Vow! Bài này Thám tử Lý Phong viết quá hớp.... NP
Link ở đây
THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : TRÒ HỀ TRUYỀN THÔNG
Lý Phong: Xin mời Quý Vị xem qua lá thư của một nhân chứng
đã từng tiếp xúc với Huyền Diệu,thần tượng ông ta và rồi vỡ mộng:
Lời của nhân chứng P.T.Ngà:
“Đọc cuốn sách “Khi hồng hạc bay về” chúng ta cứ ngỡ ông Quốc
là một ” thánh tăng” nhưng sự thật không phải như vậy. Lần đầu tiên
tôi gặp ông tại buổi tiệc tiếp đón do bà Lệ- chủ Công ty Văn hóa
Phương Nam- tổ chức ở một restaurant tại Thanh Đa khi ông
từ Ấn Độ về vào tháng 6/2005, tôi bị choáng ngợp trước những lời lẽ
hùng biện của ông. Hôm đó ông giao tận tay bản thảo cuốn sách tự truyện
của ông cho bà Lệ, và thật ngạc nhiên chỉ ba ngày sau ông đã có sách
"Khi Hồng Hạc Bay Về" đem biếu tặng mọi người.
Sau đó, đi dự vài buổi nói chuyện của ông tại các chùa ở TPHCM và
Tiền Giang tôi bắt đầu ngờ ngợ về các nội dung lặp đi lặp lại một
cách sáo mòn và sự kiêu ngạo lộ liễu nơi con người này. Cũng trong
đợt về nước đó , ông Quốc về Ba Tri Bến Tre và đưa tiền (vài trăm
triệu VNĐ) cho gia đình ông xây cất lại nhà cửa, ông bảo đó là
tiền dạy học ông dành dụm được đem về báo hiếu cho song thân. Đến
đâu ông cũng ba hoa về nghề nghiệp dạy học của mình và bảo rằng toàn
bộ những gì ông làm được là nhờ vào tiền lương dạy học. Tôi đã khá
nghi ngờ. Một giáo sư danh tiếng ở Mỹ có dạy tòan phần full-time
(không phải thỉnh giảng) tiền lương một năm không đến 100.000$US.
Đa số thu nhập của họ là tiền nhuận bút viết sách, báo. Giới học
giả quốc tế chẳng ai nghe nói đến tên Lâm Trung Quốc làm sao mà
ông được hết đại học Mỹ đến đại học Pháp, Úc, Braxin, Đức… mời đến
giảng dạy. Mà nếu dạy thì ông sẽ dạy môn gì ? Ông ta lúc thì tự xưng
là Tiến sĩ sử học ở Sorbone – Pháp lúc lại nói Tiến sĩ thần học,
khi thì Tiến sĩ ở Ấn Độ, chẳng ai được ông cho xem bằng Tiến sĩ
và các thư mời dạy học cả.
Đến Lumbini, tôi có gặp ông. Trong một buổi chuyện nói phiếm có
ông Trịnh Chỉnh ( Việt kiều Úc - cha của Luật sư Trịnh Hội) ông
Quốc đã hớ hênh lộ ra hàng lô ngớ ngẩn về lịch sử Việt Nam và thế
giới , một điều không thể chấp nhận đối với một tiến sĩ lịch sử
( ví dụ: ông muốn đổi tên nước Việt Nam thành An Nam mà không biết
đó là nỗi nhục nô lệ giặc Tàu của dân Việt, ông cũng chẳng biết đến
Prakrit là gì,…). Khi ông huyên thuyên về công lao phục hưng Lumbini
của ông giống y những gì đã viết trong sách của ông thì ông
Trịnh Chỉnh nhẹ nhàng hỏi : thế thì Ngài U Thant Tổng Thư Ký Liên Hợp
Quốc đã làm gì cho Lumbini và cái Lumbini Development Trust đó chức năng
của nó là để làm gì? Ông ngượng quá vội lảng sang chuyện khác.
Chùa Việt-Nam-Phật Quốc của ông Quốc chỉ dành đón tiếp các đoàn khách
hành hương do ông tổ chức hoặc các đoàn mà các công ty du lịch có
liên hệ trước với ông(dĩ nhiên là phải chi hoa hồng). Khách du lịch ba lô
hay các tăng, ni nghèo người Việt đi lẻ đừng có mà mơ được vào tá túc
trong cái chùa mang danh của người Việt Nam đó.
Khi có đoàn khách do ông Quốc hướng dẫn về ngụ tại chùa thì kịch bản
đêm đó luôn luôn sẽ là:
-Mọi người sau khi ăn tối và cầu nguyện ở chánh điện sẽ tập trung
tại phòng ăn. Ông Quốc order người trong chùa nấu chè đậu đãi khách.
Rồi sẽ diễn ra màn văn nghệ “cây nhà lá vườn ” của mấy anh thợ nề
người Huế, trong đó có một tiết mục bắt buộc là một anh tốt giọng sẽ
hát bài rất sến “Trở Về Cát Bụi” của Lê Dinh với những lời như:
“Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó.
Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau Mai kia chết rồi
trở về cát bụi giàu khó như nhau Nào ai biết trước
số phận ngày sau ông trời sẽ
trao Này nhà lớn lầu vàng son Này lợi danh, chức quyền cao sang
có nghĩa gì đâu ...
sao chắc bền lâu như nước trôi qua cầu Này lời hứa ...
Này thủy chung này tình yêu ...
chót lưỡi đầu môi cũng thế mà thôi Sẽ mất ngày mai như áng mây cuối trời
Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất. Cuộc sống mong manh
xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen Nào người sang giàu đừng vì
tham tiền bỏ nghĩa anh em Người ơi xin nhớ
cát bụi là ta ...mai này chóng phai
Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi
Xin người nhớ cho!”
Ẩn ý của Huyền Diệu khi cho lính của ông ta hát bài này chắc mọi người
ai cũng hiểu…”
Lý Phong: Người "phát hiện" ra Huyền Diệu chính là Hồ Anh Thái
(Cựu Tổng thư ký Hội nhà văng Hà Nội, hiện nay đang là lãnh sự
Việt Nam tại Cộng Hòa Hồi giáo Iran). Vào năm 1991, khi đó Hồ Anh Thái
đang là một nhân viên của Đại sứ Quán Việt Nam tại Ấn Độ. Trong một chuyến
đi bụi tới Bodh Gaya,Thái gặp gỡ Quốc, khi đó đang được cắm chốt ở đấy để
trông coi xây một cái chùa với tiền quyên góp từ cộng đồng Phật tử Việt kiều
ở Pháp. Thái đã mai mối Quốc cho Đại sứ quán Việt Nam ở New Delhi.
Một thỏa thuận ma quỷ sau đó được thi hành: Quốc nhận tiền của chính phủ
Việt Nam trả cho nhóm sáng lập chùa để chiếm lấy ngôi chùa mà sau này được
biết đến với cái tên Việt Nam Phật Quốc Tự. Thỏa thuận này có lợi cho Quốc
ở chỗ: toàn bộ tiền xây cất sẽ do chính phủ Việt Nam đài thọ, còn quyên góp
được bao nhiêu, từ bất kỳ nguồn nào thì Quốc bỏ túi.
Cũng chính Hồ Anh Thái đã nổ phát súng đầu tiên cho "trò hề truyền thông"
"Thánh tăng Huyền Diệu" khi viết bài PR cho Quốc vào năm 1991 đăng trên
báo Giác Ngộ của Thành Hội Phật Giáo TPHCM (không lạ là tại sao cho đến
giờ này đã biết rõ chân tướng của Lâm Trung Quốc-Huyền Diệu mà báo Giác
Ngộ và Thành Hội Phật giáo TPHCM giữ thái độ im lặng,chỉ không bao giờ
đề cập hay dính dáng gì đến các trò PR của nhân vật này nữa).
Cho đến giờ này tên tuổi của Lâm Trung Quốc-Huyền Diệu đã xuất hiện
lập đi lập lại nhan nhản trên khắp các phương tiện truyền thông tại
Việt Nam từ lá cải nhảm nhí cho đến chính thống như: Nhân Dân,
Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VOV, Việt Báo, Công An Nhân Dân...
cho đến cả các báo tỉnh lẻ...
Nếu không có đèn xanh từ TW và sự cố vấn-bảo kê của Đại Sứ Quán VN tại
Ấn Độ cùng Bộ Ngoại Giao liệu Việt kiều Huyền Diệu có được tha hồ vùng vẫy
như thế?
Search trên Google về Thích Huyền Diệu kết quả lên đến hơn 1 triệu.
Xin copy sau đây một số bài báo PR
cho Huyền Diệu:
Những đổi thay trên đất Phật
Tags: Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tì Ni, Huyền Diệu, Thầy Huyền Diệu, Ân Độ, Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Việt Nam, tình cờ gặp, Chùa Một Cột, ngôi chùa, quần thể, phật giáo, nhà sư, có thể, chùa chiền, ngườiĐó là một tòa nhà ba tầng hơn 20 căn phòng, thiết kế cho một học viện Phật giáo trong tương lai. Tòa nhà bề thế nổi bật lên giữa một khuôn viên khoảng hơn 3,5ha, một vườn cây và những ruộng nước bát ngát. Một nhà sư mang chiếc áo cà sa màu nâu quen thuộc.
Quen thì quen nhưng giữa một nơi xa lạ, tôi không dám lên tiếng bằng tiếng Việt. Tôi đoán đấy có thể là một nhà sư vùng Đông Á. Thầy Huyền Diệu khi đó thì đoán tôi là du khách Nhật. Phải qua mấy câu đối đáp tiếng Anh thì người Việt mới nhận ra người Việt.
Về lại nơi cây bồ đề
Thầy Huyền Diệu (phải) |
Quả là sau chuyến gặp thầy ở Việt Nam Phật Quốc Tự năm 1991, tôi có viết bài bút ký Đất Phật ở Ân Độ, in trên báo Giác Ngộ, rồi in ở Văn Nghệ. Bài viết nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong nước, dẫn đến việc rất nhiều đoàn Phật tử hành hương và du khách đến với chùa Việt Nam trong suốt 15 năm qua.
…Thầy Huyền Diệu xa nước từ năm 1969. Sang Pháp du học, đỗ tiến sĩ sử học ở Đại học Sorbonne danh tiếng, thầy lại tìm đường đến đất Phật Ấn Độ, tâm nguyện một ngày sẽ làm cho Phật giáo VN hiện diện tại chốn linh thiêng này.
Giấc mơ không tưởng đã thành sự thật
Bạn nghĩ gì về đoạn văn này sau khi đã biết sự thật về Quy hoạch Tổng thể phục hưng Lumbini của Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Nepal trong phần 1 bài Ai là người Phục Hưng Thánh Địa Lumbini? Lý Phong |
Phải đi dạo khắp vùng Lâm Tì Ni mới thấy hết những nỗ lực của nhà sư người Việt. Chiều muộn, ta đến thăm quần thể di tích nơi Đức Phật ra đời, thăm hồ nước mà bà Maya Devi, thân mẫu của Phật, đã tắm trước khi sinh, thăm cột đá hoàng đế Ashoka ghi lại rành rành dấu tích Phật đản…
Bạt ngàn lau trắng đã phải lùi bước trước nhà sư VN. Người tiên phong đi mở đất ở Lâm Tì Ni, phát quang cánh đồng, rắn hổ mang to như bắp chân bỏ chạy hàng đàn. Hàng đàn sói [Quý vị có tin là ở Lumbini có chó sói không? Thực ra chỉ là cáo-fox to bằng mấy con chó cỏ , Hồ Anh Thái nổ để thổi phồng Huyền Diệu- Lý Phong] bỏ chạy vào rừng, đêm đêm mò ra tru lên nhớ vùng đất cũ. Dựng lều bạt đốt lửa xua thú. Đào móng, xây nền. Một ngôi chùa dựng lên. Những ngôi chùa dựng lên. Cả một xứ Lâm Tì Ni được tái thiết. Một phép lạ. Một sự mầu nhiệm.
Tôi đã chứng kiến chùa Bồ Đề Đạo Tràng khi còn là một sinh linh trứng nước, giờ đã lớn cao vạm vỡ trưởng thành. Tôi đã biết Lâm Tì Ni khi chùa VN còn chưa có dấu hiệu ra đời, giờ lại cũng đã kịp bề thế trưởng thành. Nhờ sự mầu nhiệm. Thầy Huyền Diệu bảo: Nhờ hồn thiêng sông núi.
Ghi chép của HỒ ANH THÁI
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Tìm hiểu: Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tì Ni, Huyền Diệu, Thầy Huyền Diệu, Ân Độ, Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Việt Nam, tình cờ gặp, Chùa Một Cột, ngôi chùa, quần thể, phật giáo, nhà sư, có thể, chùa chiền, người
http://vietbao.vn/Du-lich/Nhung-doi-thay-tren-dat-Phat/40130414/254/
Vua Népal thường hay tới thăm ông. Mỗi lần vua tới thăm như thế thì có an ninh, còi hụ rầm rộ khiến ông không vui vì mất sự yên tỉnh. Hơn nữa thấy ông có ảnh hưởng tới nhà vua, nhiều người đã đến cầu cạnh ông để nhờ ông nói một tiếng với nhà vua cho họ chức này chức kia, khiến ông phiền lòng. [Vua Nepal sống trong cung điện ở Kathmandu cách Lumbini hơn 300km làm sao thường hay tới thăm HD? Sự thực là có khi hàng nhiều năm trời vua Nepal chẳng xuống Lumbini một lần, ngay cả đưa Tổng thư Ký LHQ thăm Lumbini thì cũng giao cho Thái tử - Lý Phong] Một lần, ông nói với ông Cố vấn nhà vua nhờ ông này nói lại với vua là xin nhà vua nếu tới thăm ông thì tới vào ban đêm để khỏi bị người ta dòm chừng. Ông Cố vấn này nói làm sao đó khiến nhà vua buồn và hơn hai năm không tới gặp hay mời ông vào cung nữa. Một lần, trong buổi tiếp tân có nhà vua và ông hiện diện. Nhà vua tới hỏi ông tại sao lại không muốn gặp nhà vua nữa như lời ông cố vấn nói lại. Ông đã phải giải thích nguyên do và từ đó mối liên lạc giữa hai người trở lại bình thường. Cũng ông cố vấn này đã muốn cản trở vua Népal không cấp đất cho ông cất chùa ở Lâm Tì Ni. Lần này Thầy Huyền Diệu làm dữ với ông. Thày Huyền Diệu đã hỏi tại sao lại ngăn nhà vua, đất Lâm Tì Ni có phải là đất của ông cố nội ông để lại hay sao mà đòi giữ lại. Lâm Tì Ni nếu được khai thác đúng mức sẽ biến nơi này thành trung tâm hành hương của cả thế giới. Lâm Tì Ni sẽ là viên kim cương sáng chói đem lại nguồn tài chánh không ít cho quốc gia Népal. Và thầy Huyện Diệu đã thách thức ông cố vấn đấu võ, ông tự xưng là master kungfu khiến ông cố vấn xanh mặt. Kể lại chuyện này, Thày Huyền Diệu ra điệu bộ, nhảy choi choi, quần ống thấp ống cao, tay thủ thế trông rất hồn nhiên. [Sư gì mà kỳ vậy? nói chuyện như du côn đầu đường xó chợ, hỡ ra là đòi động tay độngchân. Mà hợp đồng cho thuê đất đã ký rồi thì ai có quyền gì mà ngăn cản? -LP]
…Ông không có nguồn tài chánh nào ngoài tiền lương còm cõi dạy học.
Năm 1969 thày Huyền Diệu tới viếng Lâm Tì Ni, thấy trụ Ashoka trơ trọi trên bãi cỏ với đàn trâu bò gặm cỏ và phóng uế bừa bãi. Ông phát động tâm và khấn nguyện nếu phải nơi này là chỗ Phật đản sanh thì xin cho ông được thấy phục hồi trước khi nhắm mắt lìa đời. Ông đi vận động xin cất chùa và mở mang khu thánh địa này. Chẳng ai hưởng ứng. [Có thật không? Trong khi quý vị đã biết rằng từ năm 1967, U Thant đã bắt đầu vận động phục hưng Lumbini-LP]
Năm 1993, khi ông đang lui cui bận bịu trong việc xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng thì nghe tiếng còi hụ và một đoàn xe chạy vào chùa. Ông lấy làm lạ, có việc gì mà đoàn xe lính tráng tới đông như thế. Trong xe túa ra một đám người rối rít mời ông lên Kathmandu xứ Nepal để nhận đất cất chùa ở Lâm Tì Ni vì đức vua Bihendra đã chấp thuận rồi, nhìn ra ông thấy đó là đám học trò của ông, có quận trưởng quận Gaya và vị bộ trưởng Văn hóa nước Nepal. Ông lưỡng lự rồi cũng vào nhà quơ vội vài đồ tùy thân và theo ra máy bay do vua Nepal cho xuống đón ông. Tại Nepal ông được đón tiếp như một thượng khách. Từ thang máy bay, người ta trải thảm đỏ để đón ông, ông ngần ngại rồi cũng phải bước đi trên thảm. Về sau đám học trò nói với ông rằng thày đi trông oai phong lắm, nhưng quần hơi có ống thấp ống cao ! Nhà vua cho một chiếc máy bay nhỏ đưa ông đi lựa đất, phi công cho bay là là nhiều vòng trên đất Lâm Tì Ni để ông lựa, ông sẽ được cấp 2 ha. đất để cất chùa. Ông lựa được khoảnh đất đẹp gần trụ Ashoka, nhưng ông thất vọng khi xuống đất đi xem chỗ ông lựa vì đó là một khu ao hồ đầm lầy. Nhưng ông đành phải chấp nhận vì viên phi công đã báo cáo về bộ điền địa và nơi đây đã chấm tọa độ, khoanh đất cho ông rồi.
Trong những ngày chiêm nghiệm ở căn chòi, ông thấy rằng Lâm Tì Ni muốn phát triển không chỉ mình chùa Việt Nam mà làm được, phải có các nước tham dự thì mới thành công. Thế là ông đi vận động. Ông tới đâu cũng được hưởng ứng duy chỉ có Đài Loan không đáp ứng, ông đành phải qua Trung Cộng, Tại đây nhà chức trách hưởng ứng ngay. Ngày nay đã có 19 ngôi chùa của các nước được xây dựng, cái thì đã xong, cái đang dở dang. Ngôi chùa Trung Hoa cất theo kiểu Thiếu Lâm Tự gần chùa Việt Nam . Ngôi chùa Đại Hàn to lớn có thể chứa 3000 người. Đẹp nhất là ngôi chùa Tây Tạng, tiền và công xây cât do người Đức bỏ ra.
Trên phương diện quốc tế, ông là khuôn mặt quen thuộc của các Đại học và chính khách cũng như các tổ chức xã hội, khoa học và tôn giáo.
CỬU CHÂN (Việt Kiều Úc hành hương Ấn Độ-Nepal năm 2004 cùng đoàn ông Lê Tấn Kiết, tất cả những gì Cửu Chân viết về Huyền Diệu đều theo lời kể của Huyền Diệu trong mấy ngày ông này làm hướng dẫn viên du lịch cho đoàn Phật tử Việt kiều Úc)
http://taphopdongtam.org/AnDo/18ngay.htm
Báo Công An Nhân Dân của Hữu Ước:
Tìm trong vô thường
. |
Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng (Boddha Gaya, Ấn Độ – nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ).
Sau này khi đã tốt nghiệp Tiến sỹ về Lịch sử thế giới, và Quan hệ quốc tế ở Trường Đại học Sorbone – Pháp, thầy Huyền Diệu trở thành một người nổi tiếng khi được các trường đại học, các tổ chức xã hội mời đi dạy học và nói chuyện. Thầy Huyền Diệu tham gia trong nhóm những người trợ giảng cho các trường đại học lớn và danh tiếng trên thế giới. Việc giảng dạy của thầy thường xuyên ở các nước trên thế giới: Australia, Mỹ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ v.v… đã mang lại nhiều tiền bạc cho thầy.
http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=52415
Ở thời kỳ chống Mỹ, thầy tham gia phong trào Phật tử yêu nước nên bị chính quyền ngụy trục xuất sang Pháp. Tại đây, thầy vừa làm, vừa học và đã lấy được bằng tiến sĩ thần học ở Trường Đại học Sorbone nổi tiếng nước Pháp.
http://luungoctinhanh.wordpress.com/2012/03/19/thich-huy%E1%BB%81n-di%E1%BB%87u/
Người Việt khôi phục thánh địa Phật giáo ở Nepal
Anh sang Pháp kiếm sống, vào học đại học Sorbonne, đậu hai bằng Tiến sĩ, [lên đến Tiền Phong thì đã thành 2 bằng Tiến sĩ gồi... Ghê gớm thật-LP] thành giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học. Và vẫn tiếp tục tu hành, giảng đạo.Cũng dịp đầu xuân 1969 trong chuyến hành hương về ấn Độ, thầy Huyền Diệu sang đây thành kính cầu nguyện xin đi trước khôi phục Thánh địa Phật sinh…24 năm sau, năm 1993, sự mầu nhiệm đã linh nghiệm: Quốc vương Birendra và Chính phủ Nepal đưa máy bay riêng sang ấn Độ đón thầy tới Lâm Tì Ni chọn đất xây chùa.
Trịnh Tố Long Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-Viet-khoi-phuc-thanh-dia-Phat-giao-o-Nepal/70037702/157/
Tại sao Lâm Trung Quốc có thể "múa gậy vườn hoang" thực hiện một
"trò hề truyền thông" suốt hàng chục năm qua ở Việt Nam?
Tất cả những người viết về Huyền Diệu đã cố tình bỏ qua một nguyên tắc
tối thượng của nghề báo: kiểm tra độ xác thực của nguồn tin. Họ nhắm mắt
nghe theo và lặp lại tất cả những lời kể hư cấu hoang đường của Huyền Diệu
một cách khoái trá, rồi lại dắt dẫn dư luận và Phật tử chạy theo một cách
mù quáng bất chấp hậu quả.
Tại sao họ làm vậy?
Lý Phong
Mùa Cô Hồn năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét