Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

CHÓ NGAO TÂY TẠNG - 2

-->
    Hôm qua pót entry Chó Ngao Tây Tạng của mình xong vẫn còn hơi dư năng lượng và cảm hứng nên sáng nay lục trên gu-gồ tiếp về Ngao Tạng. Bất ngờ tìm thấy mấy chương trích từ tiểu thuyết Chó Ngao Tây Tạng của Vương Chí Quân. Tuyệt vời. Điệu này cuối tháng về Việt Nam phải tìm cho ra cuốn tiểu thuyết này thôi... he he


"
… Ngao Tạng là giống chó cao nguyên có nguồn gốc từ loài linh cẩu cổ cực lớn sinh sống tại dãy Hi-ma-lay-a cách đây 10 triệu năm, là loại chó duy nhất trên thế giới không bị thay đổi bời thời gian và môi trường, là hoá thạch sống cổ xưa. Nó là loại dã thú từng một thời ngang dọc bốn phương, mãi đến 6000 năm trước mới bị thuần hoá, cùng loài người sống dựa vào nhau, trở thành bạn của loài người. Ngao Tạng xưng danh với nhiều cái tên, người xưa gọi nó là “Long cẩu”, vua Càn Long gọi là “cẩu trạng nguyên”, dân Tây Tạng gọi nó là “Sân cơ” tức sư tử. Các chuyên gia nghiên cứu về Ngao Tạng gọi nó là “quốc bảo”, là “Đông phương thần khuyển”, là “giống chó dũng mãnh hiếm thấy trên thế giới”, là “giống chó cỡ lớn cổ xưa nhất, hiếm thấy, hung mãnh nhất được thế giới công nhận”, là “tổ tiên của những con chó dũng mãnh nhất thế giới”. Năm 1275, nhà thám hiểm người Ý Mack-Baltic miêu tả con Ngao Tạng mà ông đã từng gặ"p: “Tại Tây Tạng phát hiện 1 con “quái khuyển” chưa từng thấy. Thân hình nó to lớn như con la, dũng mãnh như sư tử.” Năm 1240, Thành Cát Tư Hãn dẫn đại quân tung hoành châu Âu, trong đó có hơn 30 ngàn con Ngao Tạng – một bộ phận trong quân đoàn mãnh khuyển đã theo ông nam chinh bắc chiến tới châu Âu. Những con Ngao Tạng thuần giống Hi-ma-lay-a này đã lai tạo nên những con chó loại lớn. Như vậy tổ tiên của hầu hết những giống chó hung dữ cỡ lớn hiện nay có mặt tại Châu Âu, Châu Á đều là Ngao Tạng.

Bộ sưu tập những tài liệu về Ngao Tạng của cha tôi ghi chép trong 1 cuốn sổ, ông xem mãi không chán. Trong cuốn sổ đó, ông ghi lại một số truyền thuyết cho chúng ta biết, Ngao Tạng có 1 vị trí thần thánh trên cao nguyên Tây Tạng. Trong truyền thuyết cổ đại có nhắc đến những con mãnh thú thần dũng: con “Nghê”, “Nghê” chính là những con Ngao Tạng, vì vậy, Ngao Tạng còn được gọi là “Thương Nghê”. Trong truyền thuyết dân gian về người anh hùng Tây Tạng Cơ-xa-ơ, những vị chiến thần mang áo giáp sắt đều là những con Ngao Tạng. Ngao Tạng cũng là vị thần đứng cạnh hộ pháp Kim Cương; cũng là biến thể của quỷ đầu lâu Bạch Phàm Thiên; là thần hổ uy của “Lịch thần chi chủ đại tự thiên” và hoàng hậu của thần, Uma; là thú cưỡi của nữ chúa thế giới Pan-ta-la-mu và thần “bão táp kim cương khứ ma”; Ngao Tạng còn là sơn thần của núi Nhia-la-ta-trơ và núi Chai-mô-ni-ơ; là thần bảo hộ của thảo nguyên thông thiên hà. Con Hiếu Thiên Khuyển từng giúp Nhị Lang Thần chiến đấu với Tề Thiên Đại Thánh cũng là 1 con Ngao Tạng sức mạnh phi thường trên dãy Hi-ma-lay-a.

Những hiểu biết và truyền thuyết về Ngao Tạng đem lại cho cha tôi niềm an ủi lớn. Sau khi con Ngao Tạng mà cha đem về từ Ngọc Thụ chết già thì những thứ đó trở thành nơi duy nhất gửi gắm tình cảm của cha tôi đối với Ngao Tạng. Tôi cắt từ trên báo những thông tin về Ngao Tạng, nào là “nơi tập trung Ngao Tạng”, “Trung tâm gây giống Ngao Tạng”, “đại hội bình chọn Ngao Tạng đẹp”, “cuộc triển lãm Ngao Tạng”…, gửi những thông tin đó đến cha tôi, hy vọng đem lại niềm vui cho ông. Nhưng không ngờ lại càng khiến ông phiền muộn hơn. Cha tôi nói: “Đó mà gọi là những con Ngao Tạng ư? Chúng là “sủng vật” thì đúng hơn”.

Trong tâm khảm cha tôi, Ngao Tạng không chỉ là thú cưng yêu thích trong nhà, không chỉ thuần tuý là động vật, nó là đại diện cho một tố chất cao đẹp, là hình thức mà dân du mục mượn để tôn vinh tinh thần du mục. Ngao Tạng không chỉ hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt nhất mà những con dã thú và vật nuôi trên thảo nguyên phải có, nó còn là hội tụ của những phẩm chất xuất sắc mà dân du mục thảo nguyên cần có. Cốt cách của Ngao Tạng không thể sống trong sự quan tâm chiều chuộng của con người, nó chỉ có thể tôi luyện trong trời đất khắc nghiệt của cao nguyên Thanh Tạng. Nếu không để chúng gào thét trong băng tuyết âm 40 độ, không để chúng luôn phải cảnh giác với những con sói và báo ngoài 10, 20 dặm, không để chúng gánh trên vai toàn bộ gánh nặng cuộc sống của gia đình dân du mục thì chúng sẽ suy thoái, mai một về bản tính nhanh nhạy, về tốc độ, sức mạnh và phẩm hạnh. Chính vì vậy, khi sự nhiệt tình đối với Ngao Tạng của một lớp người giàu mới nổi và nhàn rỗi càng cao, khi giá của 1 con Ngao Tạng ngày một đắt, thì sự cô đơn của cha tôi cũng ngày càng tăng..." 
  
  Trích từ "Chó Ngao Tây Tạng ""
  Tiểu Thuyết của Vương Chí Quân










   Hóa ra con "NGHÊ" được tạc tượng trang trí ở các đền, chùa là chó ngao Tây Tạng. Hổng ngờ có ngày mình làm bạn với mấy chú "Nghê" sống ... he he

Và thông tin từ link này cũng rất thú vị:
http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=11262
-->
Các loại Ngao tây tạng - sắp xếp theo đẳng cấp và độ quý hiếm

1. Ngao Vương hổ đầu tuyết
Thuộc hàng thượng phẩm, lông tuyết bạc, có bờm sư tử. Là con đầu đàn trong đàn ngao. Thông minh và dũng mãnh, có thể chỉ huy các ngao khác canh giữ lãnh thổ, bảo vệ thú nuôi bằng cách phân chia vị trí, dàn trận chiến đấu chống lại sói và gấu ngựa.



2. Đại sư đầu
Lông đầu dài, có bờm. Đại sư đầu chỉ có 2 mầu: Nâu vàng và đen.





3. Tiểu sư đầu
Lông đầu ngắn (hói), có bờm. Đa phần có mầu nâu đỏ, rất hiếm con có mầu trắng.



4. Hổ đầu
Đầu giống đầu hổ, không có bờm. Chủ yếu là mầu đen và đen - nâu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét