Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

ĐẸP? GỢI DỤC HAY NGHỆ THUẬT?

-->
ĐẸP? GỢI DỤC HAY NGHỆ THUẬT?

THƯ GIÃN NHÂN NGÀY VALENTINE ...

ĐẸP?   KHIÊU GỢI?
     Bữa nay Valentine Day nhưng không có nàng nào đi chơi cùng nên rãnh rỗi lướt qua mấy trang báo online của Việt nam, thấy ồn ào vụ Hoa Hậu Thúy chụp hình với cái áo dài trắng. Tò mò xem thử. Hóa ra chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ!
  Không dám lạm bàn về chuyện chiếc áo dài là quốc phục của Việt Nam. Ở đây chỉ nhìn lướt qua một “quốc phục” khác của một xứ , hay rộng hơn, cuả một nền văn hóa rất bảo thủ: chiếc saree (sa-ri) của các nước ảnh hưởng văn hóa Hindu.

   Saree không chỉ là quốc phục chính thức của phụ nữ Ấn Độ mà của cả Nepal, Bangladesh và là trang phục truyền thống phổ biến của phụ nữ Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện và Malaysia. Có thể nói đây là trang phục được sử dụng nhiều nhất thế giới! (500 triệu phụ nữ Ấn Độ cộng với phụ nữ các nước đã kể trên). Như thế nếu bị nhìn nhận một cách cực đoan mà mọi biến tấu của các cá nhân hay các nhà tạo mode bị xem là xúc phạm đến quốc phục (hay trang phục truyền thống)  thì sẽ không có một saree lôi cuốn đến mê hồn, thì tất cả các ngôi sao nữ Ấn Độ sẽ bị “ném đá” tơi bời, và ít nhất ba Hoa Hậu Thế giới người Ấn Độ sẽ bị tước vương miện…

Saree thời trang

Dance trong lễ hội
Đồng phục trong lễ Quốc khánh

Người nghèo hay mệnh phụ giàu sang đều dùng saree



  Đặc điểm làm cho chiếc saree quyến rũ chính là nguyên tắc kín mà hở và hở mà như kín. Saree chỉ đơn giản là một mảnh vải chữ nhật dài từ 3,5m tới 8m (khổ rộng hẹp không nhất định nhưng thường từ 0,9m tới 1,2m), không cần may tạo hình chỉ cần viền mép thôi. Chỉ một mảnh vải hình chữ nhật thôi mà saree biến hóa muôn hình vạn sắc. Saree có thể mặc mọi lúc mọi nơi, mọi trường hợp từ làm việc tay chân đến tiệc tùng, sử dụng trong nhà hay đi ngoài đường, làm đồng phục hay lên sân khấu biểu diễn thời trang mà đỉnh nhất là chiếc saree cho ngày cưới. Saree sử dụng cho mọi phụ nữ bất kể sang hèn, chỉ khác chất liệu và hàm lượng tinh xảo mà các nghệ nhân dệt-thêu-đính đá quý đổ vào mảnh vải đó.  Theo truyền thống, người phụ nữ phải mặc một chiếc váy ngắn và áo cánh, rồi sau đó quấn saree quanh thân dưới cho đến 2m cuối cùng (có thể dài hơn) thì vắt chéo phía trước từ hông phải choàng lên vai trái thả đuôi ra phía sau, bao giờ cũng khoe trọn chiếc eo của người mặc. Phần đuôi chính là phần lợi hại nhất của chiếc saree, hở hay kín chính là phần này. Người mặc có thể choàng lên làm khăn trùm đầu mà đôi mắt huyền bí sắc như dao thấp thoáng phía sau có thể làm vỡ tim những anh chàng duy mỹ. Có thể vắt trên tay khi đi hay ngồi làm tăng thêm vẻ đài các kiêu sa. Có thể dùng như một trợ cụ để biểu diễn hay chỉ để làm duyên. Và khi tà của chiếc saree bay phất phơ trong gió hay trễ tràng một cách cố ý xuống dưới thắt lưng phô ra thân thể tuyệt mỹ của người phụ nữ thì cả những hoàng đế hung tàn của Hồi giáo cũng không uống mà say, trở thành thi sĩ tất!

Một phụ nữ bán hàng rong ở New Delhi

Minh tinh Depika Padukone

Chiếc saree cho lễ cưới này được thêu bằng vàng và đính đá quý trên chất liệu lụa tơ tằm hảo hạng

Ashwarya trong vai công chúa Ấn Độ Jodhaa làm cho vị vua Hồi giáo Akbat say mê điên đảo

Hở hay không hở?

Quyến rũ



Huyền bí Ấn Độ

Saree: vũ khí lợi hại để các cô làm duyên

  Như đã nói, theo truyền thống, saree choàng bên ngoài váy ngắn và áo cánh. Thế nhưng, quý bà quý cô ngày nay không còn tuân thủ chặt chẽ những quy định ấy. Áo cánh thì biến tấu thành không tay, hở lưng hoặc táo bạo đến mức chỉ là một áo ngực bikini. Váy thì nhường chỗ cho váy cực ngắn hay sốc hơn, chỉ là  mảnh thứ hai của bikini. Mà nếu dùng hàng vải thường thì còn gì là nguyên tắc kín mà hở, hở mà như kín. Quý bà đã tận dụng tối đa nguyên tắc này nên dùng cả tới lụa tơ tằm muslin (mút-sơ-lin) trong suốt làm saree. Còn gợi cảm và lộ liễu một cách quyến rũ hơn cô Hoa Hậu Việt tội nghiệp nhà ta. Nếu lấy lý do mặc quốc phục “phản cảm”, hở hang, gợi dục mà đòi tước danh hiệu Hoa hậu thì Ấn Độ chẳng còn có cô Hoa Hậu Thế Giới nào nữa!  


3 Miss World của Ấn Độ: Priyanka Chopra, Sushmita Sen và Ashwarya Rai. Họ đều diện saree trong suốt không chỉ trong studio mà trong các sự kiện truyền thông lớn. Còn bên dưới là các ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí Ấn Độ.












Trở lại vụ em Thúy (không phải em Thúy trong bức tranh nổi tiếng của Họa sĩ Trần Văn Cẩn, và xin đừng đánh máy nhầm Y thành I hoặc tách Thúy thành hai chữ … ;-b). Có ném đá thì ném tay phó nhòm chứ sao lại ném cô chân dài óc ngắn? Vì anh này thuê cô ấy làm người mẫu (mà ngay cả khi cô ấy thuê anh này chụp thì cũng vậy). Tay phó nhòm là người đạo diễn cho diễn xuất của người mẫu vì đây là hình chụp trong studio chứ có phải ảnh phóng sự đâu? Quan trọng nhất là tay này chính là người tung những tấm ảnh đó lên mạng để tự quảng cáo chứ có phải em óc ngắn làm chuyện ấy đâu!
  Trang phục, quần áo không bao giờ cố định mà biến đổi theo thời gian. Có ai phàn nàn rằng chiếc áo dài kỷ lục dài cả trăm mét là làm hỏng quốc phục Việt Nam đâu? Tác giả của bộ ảnh thanh minh rằng đó là ảnh nghệ thuật, vậy thì hãy xem người chụp có  đạt đến tiêu chuẩn có thể gọi là nghệ thuật hay không.

 Tới hay chưa tới? Lão luyện hay non tay? Thế thôi. Còn em người mẫu thì chỉ là một mannequin có sáng tác gì ra bức ảnh đâu (tư thế, góc máy, ánh sáng, hiệu quả ngược sáng, biểu cảm, chất liệu trang phục…tất tần tật là làm theo lời đạo diễn của phó nháy thôi). Không có em này thì có em khác, chẳng qua bị ném đá chỉ vì em được khoác cái danh hiệu mỹ miều Hoa Hậu Việt Nam.

Ngược sáng như thế này mới là nghệ thuật

Coi người mẫu của người ta đứng nè. Nghệ thuật hông? Còn đứng như em Hoa Hậu nhà mình phía trên là đứng chàng hảng, lại còn cho ánh sáng xuyên qua giữa cặp giò nữa. Ngược sáng? Hổng biết tay phó nhòm này sáng tạo nghệ thuật kiểu gì nữa...








--> Chú thích từ ảnh gốc: I don’t think she knows how to drape the saree but at the same time, I don’t particularly mind this drape either. (hổng biết cổ có biết quấn sari hông, mà thực ra tui cũng hổng màng đến cái "quấn" đó nữa... he he).
Rồi coi người ta nằm nè! Có gợi dục chút nào hông? kể cả tấm hình quấn quấn ở trên nữa!
Thấy sao?




  Trang phục chỉ là phụ kiện trang điểm nhằm tôn vinh cơ thể người phụ nữ, tuyệt tác mà Tạo Hóa đã ưu ái ban cho loài người. Có trang phục hay không cơ thể người phụ nữ vẫn mãi là niềm cảm hứng vô tận cho Hồn Nghệ Sĩ trong mỗi con người. Chỉ tội nghiệp cho những ai không có nổi xúc cảm thẩm mỹ để nhận lấy món quà của Tạo Hóa. Sẽ là đạo đức giả khi lấm lét liếc nhìn những phần không che đậy của phụ nữ rồi phán rằng đó là gợi dục.

  Valentine Day 2012          
  Nguyễn Phú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét