Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Giải lại bài toán xuất khẩu gạo

 Đáng chú ý là hiện có dư luận về điều được gọi là ta tự trói ta trong việc xuất khẩu gạo khi có nhũng quy định quá khắt khe về quy mô năng lực của doanh nghiệp.

 Bài này từ Petrotimes:  http://www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/giai-lai-bai-toan-xuat-khau-gao.html

(Petrotimes) - Không mấy ai tính toán thật cẩn trọng và chính xác rằng, nước ta đạt được kết quả như thế nào và nông dân sẽ được gì  từ việc xuất khẩu gạo gia tăng hàng năm...
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, khối lượng xuất khẩu gạo đạt mức 928.175 tấn, trị giá FOB 398,560 triệu USD, trị giá CIF 415,776 triệu USD. Lũy kế khối lượng xuất khẩu trong 8 tháng đạt 5,101 triệu tấn, trị giá FOB 2,264 tỉ USD, trị giá CIF 2,320 tỉ USD. Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong tháng 8, khối lượng xuất khẩu gạo đạt mức 928.175 tấn, trị giá 415,776 triệu USD. Lũy kế khối lượng xuất khẩu trong 8 tháng đạt 5,101 triệu tấn, trị giá 2,320 tỉ USD.
Vậy là số liệu chưa chuẩn cần phải chỉnh. Tuy nhiên, tình hình thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong khi nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Philippines, Indonesia và Singapore.
Trở lại việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo Hiêp hội Lương thực Viêt Nam (VFA), trong giai đoạn 2006-2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị hơn 10,5 tỉ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt 2,663 tỉ USD. Theo VFA kết quả xuất khẩu gạo năm 2011. Theo đó, riêng năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,105 triệu tấn gạo, thu về 3,651 tỉ USD.
Xuất gạo tăng nhưng nông dân vẫn không thể có lãi 30%

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, trong 4 năm tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 6 triệu tấn/năm, nhưng thị trường sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung cấp mới. Nếu như trước đây, để bảo hộ ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước trong thu mua, xuất khẩu lúa gạo thì từ năm 2011 với việc tuân thủ cam kết WTO về mở cửa thị trường lúa gạo, các doanh nghiệp nước ngoài có thể trực tiếp tham gia thị trường lúa gạo Việt Nam. Thị trường thu mua, xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trong nước vốn đã nhiều cạnh tranh, nay lại đối phó với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn “chen chân” vào thị trường này.
Đáng chú ý là hiện có dư luận về điều được gọi là ta tự trói ta trong việc xuất khẩu gạo khi có những quy định quá khắt khe về quy mô năng lực của doanh nghiệp. Trong khi xét về năng lực thị trường và vốn, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể cạnh tranh, còn phần lớn doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đều thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay nước ta đang phấn đấu trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng không mấy ai tính toán thật cẩn trọng và chính xác rằng, nước ta đạt được kết quả như thế nào và nông dân sẽ được gì từ việc xuất khẩu gạo gia tăng hàng năm? Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu tăng thu nhập thực tế cho nông dân thì bản thân người sản xuất phải thâm canh, tăng vụ, thay đổi giống lúa và phải đầu tư vào năng suất lúa cao hơn. Ngoài ra còn phải tăng thuốc bảo vệ thực vật, tăng đầu tư phân bón…
Trong khi tại Thái Lan có diện tích đất lúa gấp 2,5 lần nước ta (10 triệu ha) và nước ta hiện chỉ cố gắng giữ bằng được 3,8 triệu ha đất lúa. Như vậy, điều mà ngành nông nghiệp nước ta hướng đến là lúa chất lượng cao. Tức là cần chuyển đổi giảm dần lúa gạo chất lượng kém sang chất lượng cao hơn. Cần phải tiếp cận vấn đề an ninh lương thực bền vững dựa trên an ninh quốc gia và đề cập cụ thể tới an ninh hộ gia đình. Theo dự đoán, thị trường lúa gạo năm nay đạt khoảng 30 triệu tấn tương đương khoảng 20 tỉ USD. Trong khi những ngành hàng khác, chẳng hạn là rau quả có thể mang lại nhiều giá trị cao hơn. Vì vậy phải giải lại bài toán xuất khẩu gạo.
Trong thời gian ngắn nữa một lượng lớn người nông dân khó có thể có việc làm từ dịch vụ và công nghiệp. Do vậy, nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính của nông dân trong thời gian dài. Vì vậy xử lý vấn đề an ninh lương thực hay tăng thu nhập cho người sản xuất cần được thực hiện nghiêm túc, bài bản. Xuất khẩu lương thực cần bảo đảm hiệu quả. Phát huy giá trị tổng hợp của lúa gạo không nhìn đơn thuần là vấn đề kinh tế như cà phê, hạt tiêu… mà cao hơn, phải tính đến việc hợp tác dài hạn với các nước thiếu gạo để nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.
Theo một kịch bản dự báo của các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam, đến năm 2030, chỉ với diện tích 3 triệu ha đất lúa, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu thì Việt Nam vẫn có dư thừa hàng triệu tấn gạo để xuất khẩu. Với xu thế tỉ lệ dân đô thị ngày càng cao, tiêu dùng gạo ngày càng giảm cộng với việc thị trường xuất khẩu gạo - vốn rất mỏng - bị thu hẹp thì nguy cơ Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng thừa về gạo là có thật.
Chính sách giữ đất lúa là đúng và cần thiết nhưng cần phải có chế tài rõ ràng. Chứ như hiện nay, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đang mải mê chạy theo sân bay, sân golt, khu công nghiêp, khu đô thị thì còn đâu đất để mà giữ? Hơn thế, dẫu có đất lúa nhưng người làm lúa vẫn nghèo khó bởi quy luật ngược “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” thì khó có thể cải thiện đời sống nông dân - một tiêu chí hàng đầu về xây dựng nông thôn mới.
Minh Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét