Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa

-->

Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.

Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.
Bài phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau vụ tự thiêu của Tamdin Thar, một người Tây Tạng làm nghề chăn gia súc, đã chết ở Huangnan, thuộc khu tự trị Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc hồi tuần trước. Người chăn gia súc này ít nhất là người Tây Tạng thứ 38 đã tự thiêu từ năm 2009 và 29 người đã chết. Tháng trước, các vụ tự thiêu đã lan đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, lần đầu tiên khi hai người đàn ông tự thiêu bên ngoài một ngôi chùa.
Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.

Xin mời đọc bài viết của Emily-Anne Owen trên Asia Times
Bản dịch của Dương Lệ Chi trên --> basamnews

-->

Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa


Tác giả: Emily-Anne Owen
Người dịch: Dương Lệ Chi
Posted by basamnewson 27/06/2012
Asia Times
26-06-2012


BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị căng thẳng sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.
Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.
Bài phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau vụ tự thiêu của Tamdin Thar, một người Tây Tạng làm nghề chăn gia súc, đã chết ở Huangnan, thuộc khu tự trị Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc hồi tuần trước. Người chăn gia súc này ít nhất là người Tây Tạng thứ 38 đã tự thiêu từ năm 2009 và 29 người đã chết. Tháng trước, các vụ tự thiêu đã lan đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, lần đầu tiên khi hai người đàn ông tự thiêu bên ngoài một ngôi chùa.
Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.
Văn hóa bị tấn công
Kể từ khi cuộc bạo động của người Tây Tạng hồi năm 2008, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch đàn áp ngày càng khắc nghiệt ở các khu vực Tây Tạng trên đất nước. Các chính sách của chính phủ trong các tu viện được cảm nhận sâu sắc nhất: cảnh sát giám sát thường xuyên, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nước nôi, và giáo dục cưỡng bức lòng yêu nước cho các tu sĩ, đã làm gia tăng sự giận dữ và tuyệt vọng.
Năm nay, Bắc Kinh đã phân phát hơn một triệu bức chân dung của bốn nhà lãnh đạo Cộng sản quan trọng nhất và cờ Trung Quốc cho các tu viện, các gia đình và trường học Tây Tạng. Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhân vật tinh thần quan trọng nhất của Tây Tạng đã bị cấm. Nhưng việc hạn chế của chính phủ không chỉ diễn ra ở các tu viện. Các nhà chức trách đã đóng cửa các trường học Tây Tạng do địa phương cấp ngân sách, mở các lớp dạy ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, theo Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, có trụ sở ở Ấn Độ.
Trường Khadrok Jamtse Rokten, thành lập năm 1989, đã bị buộc đóng cửa vào ngày 2 tháng 4, theo tin tức từ Trung tâm [Nhân quyền và Dân chủ] Tây Tạng. Trường nằm ở quận Ganzi, tiếng Tây Tạng là Kardze, ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, khu vực mà chuyện tự thiêu ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Hai giáo viên đã bị bắt.
Bà Tsering Woeser, nhà thơ Tây Tạng và là tác giả, người đã giúp làm nổi bật các vụ tự thiêu ở một blog có ảnh hưởng, tin rằng, những hành động như vậy được thiết lập để từ từ hủy hoại văn hóa Tây Tạng.
Bà Woeser nói với IPS: “Ngôn ngữ rất quan trọng đối với bất kỳ chủng tộc nào. Tuy nhiên, ở các vùng Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cải cách giáo dục để giảm bớt giáo dục bằng ngôn ngữ Tây Tạng. Ở các trường học Tây Tạng, nơi các lớp học lẽ ra phải được giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng, nhưng được dạy bằng tiếng phổ thông và ngay cả sách giáo khoa cũng bằng tiếng phổ thông. Tệ hơn nữa, các trường tư đang dần dần bị đóng cửa“.
Bà Woeser nói: “Trong khi đó, các trí thức hiện đại, gồm các nhà văn, nhân viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) và các ca sĩ đã bị bắt và bị giam giữ. Tôi lo rằng văn hóa Tây Tạng một ngày nào đó sẽ chết“.
Thiêu cháy trong tuyệt vọng
Phát biểu tại cuộc họp báo năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Đó là lý do vì sao quý vị nhìn thấy những sự cố đau buồn này đã xảy ra, do phần nào tuyệt vọng về tình hình này. Ngay cả người Trung Quốc từ đại lục đến thăm Tây Tạng cũng có ấn tượng là mọi chuyện thật khủng khiếp. Một dạng diệt chủng văn hóa đang diễn ra“.
Bắc Kinh đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc tạo ra tình trạng bất ổn và tuyên bố rằng các vụ tự thiêu là “khủng bố cải trang”. Một bài báo đã được China Daily, tờ báo của nhà nước, đăng tải hôm thứ hai, nói rằng không có “vấn đề Tây Tạng” và đó là một sự xung đột được “phát minh bởi Anh quốc”. Tuy nhiên, Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) đã cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng văn hóa”.
Trong một báo cáo có tựa đề: “60 năm cai trị tồi tệ Trung Quốc: Tranh cãi diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng”, được công bố hồi tháng 4, trong Tháng Ngăn ngừa Diệt chủng [văn hóa], ICT tuyên bố rằng, các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống và phối hợp để thay thế văn hóa có hệ thống của Tây Tạng, với một phiên bản đã được sự chuẩn thuận của nhà nước, đáp ứng các mục tiêu của ĐCSTQ.
Tình hình ở Tây Tạng không phải là một trường hợp vi phạm nhân quyền chống lại người Tây Tạng ngoại lệ hay riêng lẽ, văn hóa Tây Tạng là mục tiêu nhắm đến để hủy diệt ngay từ khi bắt đầu [tiếp quản Tây Tạng của ĐCSTQ]“, bà Mary Beth Markey, Chủ tịch ICT nói với IPS.
“Đàn áp văn hóa đã được thể chế hóa thông qua việc thực hiện các chiến dịch, quy định và luật pháp khác nhau. Nơi mà biểu hiện văn hóa nằm trong đường lối chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, nó phải chịu đựng và thậm chí bị thương mại hóa. Nơi không [nằm trong sự chỉ đạo của chính phủ], văn hóa bị kiểm duyệt hoặc bị cách ly thông qua sự đồng hóa bằng cưỡng chế”.
ICT đã công bố bản báo cáo này hôm 25 tháng 4, là ngày sinh nhật của Gedhun Choekyi Nyima, Ban Thiền Lạt Ma của Tây Tạng. Gedhun Choekyi Nyima là nhân vật tôn giáo quan trọng đứng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam hồi năm 1995 và không ai nghe nói về ông kể từ đó.
Từ đó, Bắc Kinh đã tự chỉ định Ban Thiền Lạt Ma, xức dầu thánh cho Gyaincain Norbu, 22 tuổi, người mà lần đầu tiên đã có bài phát biểu trước công chúng ở ngoài Trung Quốc đại lục trong năm nay. Sự xuất hiện [của Gyaincain Norbu] ở Hồng Kông được mọi người xem như một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút sự công nhận quốc tế đối với Ban Thiền Lạt Ma mà chính phủ Trung Quốc chấp thuận, ông [Gyaincain Norbu] không được Đức Đạt Lai Lạt Ma hay chính phủ lưu vong Tây Tạng công nhận.
Nguồn: Asia Times
Nguồn ảnh: báo Economist.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

RAMGRAM – BẢO THÁP NGUYÊN THUỶ LƯU GIỮ XÁ-LỢI PHẬT THÍCH-CA - PHẦN 2

-->
BÀI NÀY ĐÃ ĐĂNG TRÊN 
NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ
SỐ 195 - THÁNG 6/2012
PHẦN 2
III - NHỮNG GHI NHẬN TRONG LỊCH SỬ VỀ BẢO THÁP RAMGRAM

    Sau khi xây dựng bảo tháp thờ phượng Xá-lợi Phật Thích-ca, Ramgram trở thành trung tâm hành hương và chiêm bái của toàn cõi Diêm-Phù-Đề (Ấn Độ).
  Như đã trình bày trong Phần 1 của bài này, chuyến viếng thăm Bảo tháp Ramagrama nhằm thu thập xá-lợi của Đại đế Ashoka đã được ghi nhận bởi hầu hết các sử liệu cổ đại. Đồng thời các sử liệu cũng ghi nhận một trong những Phật sự lớn lao của Asoka là xây dựng 84,000 bảo tháp. Trong số các bảo tháp đó, bảo tháp Sanchi tại bang Madhya Pradesh trung tâm lục địa Ấn Độ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian tồn tại cho đến ngày nay. Theo các nghiên cứu khoa học, bảo tháp Sanchi được xây dựng bởi chính Asoka vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên [chúng tôi sẽ có bài riêng về bảo tháp này trong loạt bài về Asoka]. Vào thế kỷ thứ 1 sau Công Nguyên, bốn cổng bằng đá chạm khắc tinh xảo được thêm vào cấu trúc của bảo tháp Sanchi. Thật may mắn cho tôi, khi nghiên cứu thực địa tại bảo tháp Sanchi đã tìm thấy tại đấy một phù điêu mô tả bảo tháp Ramagrama. Duyên lành! Thế là chúng ta có được một chứng cứ lịch sử bằng hình ảnh đã hai ngàn năm tuổi về hình dáng của bảo tháp Ramagrama. Phù điêu này (ở cách xa Ramagrama trên 2,000km) đã chứng tỏ địa vị và sự nổi tiếng của Ramagrama trong lịch sử Phật giáo cổ đại. Phù điêu này chính là một sử liệu độc đáo và vô giá về sự tồn tại của bảo tháp Ramagrama.
(Xin bấm vào hình để phóng to lên)

Hình: Bảo tháp Ramagrama trên phù điêu tại Sanchi – Ấn Độ.


    Nguồn sử liệu khác đề cập đến Ramagrama đến từ các nhà chiêm bái Trung Hoa. Trong Phật Quốc Ký của Ngài Pháp Hiển vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên và Tây Du Ký của Ngài Huyền Trang thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên đều có đề cập đến Ramagrama. Chúng ta hãy đọc lại các hồi ký này:
Phật Quốc Ký – Pháp Hiển, Chương 23:

Rama [grama] và bảo tháp của nó.

Phía Đông của nơi Đức Phật đản sinh [Lumbini] ở khoảng cách 5 do-tuần có một vương quốc gọi là Rama. Vua của nước này đã được chia một phần xá-lợi Phật, mang về nước an trí và xây một bảo tháp bên trên, đặt tên là Bảo tháp Rama. Bên cạnh bảo tháp có một cái hồ, trong hồ có một vua rồng thường xuyên canh giữ bảo tháp và cúng dường xá-lợi cả ngày lẫn đêm.

Tây Du Ký – Huyền Trang, Quyển thứ  sáu, Phần 3:
3) Nước Lam Ma (Rama) bây giờ đã hoang phế không còn dấu vết gì, thành ấp đã đổ nát xiêu vẹo, người dân thưa thớt. Thành xưa ở phía đông nam có một Bảo Tháp lợp ngói cao gần 100 chi [Chi = gang tay, 100 gang tay vào khoảng 20m – chú thích của NP].


  Sau Ngài Huyền Trang không có thêm bất kỳ ghi nhận nào về Ramagrama. Lịch sử và nơi tọa lạc của Ramgram bị rơi vào quên lãng.

IV – TÁI KHÁM PHÁ BẢO THÁP RAMAGRAMA

  Hơn 1000 năm trôi qua, vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, trong cơn sốt nhằm tái khám phá các Phật tích ở Ấn Độ của những nhà nghiên cứu lịch sử, các “nhà khảo cổ” – thực chất là những kẻ cướp lăng mộ Tomb Raider, những kẻ hám danh muốn ghi tên vào lịch sử bằng những phát hiện chấn động… các “nhà khảo cổ” chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp của Anh sau khi càn quét Ấn Độ đã bắt đầu lấn bước sang biên giới Nepal.
  Tại Nepal, vào thời điểm ấy có một dòng họ quý tộc nắm hết quyền bính vượt cả quyền vua – dòng họ Jung Bahadur Shumsher Rana, gọi tắt là Rana. Họ tộc này thực hiện liên tiếp những vụ thảm sát đẫm máu trong cung đình hoàng gia Nepal để chiếm giữ quyền lực thực sự qua danh vị Thủ tướng truyền đời biến nhà vua thành kẻ bù nhìn trong suốt 100 năm.
   Giai đoạn hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, do tranh đoạt quyền bính trong gia đình, Tướng Khadga Shumsher Rana bị em ruột mình đày đi làm Phó vương Tansen-Palpa cai quản vùng Tarai vốn là vùng rừng thiêng nước độc vào thời điểm ấy.
   Khadga Shumsher Rana là một người có tài lại rất quyết tâm hấp thụ văn hóa Tây phương, nhất là Anh Quốc, có thể coi như người có học vấn Tây phương tốt nhất Nepal lúc ấy. Tiếp xúc, giao du rộng rãi với giới chính trị và học giả của thực dân Anh tại Ấn Độ, ông ta có tham vọng trở thành người đứng đầu Nepal trên mọi lĩnh vực một ngày nào đó. Khi cơn sốt khảo cổ Phật giáo cổ đại bùng lên khắp Ấn Độ, tướng Khadga cũng chớp lấy thời cơ, mong gắn tên mình vào một sự kiện chấn động thế giới nhằm đánh bóng tên tuổi, chuẩn bị cho cuộc mưu bá đồ vương ở Nepal. Chính ông chứ không phải Tiến sĩ Fourer là người tái khám phá Lumbini và tìm ra cột đá Asoka ở đấy [Xin có một bài viết riêng về scandal này sau]. Khadga cũng chính là người tìm ra hai trụ đá Asoka khác ở quê hương Đức Phật Thích Ca tại Gotihawa và Tilaurakot.  
   Tháng Hai 1889, tướng Khadga mời hai nhà khảo cổ của chính phủ Anh Quốc thuộc địa tại Ấn Độ đến thăm một khu vực khảo cổ mới mà ông ta đang khai quật. Nhận lời mời, ngày 11/02/1889 Tiến sĩ Hoey và Bác sĩ Waddell tháp tùng Tướng Khadga Shumsher Rana từ Lumbini đi về hướng Đông Bắc đến làng Saina-Maina (ngày nay đặt tên lại là Devadaha), 56km về phía Đông Bắc Lumbini. Tướng Khadga đã tìm thấy 1 tượng Phật nhỏ và một pho tượng phụ nữ đang cho con bú tại khu vực này, làm cho ông ta tin rằng ông đã tìm ra Devadaha, thành phố thủ đô của người Kolya, nơi Hoàng hậu Maya Devi nằm mơ thấy một con voi trắng nhập thai vào bụng bà và cũng là nơi Thái tử Siddhartha đã trải qua những tuần đầu tiên tại nhà ông ngoại là Vua Suprabuddha.
    Tiến sĩ Hoey đồng ý với lý thuyết của Tướng Khadga rằng con sông chảy ở phía Tây làng Saina-Maina chính là con sông cổ đại Rohini – biên giới tự nhiên giữa hai vương quốc Sakya và Kolya. Trong thời gian lưu lại làng Saina-Maina, Tiến sĩ Hoey được Tướng Khadga cho biết rằng dân địa phương có đề cập đến một gò đất tên là Bhaghaura. Vốn là một học giả về ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại và nhất là lịch sử Phật giáo cổ đại, Hoey có linh tính rằng cái gò đất đó chính là bảo tháp Ramagrama tại địa phương có tên gọi nguyên thủy là Byaghapura. Đối chiếu với những ghi chép của các nhà chiêm bái Trung Hoa : cà hai đều đi về hướng Đông từ Lumbini đề đến Ramagrama, Hoey đề xuất ý tưởng rằng cái gò đất Bhaghaura chính là phần di tích còn sót lại của bảo tháp Ramagrama.
Giao lộ  Parasi, nơi Dr. Hoey định hướng để tìm đến Bhaghaura


Sông Rohini, biên giới tự nhiên giữa Sakya và Kolya

Đường về Ramgrama

Giao lộ đánh dấu lối rẽ vào Ramagrama đang xây dựng năm 2011

Cổng chào vào Ramagrama đang xây dựng năm 2011
  Hai ngày sau, Tiến sĩ Hoey chào từ biệt Tướng Khadga để quay về Ấn Độ – Bác sĩ Waddell đã đi Kapilavastu mấy ngày trước đó. Hoey đi theo hướng Đông Namđể đến một cái chợ nhỏ tên Parasi. Cách 7km phía Nam của thị trấn, Tiến sĩ Hoey xúc động nhìn thấy trên bờ con sông Jhalari ngự một gò tháp rộng lớn và không bị xâm phạm. Với kinh nghiệm của một học giả và nhà khảo cổ Ấn Độ cổ đại, Hoey kết luận rằng đó chính là Bảo tháp của người Kolya tại Byaghapura.



Ramagrama trải qua 2000 năm chỉ còn là một gò đất hoang tàn



   Suốt nhiều thập niên sau đó Ramagrama lại nằm im không được chú ý bởi giới nghiên cứu khảo cổ trong và ngoài Nepal. Mãi đến năm 1964, nhà nghiên cứu S.B. Deo của Ấn Độ khảo sát khu vực này và ghi nhận nó là một gò đất đáng để khai quật khảo cổ.
  Năm 1972, Nhà khảo cổ Babu Krishna Rijal của Cục Khảo cổ Nepal và các viên chức của Lumbini Development Trust thăm viếng nơi này và thừa nhận đây chính là Ramgram căn cứ vào các đặc điểm địa lý cùng với các ghi chép của các nhà chiêm bái Trung Hoa.
 Năm 1997  một nhóm các nhà địa vật lý từ Đại học Bradford – Anh Quốc khảo sát khu vực này và tìm thấy một vài chứng tích khảo cổ bên dưới mặt đất xung quanh khu gò đất.


Tác giả tại Ramagrama năm 2009
   Các khảo sát thực địa vào những thập niên cuối thế kỷ 20 cho thấy rằng đó là một gò gạch cao 7m bị đất phủ kín trên bờ con sông Jharahi (một trong những nguồn của sông Hằng). Liệu đấy có phải là Bảo tháp nổi tiếng Ramagrama không thì chỉ có khai quật khảo cổ mới có thể xác định được.
(Còn tiếp)
Tháng 06/2012
NGUYỄN PHÚ
(Kỳ tới: Khai Quật Khảo Cổ Ramagrama đầu thế kỷ 21)

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

SẦU RIÊNG - TRÁI CÂY GÂY NGHIỆN


-->
SẦU RIÊNG – TRÁI CÂY GÂY NGHIỆN

Sáng nay Chúa Nhật, trời mưa. Kéo dài cơn lười của một ngày không làm việc từ chăn êm nệm ấm sang chiếc bàn gỗ mộc bên hiên nhà ngồi ngắm mưa rơi trong những giai điệu nhạc Pháp xinh xẻo già nua. Với một tách cà phê phin pha thật đậm không đường. Và một đĩa vài múi sầu riêng hạt lép.
  Uống cà phê đậm không đường với sầu riêng là khám phá ăn uống mới nhất của tôi. Nhấp một ngụm cà phê và dùng lưỡi đưa nó vài vòng trong miệng để vị cà phê đắng thấm đẫm vị giác. Rồi dùng chiếc muỗng nhỏ múc một muỗng sầu riêng thơm lừng nhấm nháp. Vị ngọt của sầu riêng không lấn át cà phê mà đẩy vị đắng gây nghiện của nó lên một tầng nữa, cũng như thế hương sầu riêng quyện với mùi cà phê tạo ra một hỗn hợp thúc giục người ta cứ phải hớp cà phê sau muỗng sầu riêng và nhấm nháp sầu riêng sau mỗi hớp cà phê liên miên bất tận… Nhưng hãy cố chế ngự mong muốn đó! Hãy để vị ngọt của sầu riêng đuổi theo vị đắng cà phê gần như tan nhòa trong cảm giác rồi hãy bắt đầu một nhịp thưởng thức mới. Ngã người dựa vào lưng ghế để thị giác thư giãn với những hạt nước long lanh nối nhau rơi xuống, thính giác trôi theo những giai điệu trữ tình, vị giác – khướu giác bị xâm chiếm bởi hai món đặc sản quê hương, cuối cùng, xòe bàn tay ra ngoài để những đầu ngón tay chạm vào cái lạnh trong lành của nước mưa… Còn phần thưởng quý giá nào hơn sau một tuần làm việc vất vả mệt nhọc?
  Giống như nhiều người khác, tôi nghiện thứ trái cây có bề ngoài xấu xí mang tên gọi theo tiếng Việt rất thơ. Bảy tám năm nay sống trên núi Himalayathèm sầu riêng đến khổ. Làm sao tìm ra “King of Fruits”   trên nóc nhà thế giới?
  (Còn tiếp)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

SAO LẠI LÀ BÒ ĐIÊN?

Những ""tác giả đặt hàng" tại Việt Nam đã sao chép một cách thảm hại hình ảnh Con Bò Điên của Mỹ để làm biểu tượng cho Thị Trường Hàng Hóa cao cấp nhất của nước Việt, Sao lại là Bò Điên?

Thị trường chứng khoán có thể coi như thị trường hàng hóa cao cấp nhất của một quốc gia. Thông thường người ta hay dùng hình ảnh thị trường chứng khoán để tượng trưng cho hình ảnh của nền kinh tế nước đó. Vì thế biểu tượng của thị trường chứng khoán ngoài giá trị thẩm mỹ còn mang tính tượng trưng cho tinh thần kinh doanh của giới doanh nhân quốc gia ấy.

   Không ai không biết đến pho tượng đồng nổi tiếng "Charging Bull" ở Wall Street, NY như là một biểu tượng của thị trường chứng khoán. Nhưng thật ra nó chính là kẻ không mời mà đến, một món quà không trông đợi cho giới tài chính Mỹ.   




-->
Pho tượng đồng nặng 3 tấn “Bò Tấn Công”, xuất hiện một cách bất ngờ vào lúc nửa đêm ngày 15/12/1989 tại Broad Street thuộc khu phố Wall New Yorktrung tâm tài chính của nước Mỹ. Đó là một món quà giáng sinh không mong đợi trị giá 400.000USD của nhà điêu khắc Arturo Di Modica gửi tới giới tài chính Mỹ. Ngày nay, người ta diễn giải ý nghĩa của pho tượng như là “biểu tượng cho sức mạnh và sự kiên cường của nhân dân Mỹ”.
  Chỉ cần chú ý đến thời điểm xuất hiện của Con Bò Điên này ngay sau thảm họa tài chính 1987 là có thể thấy ẩn ý của tác giả. Thật ra ý nghĩa ban đầu của tác giả chính là xỏ xiên giới tài chính như những con bò điên chỉ hùng hục lao tới chiến đấu với những kẻ thù tưởng tượng và tham lam vơ vét lợi nhuận bất kể cái giả phải trả như thế nào.
 Du khách bị lôi cuốn đến pho tượng này bởi giá trị nghệ thuật không thể chối cãi của nó. 


   Việt nam ta đang chập chững hòa nhập cùng thế giới, và đã có thị trường chứng khoán. 
 Đến Sở giao dịch TPHCM, ngay bên tay phải lối vào là một pho tượng hoa cương mô tả một con bò điên đang tấn công một con gấu đã té ngồi trên mặt đất.


      Hình tượng bò điên này sao chép một cách lố lăng, quê kệch ý tưởng của  Arturo Di Modica và dĩ nhiên hạ thấp một cách thảm hại giá trị tinh thần của tác phẩm gốc. Về mặt tư tưởng, đánh kẻ đã té tượng trưng cho tính "không quân tử" - tác giả muốn nhắn nhủ người chơi chứng khoán Việt Nam điều này hay muốn móc máy họ?

  Ra thăm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nằm ở vị trí vàng ngay giữa trung tâm, đối diện với Nhà Hát Lớn "the place must see" của du khách ngoại quốc, lại cũng bắt gặp một pho tượng bò điên bằng đá hoa cương bóng loáng,


  Pho tượng chễm chệ một mình giữa đại sảnh mênh mông. Du khách phì cười khi thấy pho tượng sang trọng ấy ngự trên một tấm palette bằng gỗ tạp hết sức rẻ tiền, giống như một người mặc áo gấm với quần tà lỏn. Cũng với một tư thế điên cuồng, hùng hục xông vào kẻ thù tưởng tượng, con bò điên mập ú này của Hà Nội lại phản tác dụng, làm cho người xem phấn khích thì ít mà buồn cười khỏi cần bước sang đường xem hài kịch.

   Không biết ai là "tác giả đặt hàng" cho những biểu tượng của sức mạnh kinh tế của nước ta. Đầu óc nghèo nàn đến mức lười biếng. Chưa kể nếu xét về mặt phong thủy, đấy là những điềm gở cho tài chính Việt Nam (tiểu nhân, đầu óc ngu si tứ chi phát triển - ngu như bò ... điên mà, rồi lại mập ú như mèo Đô RêMon làm sao năng động trên thị trường?).

  Sao ta lại không dùng hình tượng đôi trâu chọi Đồ Sơn?
  Dân tộc - Hiện Đại và Sáng tạo!

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

NGUY CƠ XUNG ĐỘT TIỀM ẨN Ở TÂY TẠNG


Biểu tình đòi tự trị ở Tibet (hình từ Internet)
-->-->
Trung Quốc đã đóng cửa Tây Tạng (Tibet) đối với người nước ngoài (kể cả du khách) ngay trong mùa cao điểm du lịch Himalayahàng năm. Nguyên nhân trực tiếp là do các vụ tự thiêu của các tu sĩ và dân thường Tây tạng đã lan từ Trung Nguyên lên đến Thủ phủ Lhasa của Tibet. Thật ra nguyên nhân của vấn đề Tibet có gốc rễ sâu xa hơn. Bài viết sau đây của TTXVN phân tích khá rõ vấn đề Tibet, xin giới thiệu đến các bạn.

NGUY CƠ XUNG ĐỘT TIỀM ẨN Ở TÂY TẠNG

Tài  liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 8/6/2012
TTXVN (Angiê 4/6)
Chính sách đồng hóa không khả thi
Vào thời kỳ đảo lộn xã hội và kinh tế diễn ra nhanh chóng, ngoài những mâu thuẫn trong phát triển, Trung Quốc còn phải tìm cách thích ứng với sự đa dạng sắc tộc trong chính dân tộc mình. Tại phương Tây, người ta cảm nhận được tầm quan trọng mà Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc dành cho vấn đề hội nhập của các cộng đồng ngoại lai tản mác. Nhưng chuyên gia các vấn đề quốc tế Francis Dahou của tạp chí “Tin Trung Hoa” cho rằng Bắc Kinh vẫn không ý thức được vấn đề sắc tộc có tầm quan trọng như thế nào đối với họ về phương diện chính trị.
Tây Tạng và Tân Cương hiện đang là chủ đề thời sự với các vụ tự thiêu liên tiếp xảy ra do không thấu hiểu về văn hóa và tôn giáo, trong bối cảnh người Hán tự cho mình là người kế tục lịch sử xuyên suốt. 



Cội rễ văn hóa đó có từ thời các triều đại Hạ, Thương và Chu cổ xưa – từ năm 2200 đến năm 481 trước Công nguyên – đến Khổng Tử, rồi Đế chế Tần đầu tiên đã đặt tên cho nước Trung Quốc ngày nay, sau đó là nhà Hán – đế chế đầu tiên tiến hành bành trướng ở châu Á.
Nhưng cũng có nhiều sắc tộc thiểu số khác nói các thứ tiếng khác nhau và lấy chuẩn mực từ các truyền thống lịch sử và văn hóa khác. Các thiểu số người này chỉ chiếm khoảng 7% dân số Trung Quốc, một tỷ lệ không lớn nhưng có số người cũng gần bằng dân số Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Hơn nữa, các thiểu số người đó chiếm tới gần 50% số dân sống trên một số vùng lãnh thổ rộng hơn 1/2 diện tích Trung Quốc.
Các không gian sinh sống của các sắc tộc thiểu số khác nhau chạy từ tỉnh Tân Cương, giáp với vùng Trung Á và giàu nguồn năng lượng và khoáng sản, đến vùng cao nguyên rộng lớn Tây Tạng bao gồm không chỉ tỉnh tự trị mà cả vùng Thanh Hải và các vùng có đa số dân là người Tây Tạng sinh sống hiện đã bị thôn tính thuộc các tỉnh Cam Túc và Tứ Xuyên, ở phía Tây-Nam, những thiểu số người này sống rải rác tới tận vùng giáp với Vân Nam và Quảng Tây liền kề với tỉnh Quảng Đông. Ba tỉnh này có tới hơn 40 triệu người không phải người Hán mà thuộc các thiểu số người còn ít được biết đến ở ngoài Trung Quốc, là Naxi, Di và Thái.
Vào thời kỳ lộn xộn, cũng không phải xa lắm, do kình địch giữa các thủ lĩnh chiến tranh, từng mảng lãnh thổ của Trung Quốc bị kiểm soát bởi các thủ lĩnh phe phái có khi không thuộc dân tộc Hán chiếm đa số. Trong bối cảnh chính trị và văn hóa trong đó khả năng bảo đảm có được sự thống nhất tập trung của cả nước vẫn là một trong những yếu tố đánh dấu tính hợp pháp của chính quyền, thực tế sắc tộc – vấn đề mà Đảng cộng sản Trung Quốc luôn ghi nhớ – là lý do khiến các nhà lãnh đạo nước này lo ngại trước nguy cơ làn sóng ly khai lan rộng, đồng thời thúc đẩy họ quyết tâm đè bẹp làn sóng đó mà không chùn tay.
Trong lịch sử gần đây, lời giải đáp cho các mối đe dọa chia rẽ có nguồn gốc sắc tộc không còn như trước. Vào giữa những năm 1980, Hồ Diệu Bang, lúc đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nổi lên với những ý tưởng rất không phù hợp với trào lưu lúc đó về vấn đề Tây Tạng. Ông ra lệnh giảm bớt số viên chức người Hán làm việc ở tỉnh này và buộc những người ở lại công tác phải học tiếng Tây Tạng. Đối với vị cựu Tổng bí thư theo khuynh hướng tự do này, muốn cải thiện tình hình ở Tây Tạng trước hết phải tăng ngân sách dành cho tỉnh này, cải thiện điều kiện giáo dục và, đặc biệt là phải đổi mới văn hóa Tây Tạng.
Một số chiến lược được thực hiện đối với các tỉnh có đông dân từ bên ngoài đến, chủ yếu là Tây Tạng và Tân Cương, hai vùng mang đậm dấu ấn văn hóa và tôn giáo riêng, cũng là nơi liên tiếp nổ ra bạo loạn trong thời gian gần đây. Nhưng từ khi Hồ Diệu Bang bị phế truất vào năm 1987, các chính sách này chỉ dựa trên hai trụ cột chính là dùng cảnh sát để kiềm soát và đàn áp khốc liệt các nhân vật ly khai, cộng với phát triển kinh tế-xã hội. Chính sách thứ hai được hỗ trợ bằng một chính sách khác là ồ ạt đưa dân từ nơi khác đến. Tất cả đều nằm trong chiến lược phát triển miền Tây, với một trong những hệ quả là dần dần đảo ngược cán cân sắc tộc.
Khái niệm này không phải không có lôgích, vì đó là bảo đảm cho chính sách “Hán hóa” từng bước, được củng cố bằng việc ồ ạt đưa người Hán đến định cư, đồng thời được hỗ trợ bằng những tiến bộ về vật chất và xã hội, cộng với sự cộng tác của giới tinh hoa địa phương khi họ có thể được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo trong tỉnh để đổi lấy việc phải trung thành với Đảng.
Phải nói rằng ở Tây Tạng, chiến lược này cho đến nay không mang lại kết quả mong muốn. Trong khi Trần Toàn Quốc, người đứng đầu Đảng bộ Lhasa, cam kết tiến hành “cuộc chiến chống phá hoại mang tính ly khai”, ít nhất cũng có thể nói rằng lòng tin giữa một bộ phận lớn trong dân chúng ở Tây Tạng và Chính quyền trung ương Bắc Kinh, đã không còn. Từ một năm nay, ít nhất 23 người – nhà tu hành hay thành viên xã hội dân sự – đã tự thiêu và phần lớn trong số đó đã chết.
Nhiều người Tây Tạng không ủng hộ hành động tự thiêu mà họ cho là quá khích hay thiếu suy nghĩ và áp lực của chính quyền khiến nhiều nhà tu hành mất hy vọng. Một số khác không phủ nhận chính sách của Bắc Kinh mang lại điều tốt lành cho dân chúng ở vùng cao nguyên này. Nhưng không phải vì thế mà giới tu hành không bị cảnh sát và cán bộ địa phương hành hạ và hiện dường như bị dồn đến chỗ tuyệt vọng cùng cực. Sau vụ nổi loạn ở Lhasa năm 2008, Vương Lực Hùng, nhà văn li khai, cáo buộc Đảng cộng san Trung Quốc gây ra mối đe dọa chết người đối với Phật giáo dòng Đạtlai Lạtma”.
Mới đây, Chính quyền Trung Quốc do sợ bạo loạn bùng nổ đã ép buộc hàng trăm nhà tu chuyển đi nơi khác trong khi các hiệp hội ủng hộ Tây Tạng cáo buộc cảnh sát bắn chết hai người dân Tây Tạng và làm bị thương một chục người khác trong một cuộc biểu tình ở huyện tự trị Seda vào ngày 24/1. Chính quyền địa phương nói họ phản ứng trước hành động xâm phạm nhằm vào các đồn cảnh sát. Đó là điều không thể không xảy ra trong tình hình ngày càng căng thẳng và nặng nề do cảnh sát kiểm soát nghiêm ngặt và có thể lại nổ ra sự kiện như hồi tháng 3/2008 tại Lhasakhi người Tây Tạng nổi dậy tấn công người Hán.
Thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, Đạtlai Lạtma, nhân vật thường bị Chính quyền Bắc Kinh nghi ngờ gây ra các vụ lộn xộn ở Tây Tạng, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành “diệt chủng văn hóa” và qua đó khẳng định chính sách đàn áp của Chính quyền Bắc Kinh là nguyên nhân gây ra tình hình trên. Ông cho rằng có tới 400 người Tây Tạng bị chết trong các cuộc đàn áp và hơn 2.000 người khác bị bắt sau các vụ bạo loạn.
Bắc Kinh bác bỏ lời cáo buộc trên và nhấn mạnh rằng những gì chính quyền thực hiện ở Tây Tạng đã nâng cao đáng kể mức sống của dân chúng. Bắc Kinh cũng nhắc lại rằng năm 1951, chính Đạtlai Lạtma đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, về phần mình, Đạtlai Lạtma thường xuyên bác bỏ việc Bắc Kinh cáo buộc ông đòi độc lập và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho Tây Tạng tự trị ký năm 1951.
Biểu tình đòi tự trị ở Tibet 2012 (hình từ Internet)


Vấn đề ở đây là rạn nứt về vãn hóa và không hiểu nhau là có thực và trở thành yếu tố rất nhạy cảm đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi lẽ trong vấn đề Tân Cương, hình ảnh của Đảng bị xấu đi do không tin đạo Hồi, trong khi Tây Tạng, theo dư luận phương Tây, lại cho thấy hình ảnh tích cực và điềm tĩnh của một tôn giáo có một trong những đặc tính là chủ trương kiểm soát thể lực và tinh thần bằng thiền.
Có người nói rằng phương Tây ủng hộ Tây Tạng quá mức, rằng Đảng cộng sản đã đưa vùng cao nguyên này khỏi tình trạng lạc hậu như thời Trung cổ và khỏi một xã hội phong kiến bị các nhà tu hành nô dịch và bị xáo động bởi tình trạng kình địch chết người giữa các giáo phái, rằng số tiền đầu tư khổng lồ mà Bắc Kinh rót vào đây đã thúc đẩy nhanh quá trình xóa nạn mù chữ, mở rộng diện bảo hiểm y tế và đưa một bộ phận dân chúng thoát khỏi nghèo khổ. Những người này đã không lầm.
Nhưng bộ máy “Hán hóa” mà người Tây Tạng coi là cách để buộc xã hội Tây Tạng phải tuân thủ “chuẩn mực Trung Hoa”, đang bị trục trặc. Cú sốc giữa các lối sống và các nền văn hóa mạnh đến mức tuy có được tiên bộ không thể phủ nhận trong phát triển theo kiểu Trung Hoa, song tâm lý tức giận bộc lộ trong bối cảnh cơ chế phối hợp và đối thoại, đáng lẽ phải cho phép “kiểm soát” được sự khác biệt, bất đồng và hành động xâm hại, lại hoạt động rất không trơn tru.
Mặc dù Bắc Kinh nỗ lực xóa bỏ nạn mù chữ, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe của dân chúng ở Tây Tạng và đưa họ vào tiến trình phát triển, họ vẫn coi chính sách của chính quyền trung ương là nhằm buộc họ phải tuân thủ “chuẩn mực Trung Hoa”. Đối với các tổ chức hoạt động vì Tây Tạng tự do, chuẩn mực Trung Hoa càng không thể chấp nhận được vì từ năm 2006, tuyến đường sắt cao nhất thế giới hoàn thành và chạy từ Bắc Kinh qua Tây Ninh và Golmud đến Lhasa chỉ mất 48 tiếng đồng hồ, là yếu tố gia tăng sự di cư của người Hán đến vùng này. Theo Đạtlai Lạtma, tỷ lệ người Hán ở Tây Tạng có thể lên quá 50% dân số vùng này.
Hiệu quả của cơ chế đó, trên thực tế, còn bị hủy hoại bởi sự nghi ngại từ cả hai phía, bởi những ý định không rõ ràng, bởi nỗi sợ làn sóng ly khai lan rộng, bởi lập trường cố hữu, trong đó tồi tệ nhất là quan điểm cho rằng Đạtlai Lạtma là một nhân vật ly khai nguy hiểm trong khi ông chỉ đòi tôn trọng thỏa thuận 17 điểm được ông ký với Mao Trạch Đông vào năm 1951.
Về tương lai của Tây Tạng, người ta không thể không nhận thấy sự khác biệt sâu sắc giữa quan điểm của Bắc Kinh và chính phủ Tây Tạng lưu vong. Đồ Thanh Lâm, Chủ tịch ủy ban Mặt trận thống nhất thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, từng nhắc lại sự khác biệt này khi nói rằng vấn đề ở đây “không phải là làm cho Luật cơ bản đi trệch hướng”. Theo ông, “ý tưởng về một vùng ‘Đại Tây Tạng’ và ‘quyền tự trị rộng rãi’ là trái ngược với Hiến pháp và chỉ có thể mở lại thương lượng nếu Đạtlai Lạtma bỏ hoàn toàn các ý tưởng đó”.
Thực tế là không dễ hàn gắn được rạn nứt sâu sắc giữa một bên là người Hán, vốn là những nông dân kém hiểu biết sống ở vùng đồng bằng, và bên kia là người Tây Tạng, Vốn là người du mục sống ở vùng núi cao và, ở các vùng nông thôn, dành tới 60% thời gian cho mối quan hệ với tu viện. Cuộc sống nặng về tâm linh như vậy, theo một số nhà quan sát có thể là tàn dư của quá khứ, không có chỗ đứng ở Trung Quốc, nơi chủ nghĩa thực dụng của người Hán bó chặt trong đạo Khổng cứng nhắc, thắng thế và ca ngợi ban lãnh đạo chính trị trung ương cũng như chính sách hiện đại hóa về phương diện vật chất. Lòng sùng đạo Phật và đạo Thiên chúa hồi sinh ở Trung Quốc, nhưng bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và theo dõi các tín đồ.
Làn sóng tự thiêu đòi tự trị

Vụ tự thiêu trước đền Jokhang - Lhasa (hình từ Internet)
Hai nhà sư Tây Tạng vừa tự thiêu trước đền Jokhang tại Lhasa thuộc vùng Tây Tạng. Lực lượng an ninh Trung Quốc đã nhanh chóng đưa hai nhà sư đi nơi khác và dọn sạch địa điểm này. Đây là vụ tự thiêu đầu tiên xảy ra ngay trên vùng đất Tây Tạng, các vụ trước đây đều xảy ra ở các tỉnh khác, chẳng hạn như Tứ Xuyên. Theo ông Pierre Haski, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, làn sóng tự thiêu để phản kháng chính quyền từ Thiên An Môn đã lan đến Tây Tạng và các vụ tự thiêu nối tiếp nhau và hình ảnh về các sự kiện này để lại những dấu ấn mà Chính quyền Bắc Kinh không thể xóa được.

Ngày 21/10/2011, một người Trung Quốc tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn, trước bức chân dung Mao Trạch Đông khổng lồ. Một du khách Anh chụp được ảnh và bức ảnh này được đăng trên tờ “Daily Telegraph of London”. Wang, tên người đàn ông tự thiêu, muốn bằng hành động tuyệt vọng của mình phản đối bản án dân sự mà ông phải là “nạn nhân”. Nhưng đối với Bắc Kinh, vụ này “không có gì là chính trị”. Vụ việc xảy ra ở ngay giữa Bắc Kinh, nhưng phải 26 ngày sau mới được công bố. Từ 10 năm nay, đây là vụ tự thiêu đầu tiên tại nơi được coi là biểu tượng của Trung Quốc và cũng là nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng của nước này. Cách đây 10 năm, hai thành viên Pháp luân công đã chết sau khi tự thiêu tại đây để phản đối đàn áp đối với giáo phái này. Từ đó đến nay, quảng trường Thiên An Môn được canh gác cẩn mật hơn.
Cũng vào cuối năm 2011, một phụ nữ 81 tuổi đã chết vì tự thiêu tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, để phản đối chính quyền dỡ nhà mình. Một số khác cũng hành động tương tự để phản đối chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người dân bất bình ở trong nước.
Nhưng ở Tây Tạng, làn sóng tự thiêu để phản kháng diễn ra ở quy mô lớn hơn. Trong năm 2011, xảy ra 11 vụ, chủ yếu là các nhà tu hành, để phản đối sự chiếm đóng của Chính quyền Bắc Kinh. Theo các hãng tin phương Tây, từ tháng 3/2011 đến nay, ít nhất 34 nhà tu hành Tây Tạng tự thiêu. Phần lớn trong số họ chỉ dưới 20 tuổi và 13 người trong số đó đã chết.
Từ tháng Giêng đến nay, tình hình ở Tây Tạng ngày càng xấu đi giữa dân chúng và chính phủ. Ngày 3/2, tại huyện sắc Đạt, phía Tây tỉnh Tứ Xuyên, vụ tự thiêu của 3 mục đồng tạo thêm áp lực đối với bắc Kinh. Một trong số đó chết, còn hai người bị thương nặng, sắc Đạt nằm ở vùng núi giáp với Tây Tạng, từ tháng Giêng nổ ra cuộc đối đầu giữa người biểu tình Tây Tạng và cảnh sát. Theo các tổ chức ủng hộ Tây Tạng, 7 người biểu tình chết và hàng chục người khác bị thương. Nhưng hãng thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xã khẳng định chỉ có một người chết khi cảnh sát có hành động phòng vệ chính đáng trước những người biểu tình.
Bắc Kinh định phong tỏa thông tin tù; Tây Tạng và các vùng có người Tây Tạng sinh sống. Internet và điện thoại gần như bị cắt. Mọi con đường dẫn đến các vùng có biểu tỉnh ở Tứ Xuyên, Tây Tạng và các vùng khác có người Tây Tạng sinh sống, đều bị cảnh sát lập trạm kiểm soát chặn lại. Báo chí cũng không được phép đến đây. Tuy nhiên, cũng có lúc Bắc Kinh buộc phải nhượng bộ và đưa ra một số lời giải thích. Tuy chậm hai hoặc ba ngày, song những điều được Bắc Kinh nói ra khẳng định biểu tình là có thật và chính thức thừa nhận có người chết.
Jamphel Yeshi, 27 tuổi, tự thiêu vào tháng 3/2012 tại Dehli trong khi Hồ Cẩm Đào đến thăm Ấn Độ (Hình từ Internet)

Điều quan trọng, theo bà Prancoise Pommeret, nhà Tây Tạng học và Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), là xác định bối cảnh diễn ra các sự kiện đó mới hiểu được những gì thực sự đang diễn ra hiện nay. Các cuộc biểu tình tuyệt vọng này chủ yếu nổ ra ở các tỉnh có người Tây Tạng sinh sống. Phần đông dân chúng Tây Tạng coi vùng đất của họ thuộc “Đại Tây Tạng” chiếm tới 25% diện tích của Trung Quốc. Các vùng thuộc huyện Aba và tu viện Kitri ở Tứ Xuyên, nơi xảy ra 8 trong tổng số 11 vụ tự thiêu, bị canh sát kiểm soát ngặt nghèo khiến giới tu sĩ trở lại phản kháng từ ba năm nay.
Đối với Bắc Kinh, các vụ tự thiêu và các cuộc biểu tình là sự lăng nhục đối với chính quyền và đàn áp khốc liệt. Theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, 300 nhà tu thuộc tu viện Kitri hiện không có tin tức gì, có thể đã bị chính quyền cầm tù. Để người phản kháng không có cơ hội tập họp nhau lại, Chính quyền Bắc Kinh ra lệnh thật hạn chế đi lại giữa các vùng khác nhau của Tây Tạng, khiến nhiều vùng bị cô lập như ở Thạch Cừ hay Lhasa. Ngoài vấn đề thiếu quyền tự do văn hóa và tôn giáo, những người biểu tình còn tố cáo các ‘”chiến dịch cải huấn” do chính quyền tiến hành. Các nhà tu hành buộc phải tuyên bố công khai từ bỏ Đạtlai Lạtma và khẳng định trung thành với Trung Quốc do bị uy hiếp và đe dọa. Các “nhóm công tác” của chính quyền thường xuyên đến các tu viện để tìm kiếm và phát hiện dấu hiệu của tâm lý bất bình. Khu nhà ngủ của các tu sĩ thường xuyên bị lục soát. Những người phản đối có thể bị hành hung, thậm chí bị giết. Từ năm 2007, người Tây Tạng không được phép làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc thậm chí còn quyết định không cho phép du khách nước ngoài đến vùng tự trị Tây Tạng cho đến cuối tháng Ba vừa rồi. Các biện pháp này cho thấy Chính quyền Bắc Kinh phần nào nóng vội.
Nhiều vụ tự thiêu xảy ra trong khi tự vẫn về nguyên tắc bị cấm trong Phật giáo Tây Tạng. Hiện tượng đó cho thấy rõ mức độ tuyệt vọng trong các cộng đồng người Tây Tạng, đặc biệt là trong số thành viên tăng lữ Phật giáo sống ở vùng này. Các nhà hoạt động nhân quyền và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, cho rằng chính sách thiển cận của Bắc Kinh là nguyên nhân dẫn đến hành động này. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giải quyết tận gốc thái độ thù hận của người Tây Tạng, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận.
Dù mang tính xã hội hay dân tộc chủ nghĩa, nỗi thất vọng của người tự thiêu phản bác những gì mà Chính quyền Bắc Kinh cho là “hài hòa” trong xã hội. Lobsang Sangay khẳng định tâm lý thù hận của người Tây Tạng tăng lên sau khi cuộc bạo loạn tháng 3/2008 bị chính quyền đàn áp. Những người biểu tình đòi giải phóng Tây Tạng và đưa lãnh tụ tinh thân Đạtlai Lạtma của họ trở lại. ít người dám bộc lộ suy nghĩ của mình, nhưng những ai đã nói ra đều có chung một tâm trạng: “Chúng tôi rất đau khổ trong lòng và khi không thể chịu đựng được nữa, chúng tôi sẽ thiêu cháy mọi thứ.”
Cuối tháng Giêng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc coi những người tự thiêu là “khủng bố” và cáo buộc Đạtlai Lạtma kích động hành động gây rối với mục đích ly khai. Thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng luôn tuyên bố muốn vùng đất này được hưởng tự trị, nhưng vẫn không muốn “cắt cầu” với Bắc Kinh. Lời kêu gọi của ông được xem như một lời cảnh báo: “Các vị sẽ không dập tắt được yêu sách chính đáng của người Tây Tạng, cũng không bao giờ thiết lập được ổn định ở Tây Tạng bằng vũ lực và ám sát. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề Tây Tạng và thiết lập hòa bình lâu dài là tôn trọng quyền của người Tây Tạng và đối thoại với họ.
Trong khi năm 2008, nhiều trí thức Trung Quốc tỏ thái độ phê phán chính sách của Nhà nước và đàn áp ở Tây Tạng, lần này ít người trong đó lên tiếng. Nổi lên trong số họ là Vương Lực Hùng, một nhà văn ly khai, chuyên gia về sắc tộc thiểu số. Ông cũng là người gắn bó về tinh thần với Tây Tạng vì có vợ Duy Sắc là người Tây Tạng. Bản thân bà cũng là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, và có bố là sĩ quan cao cấp Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và mẹ là người Tây Tạng.
Vương Lực Hùng đang tìm kiếm một chiến lược thích hợp hơn cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của người Tây Tạng. Trong một thông điệp lúc đầu được viết bằng tiếng Trung Quốc ngày 14/1 và đăng tải trên blog của người vợ, rồi ngày 20/1 được tung lên mạng Tibetan Political Review, Vương Lực Hùng nói về ý nghĩa của các vụ tự thiêu, vai trò của Đạtlai Lạtma và chính phủ Tây Tạng lưu vong, cũng như đường lối cần theo để thực hiện mục tiêu chính trị là nền tự trị cho Tây Tạng.
Theo nhà văn ly khai này, nghịch lý là các vụ tự thiêu, vốn là hành động bạo lực đã đạt đến giới hạn cuối cùng của phi bạo lực, đòi hỏi phái có lòng dũng cảm vượt bậc, song do thiếu chiến lược nên trở thành hành động phung phí năng lượng. Do bản chất của chính quyền độc tài Trung Quốc, với cơ cấu cứng nhắc và lôgích quan liêu lạnh lùng và nhẫn tâm, rất ít khả năng các vụ tự thiêu khiến Chính quyền Bắc Kinh động lòng.
Đối với Vương Lực Hùng, điều cấp thiết là hướng năng lượng đó vào một mục tiêu thực tế hơn chứ không thể chỉ trông chờ hoàn toàn vào hành động cua Đạtlai Lạtma. Chính phủ Tây Tạng lưu vong cũng không thể chỉ đưa ra tuyên bố suông. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tính đến một chiến lược và công bố cho người dân Tây Tạng biết. Theo Vương Lực Hùng, cần phải nói với họ những gì họ cần làm. Nếu biết được mình có thể làm hay không thể làm cái gì, họ sẽ tiếp tục sống hơn là hy sinh cuộc sống của mình với hy vọng được báo chí quan tâm, dù chỉ là nhất thời.
Đề xuất của Vương Lực Hùng nhằm mục đích truyền bá quyền tự trị trong toàn tỉnh và xuất phát từ ví dụ gần đây ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông. Mỗi gia đình ở đây đều có đại diện trong hội đồng ủy quyền để bầu ra Hội đồng làng. Hội đồng này giữ gìn trật tự và bảo đảm hoạt động của cộng đồng kể cả sau khi chính quyền rút đi và đồn cảnh sát đóng cửa. Một tờ báo Hồng Công gọi Hội đồng làng Ô Khảm là tổ chức dân cử đầu tiên được chính phủ thừa nhận.
Tuy nhiên, Vương Lực Hùng băn khoăn về tính thực tế của loại hội đồng này ở Tây Tạng, nơi mọi ý đồ tự trị của làng sẽ bị coi là mưu đồ ly khai và bị bóp chết từ trong trứng bằng đàn áp. Ông cho rằng những gì người Trung Quốc được phép làm đều bị cấm ở Tây Tạng. Nhưng người Tây Tạng đã không sợ tự thiêu thì họ không còn sợ cái gì khác nữa.
Mọi lập luận của nhà văn ly khai Vương Lực Hùng và những người Tây Tạng thuộc phái ôn hòa đều căn cứ vào quyền tự trị của tỉnh này được ghi trong Hiến pháp, về vấn đề này, có thể nói đến sự trái ngược giữa tình trạng căng thẳng; và bế tắc hiện nay với thời khi Chính phủ Trung Quốc ý thức được tình hình và đưa ra những biện pháp thực thụ để thực hiện. Chuẩn mực được đưa ra bởi cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang, là một chính sách đáng lưu ý, nhưng chỉ là nhất thời.
Nội dung kế hoạch của Hồ Diệu Bang được nêu trong báo cáo năm 1994 do Vương Nghiêu, lúc đó là trợ lý của Hồ Diệu Bang, soạn thảo. Báo cáo này nói về sứ mệnh tại Tây Tạng của một nhóm công tác do Hồ Diệu Bang dẫn đầu và được Robert Bamett và Shirin Akiner đăng tải trong cuốn sách “phản kháng và cải cách ở Tây Tạng”.
Trong tài liệu đó, Vương Nghiêu nhấn mạnh ngoài lời hứa hẹn phát triển giáo dục, y tế và nông nghiệp mà ông cho là quá lạc hậu, Hồ Diệu Bang đưa vào danh sách các nhiệm vụ cần được ưu tiên đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng là “để cho người Tây Tạng được toàn quyền thực hiện quyền tự chủ của mình ở toàn vùng”. Đồng thời, Hồ Diệu Bang còn quyết định triệu hồi phần lớn cán bộ người Hán đang công tác tại vùng đất này.
Hai biện pháp này hoàn toàn ngược lại với mọi chính sách hiện nay của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều chuyên gia về vấn đề này cho rằng những bước thụt lùi này cộng với chiến lược đưa dân ồ ạt đến, tăng cường bộ máy đàn áp và mở rộng kiểm soát vùng đất này cũng như một số vùng có đông người Tây Tạng sinh sống, là nguyên nhân dẫn đến tình hình rối loạn hiện nay.
Liệu tình hình có dịu đi không? Theo chuyên gia Francoise Pommeret, việc Bắc Kinh chấm dứt các biện pháp hà khắc chống người Tây Tạng lúc này là điều không thể. Tình hình thậm chí có nguy cơ xấu đi và đó thực sự là ngõ cụt đối với cả hai phía./

(Nguồn: Blog anh Ba Sàm)

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Vì sao Trung Quốc bị thế giới oán ghét?

 
-->
Xin giới thiệu đến các bạn  bài viết của một học giả Trung Quốc, một cái nhìn từ bên trong Trung Quốc:
 Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị bao vây kìm kẹp, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí; Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều.

 Trong nền kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác "hận". Lý do tại sao?
Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?
Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí
Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ, đồng thời hy vọng nhận được sự bảo hộ che chở trong đó bao gồm toàn bộ tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ?
Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippinesđều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Thậm chí đến Việt Nam, đất nước đã từng bị Mỹ xâm lược và là nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc, cũng đều tìm kiếm sự bảo hộ từ Mỹ.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được.
Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ
Chúng ta ngày ngày đều tung hô bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ.
Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có.
Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom, chúng ta chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận.
Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), chúng ta cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, đồng bào của chúng ta, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm.
Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù.
Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù.
Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có.
Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề.
Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao.
Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức.
Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được.
Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không.
Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên MoscowSt Petersburg hay sao? Thời điểm hiện nay, nếu Philippineskhông tử tế thì đánh nước này một trận có gì là không thể?
Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng?
Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ.
Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào.
Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này.
Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không.
Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi".
Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"?
Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, "vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không"?
Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi".
Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không sợ sệt, không "hận" Trung Quốc được chăng?

Nguồn: Bài viết của giáo sưDiêu Thụ Khiết, Viện trưởng Viện Trung Quốc học đương đại, Đại học Nottingham, Anh, đăng trên báo Chiến lược Trung Quốc
Người dịch: Đinh Thị Thu
LINK GỐC: