Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT- BÀI 2 : AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI? PHẦN I

THÍCH HUYỀN DIỆU -CHÂN TƯỚNG và SỰ THẬT - BÀI 2 
 
Lý Phong: Suốt hơn 10 năm nay, truyền thông Việt Nam lập đi 
lập lại những lời kể của Huyền Diệu về công đức phục hưng 
thánh địa Lumbini của ông ta và biến ông thành một thánh tăng. 
Đây là hai đoạn trích từ báo Công An Nhân Dân
của Trung Tướng Hữu Ước
và Doanh Nhân Saigon cuối tuần 
của Trần Trọng Thức:  
 
“Tôi đã rất may mắn khi được tiếp kiến với thầy Huyền Diệu - 
Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới trong một khoảng lặng 
thời gian giữa sự bận rộn, gấp gáp trong chuyến trở về Việt 
Nam lần này của thầy, để ra mắt bộ sách: "Lòng tri ân và sức
mạnh mầu nhiệm" và cuốn "Khi Hồng Hạc bay về và những điều 
mầu nhiệm".Cả hai cuốn sách do Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ 
Chí Minh ấn hành tháng 6/2008”
Trung Tướng Hữu Ước – Tổng Biên Tập Báo Công An Nhân Dân Việt Nam


Huyền Diệu và Trung tướng Hữu Ước
 

Bìa cuốn sách của Thích Huyền Diệu
“* Thầy đã dựng lều, phát nguyện ở lại Lâm Tỳ Ni ngay sau khi làm lễ động thổ chùa. Thầy đã xoay xở như thế nào khi mà chùa ở Bồ Đề Đạo Tràng chưa xây xong? - Nhiều người cũng can ngăn tôi không nên lưu lại. Một phần là vì nơi tôi dựng lều hoang vu, nhiều thú dữ như rắn, chó sói…, phần khác là do đi vội nên tôi chỉ kịp mang theo người có 60 USD. Nhưng đó chỉ là những khó khăn bước đầu. Phần lớn cư dân ở Lâm Tỳ Ni là người Hồi giáo và Ấn Độ giáo, vốn là quốc giáo của Nepal. Điều tôi lo ngại nhất là những phần tử cực đoan trong cộng đồng này sẽ gây phiền nhiễu cho đến chừng nào tôi chịu đựng không nổi và phải bỏ đi. Hàng ngày, tôi tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền, mong tìm ra một giải pháp tối ưu để có thể bảo vệ và phát triển Lâm Tỳ Ni. Ý tưởng biến Lâm Tỳ Ni thành một Liên Hiệp Quốc Phật giáo đã nảy ra trong đầu tôi. Tức là làm sao thuyết phục mỗi nước tự đứng ra xây một ngôi chùa ở Lâm Tỳ Ni. Ngoài ý nghĩa bảo vệ thánh địa, việc ngôi chùa của một nước tại Lâm Tỳ Ni sẽ khiến đất nước đó dần dà gắn bó với mảnh đất này. Nghĩ là làm, tôi quyết định thành lập một “Ủy ban sứ giả quốc tế” quy tụ một số anh em có tâm nguyện mong muốn Lâm Tỳ Ni phát triển đang làm việc trong các tổ chức quốc tế, phụ trách vận động các nước. Về phần mình, tôi cũng tận dụng triệt để mọi mối quan hệ để thuyết phục chính phủ một số nước và các tổ chức Phật giáo trên thế giới tham gia vào chương trình này.

Huyền Diệu “nổ” về công lao phục hưng thánh địa Lumbini của hắn

* Xin thầy cho biết hiện đã có bao nhiêu nước hưởng ứng lời kêu gọi của thầy? - Liên Hiệp Quốc Phật giáo Lâm Tỳ Ni hiện có 25 thành viên, và chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng. Việc xây dựng chùa của các nước đã khiến thánh địa hồi sinh. Từ một vùng đất lạc hậu, hiện nay Lâm Tỳ Ni đã có đường dây điện thoại trong nước và quốc tế, phủ sóng điện thoại di động, kết nối Internet. Chương trình xây chùa của các nước còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho cả lao động nước ngoài và địa phương, kèm theo đó là sự phát triển của các dịch vụ đi kèm. Sự phát triển vượt bậc của Lâm Tỳ Ni là một điều mầu nhiệm, ngay cả Quốc vương Birendra và các trào Thủ tướng của Nepal cũng bất ngờ.  
Theo THƯỢNG TÙNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần”   

Sự thật của việc phục hưng thánh Địa Lumbini ra sao?Ai là người chủ xướng và là tác giả thực sự của việc phục hưng thánh địa Lumbini?Xin mời quý vị xem bài bên dưới đây:
 
 
 
 AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI?

PHẦN I :TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC U THANT

Xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách "Lumbini Beckon" 
(Lumbini vẫy gọi)của tác giả Basanta Bidari, một viên chức 
khảo cổ của chính phủ Nepal, ngườiđã làm công việc khảo cổ 
ngay tại Lumbini liên tục 25 năm qua, có thể coi
như là một sử gia của Lumbini. Email của Basanta Bidari là:
asokanpillar@yahoo.com
Lý Phong xin tạm chuyển ngữ những đoạn quan trọng, phần scan 
nguyên bản của cuốn sách này bằng tiếng Anh nằm bên dươí.
  • trang i và ii, phần tựa của Hòa Thượng Vivekananda Trung 
    Tâm Thiền Vipassana Panditarama Lumbini :"Vào năm 1956, 
    Quốc vương Mahendra của Nepal đã khởi đầu việc phục hưng 
    Lumbini bằng việc làm một con đường dẫn vào Lumbini [vào 
    thời điểm đó thánh địa Lumbini chỉ có đường mòn, không có 
    đường cho xe 4 bánh vào- chú thích của Lý Phong],xây dựng 
    một ngôi chùa quốc gia và dựng một trụ đá
    [không phải trụ đá Asoka- LP]
  • trang 49, Chương 9 Phần A:" Vào dịp Đại Hội 4 của World 
    Fellowship of Buddhist (Hội Ái Hữu Phật Giáo Thế Giới) 
    tại Kathmandu, Nepal năm 1956, các đại biểu thế giới đã 
    bày tỏ sự cần kíp của việc phục hưng Khu Vườn Thiêng ở 
    Lumbini, và phát triển nó phù hợp với tầm quan trọng về 
    lịch sử và tôn giáo của thánh địa này. 
    Quốc vương Mahendra đã bày tỏ sự trợ giúp nhiệt tình 
    trong việc cung cấp hạ tầng cơ sở và tái tạo môi trường 
    Phật giáo[ở Lumbini]: một ngôi chùa, một nhà nghỉ, 
    đường giao thông đã được xây dựng."
  • trang 50: " Chuyến hành hương của Tổng Thư ký Liên Hiệp 
    quốc đầu tiên tới Lumbini, U Thant, vào năm 1967 đã trở 
    thành một bước ngoặt trong lịch sử của việc phát triển
    Lumbini." "... Ấn tượng sâu sắc bởi sự linh thiêng của 
    Lumbini, Ông đã bàn thảo với chính phủ Nepal cách nào 
    tốt nhất để phát triển Lumbini thành một trung tâm hành 
    hương và du lịch tầm cỡ quốc tế." "...U Thant kêu gọi 
    cộng đồng quốc tế trợ giúp.
    Sự đáp ứng là nhiệt thành, và Ủy Ban Phát Triển Lumbini 
    được thành lập với 13 quốc gia gồm: Afghanistan, Myanmar, 
    Cambodia, India, Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Nepal, 
    Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand. Hai quốc gia 
    tham gia sau này năm 1972 là Bangladesh và Bhutan." 
    [Việt Nam Cộng Hòa cũng là thành viên Ủy Ban này năm 
    1974, nhưng sau đó ghế này bỏ trống cho đến nay - LP]

    Quốc Vương Nepal Mahendra và Tổng Thư Ký Liên Hiệp quốc U Thant

  • trang 51: “Vào năm 1972, Giáo sư Kenzo Tange(Kiến trúc sư nổi tiếng 
thế giới người Nhật Bản) được giao phó việc chuẩn bị Quy Hoạch Tổng Thể
cho phát triển Lumbini bởi Liên Hiệp Quốc.” ” Năm 1978, Quy hoạch tổng
Thể hoàn tất và được trình lên Liên Hiệp quốc và chính phủ Nepal. Nepal
thành lập Ủy Ban Phát Triển Lumbini. Ủy ban này đã thu hồi 770 hecta đất,
tái định cư dân làng sống trong khu quy hoạch và đảm đương việc trồng rừng
 xung quanh thánh địa.”

Xin Bấm vào hình để phóng to lên
Năm 1985 Quỹ Ủy Thác Phát Triển Lumbini được thành lập. 
Từ đây, Quỹ này chịu trách nhiệm thi hành Quy Hoạch Tổng 
Thể cho Lumbini." Website: http://www.lumbinitrust.org 
Quy Hoạch Tổng thể:... nói chung có 3 phần Khu Vườn Thiêng 
(nơi Phật Thích ca giáng trần), Khu Chùa-Viện (dành cho 
các quốc gia trong Ủy Ban Phát Triển Lumbini của Liên 
Hiệp Quốc đến cất CHÙA QUỐC GIA) và khu Làng Lumbini Mới.

Lời Kêu Gọi của Ngài U Thant - Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 
năm 1970: " Kể từ năm 1968, nhiều phase của công việc phát 
triển đã được thực hiện bởi cả chính phủ Nepal và Liên Hiệp 
Quốc và Dự án này này đã đến giai đoạn mà sự tài trợ tài 
chính tự nguyện sẽ rất cần thiết trước khi nó trỏ thành một 
trung tâm hành hương với các điều kiện thuận lợi cho người 
hành hương và khách du lịch. Trong sự liên quan đó, tôi muốn 
tỏ bày sự biết ơn của cá nhân tôi tới chính phủ Nepal cho 
sự khởi đầu mà họ đã thực hiện.Tôi cũng tỏ bày sự hy vọng 
nghiêm chỉnh rằng cả các chính phủ, cá nhân và hội nhóm tư 
nhân có quan tâm sẽ làm việc tài trợ nghiêm túc bằng tiền 
hoặc lòng hảo tâm để giúp hoàn tất cái mà 
tôi xem như là MỘT DỰ ÁN CÓ GIÁ TRỊ NHẤT."

Như vậy có thể thấy rằng, Lumbini được phục hưng một cách có 
bài bản, cẩn thận [để không tổn hại những di tích khảo cổ chưa 
được khai quật] bởi Chính Phủ Nepal và Liên Hiệp Quốc trong 
một dự án kéo dài đã gần 50 năm và chưa kết thúc, một dự án 
tầm cỡ quốc tế bởi chính Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và những 
nhân vật danh tiếng trên thế giới [tất cả các Tổng Thư Ký Liên 
Hiệp Quốc đều đã đến Lumbini].
Ai có thể kêu gọi các nước tham gia tài trợ cho Lumbini 
và đến đó cất chùa?
Chỉ có thể là U Thant, một Phật tử thuần thành và là Tổng 
Thư Ký Liên Hiệp quốc.
Còn cái gã Lâm Trung Quốc bá vơ, cha căng chú kiết không ai 
biết lấy tư cách gì mà   ba xạo rằng chính mình là người phục 
hưng thánh địa Lumbini, chính mình đi kêu gọi các nước đến 
Lumbini xây chùa?
Nepal là một nước có chủ quyền, dân Nepal có lòng tự hào 
dân tộc rất cao. Chỉ một bộ phim nói rằng Buddha sinh ra ở 
Ấn Độ, thế mà hàng ngàn sinh viên vây Sứ Quán Ấn đòi xin lỗi. 
Ba láp ba xàm kiểu Huyền Diệu, dân Nepal cấm cửa. Mà bịa 
đặt như thế là ăn cháo đái bát, vô ơn phụ nghĩa đất nước 
đã cưu mang mình, cho mình cơ hội để phụng sự Phật pháp.
Chưa thấy ai mặt dầy hơn gã ma tăng này!
 
 
Phần II sẽ trình bày đến các bạn những gì gã ma tăng 
này và đồng bọn nổ như thế nào về việc phục hưng Lumbini.
Kính,

Lý Phong
Untitled-1_resizeUntitled-2_resize
Untitled-9_resize

Tổng Thư ký Dr. Kurt Waldheim

Tổng Thư Ký Zavier Perez de Cuellar


Tổng Thư ký Ban Ki-moon


One Response to THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT- BÀI 2 : AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI? PHẦN I

From: hoanghoang2@yahoo.com
To: “thamtulyphong@y7mail.com”
Sent: Saturday, 22 September 2012 2:30 AM
Subject: Re: Thích Huyền Diệu-Chân tướng và Sự thật
Thay Thich Huyen Dieu la mot vi chan tu co bang Chung gi ma phi bang Thay nhu vay ( toi phi ban Tang se bi day 9 tang dia nguc khong co Ngay ra ) can than tung loi noi . Neu ai co gioi thi lam giong nhu Thay di.
Sent from my iPhone Hoang
Lý Phong trả lời:
Gửi Hoàng,
Bằng chứng nằm trong bài, mời bạn chịu khó nhín thì giờ đọc qua.
Nếu bạn có bằng chứng bênh vực Huyền Diệu, xin hãy gửi, chúng tôi sẵn sàng đăng nguyên văn.
Hay là bạn chỉ nghe mọi chuyện qua lời kể của Huyền Diệu?
Đúng! Tội phỉ báng tăng bị đày 9 tầng địa ngục.
Thế nhưng tôi chỉ xem xét mọi chuyện trên góc độ sự thật, tăng cũng như tục đều như nhau, và không hề có sự phỉ báng ở đây.
Chẳng lẽ tăng làm sai thì mọi người không có quyền vạch trần sự thật ư?
Thế còn tội của tăng mà không chánh ngữ? tăng mà chuyện gì cũng dối trá, bịa đặt, lừa đảo?
Tăng mà không giữ giới, không thanh tu?
Thì xử làm sao?
Còn nói ai có giỏi thì làm như “thầy” đi là ngụy biện, là nói kiểu con nít.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét