạt đến Bố thí Ba-la-mật, xả ly tuyệt đối, đến bờ kia.
Khi ta đem lòng giận một ai đó thì ta đau khổ. Nếu ta thực tập bố thí, buông bỏ sân hận thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia tức khắc; bờ của vô sân, an lạc, hạnh phúc và từ bi. Ta biết trong chiều sâu tâm thức của ta đều có hạt giống của sự độ lượng, sẵn lòng muốn hiến tặng, đem cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc. Những hạt giống và tâm hành này luôn có mặt trong ta.
Sự bố thí xem ra cũng đơn giản và tự nhiên, phát xuất từ cái tâm thương yêu vô điều kiện. Người mới thực tập việc bố thí, cúng dường, hiến tặng thì hay ngại được bố thí, tức là nhận quà của ai đó. Thế nhưng, tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
Trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
Nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn thích làm cho người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì. Khiến cho những đứa em của tôi phải phàn nàn vì chúng muốn giúp cho tôi cái gì tôi cũng tìm cách chối từ, bởi một lý do là tôi còn đang tự lo liệu được và không muốn mang ơn ai, dù người đó là những đứa em ruột thịt của mình. Biết rằng nhiệm vụ làm anh cả đã giúp đỡ cho các em rất nhiều khi chúng chưa trưởng thành. Bây giờ các em đã ăn nên làm ra, chúng rất muốn đền đáp cho anh một chút, nhưng bị anh từ chối và chúng buộc lòng phải thốt lên: “Anh đã biết cho thì phải biết nhận chứ? Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!”.
Tôi tiếp tục biện hộ cho cái quan điểm của mình, nhưng câu nói của đứa em in chặt vào trong đầu của tôi: “Không biết nhận thì cũng không biết cho”. Tôi cũng đã từng suy nghĩ chuyện phân biệt cho và nhận chỉ là sản phẩm của “cái tôi” đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “Give and take”, cho và nhận, nhận và cho; như là một bí quyết giao tiếp luân lưu tối thượng trên cõi đời này. Phải chăng cái “ngã” còn đứng ở đó đặt ra những chuyện “người cho kẻ nhận”, “kẻ có người không”, người trên kẻ dưới”… Mặc dầu kinh Phật đã dạy hạnh bố thí là hạnh đứng đầu của người con Phật. Bố thí theo tinh thần Bồ-tát thực hành Bố thí Ba-la-mật nghĩa là bố thí mà không thấy người bố thí, người tiếp nhận bố thí và vật bố thí, để không còn có người và ta, không còn tự ái, tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có “ngã”, còn nhị nguyên, còn tính toán hơn thiệt, còn có đi có lại, còn rất là đời, chưa đi vào con đường đạo. Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó đầy ắp trong đầu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng trí óc nhưng chưa thấu suốt bằng con tim để ứng xử mọi việc tự nhiên như hơi thở.
Sau khi trải qua một hoạn nạn tôi không còn thắc mắc khi nhận quà, cám ơn mà không lúng túng. Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác, để chuyển hóa những đắng cay của sân hận nhận được thành ngọt ngào của hỷ xả và tha thứ đem hiến tặng người kế bên mà không cần ghi vào trong tâm sổ sách tuổi tên người.
Lúc này đây, tôi không làm được gì cho ai, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy mình có rất nhiều thứ để cho, phải chăng vì tôi nhận được từ đất trời, từ mọi người xung quanh rất nhiều mỗi ngày, nhận được nhiều thì có rất nhiều cái để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng vừa đủ cho phần mình. Rồi đến lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng, mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng không ngừng, tự nhiên như bốn mùa thay đổi, như lẽ vô thường của vạn vật.
Tôi bỗng hiểu tại sao trong sáu pháp Lục độ Ba-la-mật, bố thí là hạnh đứng đầu. Khi đã thực hành bố thí và hiểu ra chân lý thì ta sẽ có được quyền tự do căn bản và tối thượng thực sự của con người; có được an lạc và hạnh phúc vô biên ở cõi Lạc phố trần gian này.
Lê Đàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét