Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

MỘT XÃ HỘI ĐIÊN LOẠN!

Lá điều cũng bị tận thu! 

Và Cướp giật táo tợn trên đường phố TP mang tên "BÁC" 

>> Táo tợn chặt tay người đi đường cướp tài sản


http://nld.com.vn/20121126110334322p0c1042/la-dieu-cung-bi-tan-thu.htm
Thứ Hai, 26/11/2012 23:27

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, với kiểu thu mua này, không loại trừ có cả âm mưu phá hoại sản xuất

Lá điều khô được thu mua ở Đồng Nai với giá 1.000 đồng/kg. Nhiều người lo ngại tình trạng này có thể khó kiểm soát lưu dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, mất chất dinh dưỡng của đất và thậm chí khiến nhiều người dân hái lá điều xanh để bán.

Nhộn nhịp tại một điểm thu mua lá điều khô tại huyện Định Quán


Người lớn, trẻ em cùng thu gom
Ngày 26-11, chúng tôi có mặt tại xã Gia Canh, huyện Định Quán - Đồng Nai, gặp nhiều em nhỏ đi cùng nhau, tay xách theo những bao bố, lang thang khắp các vườn điều rộng bao la để thu gom lá. Sau khi chất đầy một vài bao tải, những em này tập kết lá ở gần nhà mình rồi đem đi bán cho một “đầu nậu” trên địa bàn.
Em Lê Hoài Thương, học sinh lớp 5 một trường tiểu học ở huyện Định Quán, cho biết tranh thủ những ngày chủ nhật và các buổi nghỉ học, em đi gom lá khô như thế này cũng kiếm được khoảng 20.000 đồng/ngày để giúp mẹ. Toàn, một học sinh tiểu học, khoe do siêng năng, “làm việc cật lực” nên có ngày em kiếm được 30.000 - 40.000 đồng.
Không chỉ trẻ con, người lớn cũng đua nhau đi gom lá điều. Ông Trần Hiếu, ngụ xã Gia Canh, cho biết thời gian này đang rảnh rỗi, sẵn có một “nguồn lợi” như thế nên cũng “chớp lấy cơ hội” kiếm thêm. Nhiều nhà gom mỗi ngày đến mấy xe công nông lá điều khô.
Ngoài xã Gia Canh, các xã lân cận cũng ồ ạt thu gom lá điều khô. “Lá điều cũng chẳng để làm gì, thôi thì có người mua thì mình gom bán” - một người nói.
Chưa rõ mục đích!
Tại một điểm thu mua ở xã Gia Canh, chúng tôi chứng kiến những bao tải nén chặt lá điều chất thành đống cao ngất. Cạnh đó là hàng đống lá vụn đang được ủ chờ phân hủy. Bà chủ điểm thu mua tên Hiền cho biết: “Mỗi ngày, tôi thu mua hơn 5 tấn lá, ủ mục nát để chờ một người đã đặt hàng đến lấy”. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi những người đặt hàng là ai, họ mua để làm gì, bà Hiền không trả lời.
Theo UBND xã Gia Canh, chính quyền địa phương đã ghi nhận hiện tượng người dân gom lá điều khô đem bán trên địa bàn. Tuy nhiên, xã không thể can thiệp được mà chỉ động viên bà con đừng nên bán lá khô gây mất chất dinh dưỡng cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng. Một cán bộ UBND huyện Định Quán cho hay hiện địa phương đang phối hợp với các cơ quan an ninh để làm rõ mục đích thu mua lá điều khô và những tác động của việc này với đời sống người dân.
Theo vị cán bộ này, việc thu mua lá khô trước mắt chưa gây những tác động cụ thể nhưng có thể kéo theo các hệ lụy như người dân hám lợi sẽ chặt lá điều non, xanh đem bán; nguồn dinh dưỡng cho cây trồng sẽ cạn kiệt.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, nhận định trước tình trạng thu mua lá điều khô bất thường như vậy thì người dân cũng như các đơn vị chức năng cần phải cảnh giác. “Với kiểu thu mua này, không loại trừ có cả những âm mưu nhằm phá hoại sản xuất” - ông Đạo nói.
Thu mua nhiều lá, rễ cây khác
Theo bà Nguyễn Thị Dòn, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Định Quán, thời gian qua, tại địa phương không chỉ có hiện tượng thu mua lá điều một cách bất thường mà thỉnh thoảng còn xuất hiện tình trạng mua lá, rễ của các cây nhãn, vải, sim… để bán cho thương lái, gây hoang mang trong nhân dân. “Thấy có giá cao, một số người đã tận thu lá, rễ để bán cho thương lái gây hư hại cây trồng” - bà Dòn lo lắng.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG
[Quay lại]

4 ý kiến
  • Tề thiên
    26/11/2012 23:34
    Cần cảnh giác trước những âm mưu phá họai kinh tế nước ta của kẻ thù. Cũng với chiêu thu mua móng trâu, sừng trâu ở các tỉnh phía Bắc trước đây. Hậu quả là xảy ra tình trạng thiếu sức kéo cho sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ.
  • Thành Công
    27/11/2012 08:55
    Vớ 1 quốc gia nhiều mưu mô, quỷ kế và chưa bao giờ từ bỏ tham vọng bá quyền, xâm chiếm như TQ thì các nước nhỏ cần phải kiên định, sáng suốt. Các vụ thu mua lâm sản, nông sản các năm trước đã khiến người dân điêu đứng, mội trường bị tàn phá nặng nề, hình thành ý thức "tiểu nông, nhỏ nhen, manh mún, bất ổn" cho người dân do hám lợi. Cùng 1 lúc TQ đạt được nhiều thứ, kể cả thay đổi thói quen, nhận thức và hình thành lòng tham bất chấp hậu quả. Đó là nguồn gốc của phát triển kém bền vững và "tự tàn phá nền nông nghiệp", thâm hiểm hơn dần sẽ biến người dân nước ta như "cái máy" mà Tư thương TQ "điều khiển" như người làm thuê trên chính đất đai, tài nguyên của mình. "Quyền lực mềm" mà TQ đã khá thành công không ít nước Châu Phi. Hậu quả kinh tế, xã hội đều khủng khiếp. Vấn đề ở đây là không nên phân tích, phỏng đoán quá nhiều và luôn "phỏng đoán" mà phải hành động ngay để ngăn chặn các hành vi phá hoại sản xuất nông nghiệp, phá hoại rừng, tài nguyên khi chỉ mới có hiện tượng. Cứ "cảnh báo" e khi kiệt quệ không còn khai thác được người dân cũng không thể nhận ra. Cần Ngăn Chấm ngay lập tức!
  • Nguyễn Đình Chiến
    27/11/2012 09:19
    Bà con mình dễ bị lừa lắm. Bán 1 xe công nông lá điều chưa mua nổi 1 kg hạt điều, nhưng vẫn cứ bán, thấy người khác bán thì mình bán dù biết rõ hậu quả. Điều nhức nhối là không hề thấy đó là trách nhiệm của mình, bảo vệ lợi ích của đất nước cũng chính là bảo vệ lợi ích của chính mình.


    Tuyên chiến với cướp giật
     http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/522280/Tuyen-chien-voi-cuop-giat.html
    * Cướp man rợ, dân bất an
    * Phát động cao điểm phòng chống trộm cướp
    * Một số vụ cướp táo tợn trong 3 ngày qua
    TT - Vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ gây rúng động Sài Gòn, làm cảm giác bất an của người dân lên đến đỉnh điểm khi mà nạn cướp giật luôn rình rập, có thể giáng xuống bất kỳ ai, bất cứ đâu.
    Đã đến lúc chính quyền TP.HCM cần phải có biện pháp mạnh, đủ sức răn đe, trấn áp tội phạm, bảo vệ cuộc sống an bình cho người dân.
    t
    Những tên cướp táo tợn trên đường phố Sài Gòn đã bị công an và người dân bắt giữ - Ảnh:  Mậu Trường - Hoàng Lộc - Sơn Bình
    Táo tợn chém người cướp của
    Theo thông tin của Tuổi Trẻ, vụ sả mã tấu chém cô gái cướp tài sản xảy ra tại cầu Phú Mỹ, Q.2, TP.HCM ngày 24-11 không phải là vụ cướp đầu tiên tàn khốc của băng cướp này.
    Trước đó, cũng với thủ đoạn “chém trước, cướp sau” sặc mùi máu lạnh, băng cướp trẻ tuổi, liều lĩnh này đã gây ra nhiều vụ cướp táo tợn trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. “Con mồi” của chúng không chỉ là phụ nữ chân yếu tay mềm mà cả nam giới. Không dừng lại với những người đi đường riêng lẻ, băng cướp còn ra tay cả với những nhóm đi từ 2 người trở lên. Có khi chúng gây ra nhiều vụ cướp liên hoàn, có vụ chỉ cách nhau vài chục phút.
    Thấy “mồi” là chém
    Theo hồ sơ của công an H.Nhà Bè, trước đó, vào lúc 20g ngày 4-11, anh Nguyễn Huy Trường, sinh năm 1977, đang điều khiển xe SH đi từ đường Lê Văn Lương về thị trấn Nhà Bè, đến cách cầu Cống Dinh chừng 200m thì bị 2 đối tượng đi môtô ép sát và bất ngờ dùng dao chém 3 nhát vào hông, lưng, bả vai khiến anh té xuống đường. Anh Trường kịp rút chìa khóa, bỏ chạy và tri hô. Chỉ khi đó 2 tên cướp mới tháo lui.
    Chưa đầy 25 phút sau, cách nơi chém anh Trường khoảng 200m, bọn cướp lại ra tay. Lúc này, chị Nguyễn Thị Anh Thư, sinh năm 1989, đi xe Air Blade và anh Nguyễn Thanh Hoàng điều khiển xe Wave cùng chạy song song. Khi đến cầu Cống Dinh, có 2 tên cướp đi xe máy kè theo chém vào vai anh Hoàng. Sau đó, chúng tiếp tục chém vào hông chị Thư, cướp chiếc xe Air blade của chị Thư và điện thoại di động của anh Hoàng.
    Sau khi 2 vụ cướp xảy ra, công an H.Nhà Bè triển khai kế hoạch, lập hồ sơ, tổ chức lực lượng tuần tra khắp các tuyến đường để truy bắt. Đến khoảng 19g30 ngày 24-11, tổ tuần tra đang đi trên đường Nguyễn Hữu Thọ thì phát hiện 4 thanh niên đi trên 2 xe Nouvo có biểu hiện khả nghi nên bám theo ở một khoảng cách khá xa vì sợ đối tượng phát hiện. Đến khu vực Q.2, cách cầu Phú Mỹ khoảng 200m, các đối tượng này áp sát một phụ nữ đi xe SH và trong tích tắc tức thì vung dao sả xuống, các trinh sát ở khá xa nên không lao đến can thiệp kịp.
    Sau khi người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu, các trinh sát tiếp tục truy đuổi, quyết tâm bám sát để bắt nóng những tên cướp máu lạnh, đồng thời gọi lực lượng chi viện. Bám sát bọm cướp qua nhiều ngã đường nhưng e ngại gây thương vong cho người đi đường, các trinh sát quyết định tiếp tục bám theo.
    Đến khách sạn Song Linh thuộc địa bàn ấp 2, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, băng cướp dừng lại vào thuê phòng. Khi cả bọn đã vào phòng thì trinh sát ập vào bắt gọn. Băng cướp gồm các tên Hồ Duy Trúc (tự Tuấn, sinh năm 1993, kẻ trực tiếp cầm dao chém nạn nhân), Trần Văn Luông (tự Đực, sinh năm 1988), Huỳnh Thanh Sơn (sinh năm 1982) và Nguyễn Hoàng Phương (tự Bò, sinh năm 1993). Nguyễn Hoàng Phương đang bị công an tỉnh Bình Thuận truy nã về tội cướp tài sản.
    Một vụ cướp táo tợn trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM sáng ngày 23-11. Camera đã ghi lại hình ảnh cô gái dù đi trên lề đường nhưng vẫn bị tên cướp giật túi xách, ngả đập mặt xuống lề đường. Hình ảnh này đã được phát trên nhiều báo mạng Việt Nam
    Công an các quận, huyện vào cuộc
    Tại cơ quan công an, băng cướp khai nhận đã thực hiện các vụ cướp với thủ đoạn tương tự tại huyện Nhà Bè và 2 vụ khác tại Q.2, TP.HCM mới nhất vào ngày 16 và 17 - 11.
    Liên quan đến băng cướp này, một lãnh đạo Công an Q.2, cho biết hiện còn đang trong quá trình truy xét vì liên quan đến nhiều đối tượng khác thực hiện nhiều vụ cướp trước đó. Thông tin ban đầu cho biết băng cướp này đã thực hiện trên 10 vụ cướp ở các quận, huyện. Trong ngày 26-11, công an Q.2 cũng bắt thêm 2 đối tượng lien quan đến vụ cướp rùng rợn ở cầu Phú Mỹ.
    Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Văn Quý - Phó Trưởng Công an H.Bình Chánh - cho biết Công an huyện thời gian qua cũng chủ động theo dõi hoạt động của các băng nhóm cướp tài sản táo tợn trên địa bàn. Nhờ đó, đã phối hợp truy bắt được hai đối tượng được xác định nằm trong đường dây của băng nhóm vừa gây án chặt tay người đi đường cướp tài sản trên địa bàn Q.2. Hiện Công an Bình Chánh tiếp tục phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ truy bắt những tên còn lại.
    M.HƯƠNG - S.BÌNH - H.LỘC - M.THƯƠNG


    Thứ ba, ngày 27 tháng mười một năm 2012


    Từ Blog Nguyễn Thông: Văn nghệ cuối đường hầm 

    http://thongcao55.blogspot.com/2012/11/van-nghe-cuoi-uong-ham.html

    Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, chưa bao giờ nền văn nghệ nước nhà nói chung, văn học nói riêng, lại đen tối, bế tắc, bi đát, thảm cảnh... đến như hiện nay.

    Chỉ tính từ cách mạng tháng tám 1945 tới nay thôi, văn học xứ ta đã từng đặt những dấu ấn sâu đậm trong lòng người và thời đại. Tôi không có kiến thức cần đủ về văn học miền Nam trước 1975 nên không dám bàn mảng đó, chỉ riêng văn học miền Bắc trước 75 và cả nước sau 75 đã gây cho tôi những quý mến đặc biệt. Đóng góp của văn nghệ sĩ, nhà văn vào sự phát triển của cuộc sống đương nhiên không cần bàn cãi.

    Đã một thời, văn nghệ như thánh đường nghiêm cẩn, thiêng liêng, cao quý, ai bước chân được vào đó coi như tạo được cái tiếng hãnh diện với đời. Chả nói đâu xa, chỉ đăng được bài thơ, cái truyện ngắn trên tờ Văn nghệ là đã xem như lập được kỳ tích rồi, chứ nếu đoạt giải này nọ của thi thơ, thi truyện do Văn nghệ tổ chức thì chẳng cần phải đăng đàn diễn thuyết đã được làng văn xếp hạng chiếu trên, thậm chí ngồi cao ngất ngưởng, vua biết mặt chúa biết tên, thiên hạ ngắm nhìn ngưỡng mộ, kính phục. Cái thời ấy, dù nền văn nghệ vẫn bị chèo lái, uốn éo theo lối phải đạo nhưng trong chừng mực nào đó, tự thân nó tạo ra giá trị, khiến người ta không thể hạ nhục, xem thường. Tôi chắc rằng những người làm báo Văn nghệ hồi ấy chẳng thể nào quên được những năm tháng vinh quang, sản phẩm chưa ra lò đã bao bạn đọc mong ngóng, vừa bày lên sạp đã hết veo, một tờ báo người ta chuyền tay nhau đọc đến nát từng trang... Những tên tuổi một thời của văn học nước nhà Thái Giang, Nguyễn Bùi Vợi, Võ Văn Trực, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Huy Thiệp... nổi lên, được cả nước biết tới cũng nhờ bệ phóng Văn nghệ.

    Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.

    Vừa rồi, đọc bài của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi thấy anh than và giận, và tiếc nuối trước việc bác Hữu Thỉnh quyết định sáp nhập, đóng cửa, đình bản, chấm dứt tờ tạp chí Nhà văn, một trong 3 cơ quan ngôn luận trực thuộc Hội Nhà văn. Nghe ra ngậm buồn, nhưng biết thế nào. Em mà cương vị bác Thỉnh, có nhẽ em đóng cửa nó lâu rồi, ít nhất cũng sau khi nó danh nghĩa đứng ra tổ chức cái hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận đầy tai tiếng. Mà chả riêng thằng Nhà văn, ngay thằng Văn nghệ (gồm cả Văn nghệ trẻ) đang do bác Huân cầm trịch, rồi tạp chí Thơ, tạp chí Văn học nước ngoài, em cho out tất. Mấy cái cục nợ kiểu Vinashin đó, tồn tại mà không tự nuôi nổi mình, ăn mãi vào vốn, suốt ngày há mồm chờ sữa vú dân nuôi nhỏ giọt vào để cầm hơi, sản phẩm làm ra ế rệ trên sạp, bán chẳng ai mua, ít người quan tâm, chính giới văn nghệ cũng không thèm đọc, không giải thể sớm, càng để càng chết, thành gánh nặng. Thời bây giờ vẫn làm báo theo kiểu bao cấp, chờ chỉ đạo, uốn theo định hướng, vẫn tán tụng ngợi ca, vẫn nhắm mắt bịt tai trước hiện thực chát chúa xô bồ, chưa chết mới là lạ. Thương là thương những người như bác Nguyễn Trí Huân, có tâm có trí nhưng bị vướng cái thời, lại thiếu chút dũng khí như Nguyên Ngọc, chỉ biết ngậm ngùi nhìn tờ báo chết dần chết mòn, nhích dần vào tử huyệt.

    Một nền văn nghệ cuối đường hầm vì nó quá nặng căn với cái cũ không dứt ra được, thiếu những người chèo lái giỏi giang tài ba, bản lĩnh, liệu mò mẫm trong bóng tối đến bao giờ? Không ai đem ánh sáng cho nó nếu nó không tự tìm ra vùng ánh sáng.

    Há miệng mắc quai

    BÁ TÂN


    Đến hẹn lại lên. Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp quốc hội, các vị đại biểu lại về cơ sở tiếp xúc và đối thoại với cử tri. Đó là quy trình, thủ tục bắt buộc, không ai làm trái được. Chỉ khác nhau ở chỗ sức sống của thông tin trong những cuộc tiếp xúc.
    Có những vị đại biểu tiếp xúc cử tri sao mà nhạt nhẽo. Đối thoại với dân cứ như đọc trong nghị quyết. Nói đúng bài bản nhưng là lời nói gió bay tức thời, chẳng có gì đọng lại.
    Chưa phải số nhiều nhưng đã có những cuộc tiếp xúc gây ấn tượng trong dư luận. Sức sống ngoài đời, sự thật trong xã hội ùa vào cuộc đối thoại. Cả hai phía tỏ rõ cá tính trong ngôn ngữ đối thoại. Lời nói mang hơi nóng từ trái tim, tính sắc sảo của đầu óc. Không ít người thiện cảm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có lẽ vì lý do ấy. Khi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Sang nói năng rất bình dân, như là đứng trong dân mà nói ra, cùng chiến hào với dân chúng.

    Tham nhũng, lợi ích nhóm đang là câu chuyện cửa miệng của số đông người dân. Vậy mà có những vị đại biểu, khi đối thoại với dân, nhắc đến việc đó coi  như là xảy ra ở bên Tây bên Tàu. Họ lảng tránh, trong khi lòng dân đang sôi sục. Hay họ đã nhúng chàm. Hoặc có thể họ sợ đụng vào lợi ích nhóm. Không loại trừ trường hợp nếu họ hăng hái tố tham nhũng thì khác nào vả vào mặt quan thầy tham nhũng. Còn bọn quan tham đích thực, khi đối thoại với dân cũng ngượng mồm, lời nói sặc mùi giả dối. Quan tham cũng như bọn lợi ích nhóm thường há miệng mắc quai, dù có tài múa mép, nhắc đến tham nhũng rất dễ lộ chân tướng. Kể cả siêu đóng kịch, khi bị cử tri chất vấn, bọn quan tham không cứng mồm thì cũng gượng gạo đối phó cốt cho qua cuộc tiếp xúc.
    Tham nhũng chính là cái quai gông vào miệng làm cho ngôn từ của chúng khác biệt tiếng nói của dân. Bọn tham nhũng xuất hiện ở đâu, ở đó sự dối trá lên ngôi, còn ngôn ngữ thì bị ô nhiễm nặng nề. Riêng hành vi múa mép làm ô uế ngôn ngữ, bọn tham nhũng đáng phải bị đả đảo, đả đảo.
    Bá Tân
    27.11.2012
    Nguyễn Thông

    Thầy ư, phó giáo sư ư ?

    Bài báo dưới đây của tác giả Hồng Châm đăng trên báo Giáo dục & Thời đại, cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
    Nếu chuyện không có thật (bởi vì báo chí dạo ni rất hay bịa) thì cơ quan chức năng, trước hết là Ban Tuyên giáo và Vụ Báo chí-xuất bản cần nhắc nhở và có biện pháp xử lý tờ báo trên, bởi làm xấu đi hình ảnh người thầy, người trí thức (giáo sư, phó giáo sư) nước nhà.
    Nếu đúng như tác giả và tờ báo phản ánh, có nhẽ chả chần chừ gì nữa mà không làm việc với vị phó giáo sư mất nết ấy. Thầy kiểu vị này đang hơi bị nhiều, bớt đi một con sâu cũng đỡ xấu phần nào cho vườn học thuật, giáo dục nước nhà.

    Tôi từng nhiều năm dạy học, cũng từng dạy cho sinh viên năm cuối ĐH KHXH-NV về báo chí, mỗi lần lên bục giảng đều tự nhắc mình phải đúng tư cách người thầy, thiếu micro tự tìm micro, bảng chưa xóa tự tay xóa bảng, không một lần rủ rê học trò ăn nhậu, chơi bời... nên không tưởng tượng được trên đời lại có thầy giáo, giảng viên, giáo sư như vậy. Chả nhẽ đạo học thời nay nát đến thế sao? Nghe đâu vị được phản ánh dưới đây là giảng viên một trường rất lớn Hà Nội mà một ông bạn tôi, thầy Vũ Đức Nghiệu đang làm quản lý tại đó. Xin thầy Nghiệu lưu tâm, đừng để con sâu làm rầu nồi canh, thầy ạ.


    Ngậm ngùi vì thầy... sang quá
    HỒNG CHÂM


    Nghe cán bộ giáo vụ khoa báo tin tuần lễ tới, lớp sẽ học môn của một PGS có tên là S ở Hà Nội vào thỉnh giảng, sinh viên lớp báo chí năm thứ tư của trường đại học nọ mừng rơn. Chỉ vì từ đầu năm học ti giờ, toàn phải lên lớp theo thời khóa biểu chính khóa do các GV ở trường dạy.


    Được học với giáo viên thỉnh giảng có phần mới mẻ, đỡ gò bó về giờ giấc; thêm nữa, giáo viên thỉnh giảng thường có tay nghề, nhiều vốn sống thực tế. “Tiếp cận với họ chẳng bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang”, GV chủ nhiệm lớp đã từng nói một cách hóm hỉnh như vậy! Phó giáo sư S có thâm niên ở một trường đại học thuộc hàng quốc gia, thế nào học môn của thầy cũng bổ ích, lý thú.

    Lớp trưởng lớp báo chí năm tư giãi bày tâm sự trên đây với một SV khóa trước đã ra trường, thì SV này cười và nói một cách bí ẩn: “ Phó giáo sư S hả? Ừ thì …hãy đợi đấy!” làm lớp trưởng báo chí năm thứ tư càng hồi hộp.

    Giây phút chờ đợi rồi cũng đã đến! Vị PGS nọ bước vào lớp, dáng dấp phương phi và bước chân đường hoàng, đĩnh đạc. Vừa ngồi vào bàn giáo viên, thầy đã đảo mắt quan sát khắp lượt phòng học và chê bai trang thiết bị ở đây “nghèo” quá. “Thời buổi bây giờ tất cả phải công nghệ cao. Công việc của tôi hàng ngày quá nhiều, nên lúc nào máy móc, phương tiện phục vụ cũng phải chỉnh chu”- Thầy nói với chất giọng lơ lớ xứ Nghệ, rồi giở chiếc máy vi tính mới toanh ra để trên bàn và hỏi cả lớp: “Wifi cắm ở đâu các em?”. Học sinh ở bên dưới bắt đầu “ mắt tròn mắt dẹt” nhìn nhau. Rồi thì lớp trưởng đứng lên “Thưa thầy, Wifi là mạng không dây, chỉ cần gõ mật mã Password là được ạ”. Rắc rối, “quật” với chẳng “quộc”, thời buổi hiện đại mà rắc rối ! Ở phòng làm việc của tôi la liệt máy móc nên chỗ nào cũng phải có ổ ắm tiện lợi cả ”.


    Tiếp đó, thầy “con cà con kê” về chuyến bay từ Hà Nội vào, ở đâu, ăn gì, làm gì từ tối hôm qua tới giờ. Rồi thầy ghi lên lớp tên bài giảng cùng đề mục một la mã –“Khái niệm”; thầy mở giáo trình ra “lua” một mớ định nghĩa, con số và những lời phát biểu của triết gia này, triết gia nọ, bảo học sinh phải chép vào đầy đủ, bởi “môn học của tôi không có sẵn tài liệu đâu đấy nhé. Muốn có tài liệu thì phải biết điều, phải năng động”... Trong lúc học sinh còn hí hoáy “toát mồ hôi” cũng không chép kịp thì thầy đã kể chuyện bên Tây, bên Tàu; toàn những chuyện mà thầy cho là “sang trọng hơn hẳn bên ta”.


    Không khí lớp học trầm lắng. Thầy bảo: “ Thầy dạy ở đâu học sinh cũng tập trung học răm rắp chứ không có lơ tơ mơ. Nhưng học là học mà chơi là phải chơi cho ra trò, thì tinh thần mới khỏe khoắn. Đàn ông thì phải như cụ Lý Bạch ở Trung Quốc hay chí ít ra cũng như cụ Nguyễn Công Trứ của ta mới là sang! Tối hôm qua thầy đi dạo một mình ngoài phố, buồn thênh thang. Cánh mày râu lớp này tối nay mời thầy đi chơi một bữa cho ra trò nhé!”...


    Thầy bước ra khỏi lớp rồi, lớp trưởng bảo cả lớp phải ngồi lại để hội ý. Bàn qua, cãi lại mãi vẫn không định được là phải nộp mỗi người bao nhiêu để cánh SV nam đưa thầy đi chơi là vừa. Thôi thì cứ gom góp mà ứng trước đi vậy!


    Tối hôm ấy, cánh SV nam tới khách sạn để rước thầy. Sau khi đưa thầy đi dạo một vài thắng cảnh thì thầy bảo tìm một nhà hàng “víp một chút” để thưởng ngoạn đặc sản. Thầy gắp nhắm, cụng ly liên tục. Mấy SV nam được “đề cử” tiếp thầy từ trước cũng phải gắp nhắm, cụng ly theo thầy. May quá, đúng vào lúc SV nào, SV nấy cảm thấy ngà ngà hơi men thì thầy bảo “stop” để đưa thầy đi massage thư giãn, có sức khỏe mai lên lớp “chiến đấu” tiếp.


    Cánh SV nam đã tản mạn ra về, chỉ còn có lớp trưởng và lớp phó ngủ gà, ngủ gật, chờ thầy ở ngoài phòng massage. Tưởng thế là đã trọn vẹn trách nhiệm với thầy. Ai ngờ khi thầy bước ra, lại có mấy cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp ra bảo trả tiền “bo” cho thầy. Lớp trưởng, lớp phó nhìn nhau vì tiền đưa thầy đi chơi đã cạn rồi. Nhưng không còn cách nào khác là phải bỏ thêm tiền túi cá nhân lớp trưởng, lớp phó ra để mà “bo” giúp thầy. Lòng ngậm ngùi vì nỗi…thầy chơi sang quá!


    Tôi hỏi lại các em SV rằng, tại sao nhà trường đã thực hiện chủ trương lấy ý kiến phản hồi của người học của Bộ mà SV lại không phản ánh sự việc bất bình ra trình bày với lãnh đạo khoa của trường, thì các em bảo, sợ phản ánh sẽ bị thầy trù dập, không cho đủ điểm thi hết môn, hơn nữa nghe đâu thầy S lại có quan hệ “dây mơ, rễ má” gì đấy với một cán bộ của khoa. Sự thật này với tôi thật sự đột ngột ! Có người còn chỉ cho tôi tâm sự não nùng của một SV trên Facebook: “ Ở khoa của chúng tôi, các thầy cô giáo, kể cả một vài GV được mời thỉnh giảng cũng rất giản dị, gần gũi với SV, thương SV lắm. Nên chúng đâu có ngờ người có học hàm, học vị đầy mình như giáo sư S lại “ bắt chẹt” sinh viên đến thế”.


    Đã từng được may mắn tiếp cận với nhiều cán bộ, giảng viên rất đáng kính, chuẩn mực từ tác phong, lối sống tới năng lực giảng dạy, chính tôi cũng khó ngờ kiểu giáo viên như Phó giáo sư S vẫn còn tồn tại nơi giảng đường đại học. Mong sao qua mẩu chuyện này, nỗi niềm khó nói của SV khoa báo chí kể trên đến được với tất cả, trong đó có Phó giáo sư S…
    Hồng Châm
    (theo báo Giáo dục & Thời đại- cơ quan ngôn luận của Bộ GD-ĐT)

    26 nhận xét:

    1. Qua sông phải bắc cầu kiều
      Muốn thành hay chữ phải yêu lấy thày.
      Yêu thế này thì...bỏ cả cha lẫn mẹ.
      Trả lời
    2. Thông tin này có đăng trên vài ba tờ báo nhưng cũng đều dẫn nguồn từ báo GD&TĐ.Chắc Ông Phạm Vũ Luận đã nắm được cụ thể vụ việc.Một sinh viên khoa BC vừa ra trường đã úp
      mở về vị PGS.TS S.với đồng môn năm thứ 4,chứng tỏ lão S.
      đã rất nhiều lần vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Một con chó
      chết đang bốc mùi trong ngành trồng người.Không S.,X.gì
      nữa,hãy gọi đích danh lão,nơi lão hành nghề,lôi lão ra
      ánh sáng để nhân dân,công luận ị vào mặt lão!
      Trả lời
    3. Ông Phạm Vũ Luận là son sâu bự hơn thì làm gì nhau?
      Trả lời
    4. Hạng giáo sư này nhiều như trấu các bác ơi.
      Nhưng lôi được đám này ra trước công luận khó lắm.
      Cũng như tham nhũng, ai cũng thấy, ai cũng biết mà không làm gì được chúng; ngay gọi tên thật nó ra cũng không dám, nói gì trị nó.
      Thôi, cái nghiệp chướng của dân vn mìnnh như thế mà
      Trả lời
    5. Trong chăn mới biết chăn có rận, nên chuyện như trên trong trường ĐH chẳng có gì là lạ, là hiếm đâu quí vị ơi. Nếu quí vị quen GV ĐH hỏi thì biết liền, ở đâu tiêu cực nhiều, ở đâu tiêu cực ít, trình độ ra sao... của những vị "trí thức đẳng cấp" đó.
      Trả lời

      Trả lời




      1. Ngay bộ GDĐT còn tham nhũng bằng cách độc quyền sách thì tên gs S có chi mà lạ!!
    6. Khi viết báo , người viết ắt phải có đủ chứng cứ vậy việc gì phải gọi S ,X làm gì , cứ như là họp TW vậy. chán mấy ông viết báo thật
      Trả lời
    7. Theo như bài báo mô tả thì ông phó GS này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, quê ở Hà Tĩnh. Nếu bài báo trên nói về ông này thì đúng là có thật đấy bác Thông à.
      Cách đây hơn chục năm, chúng tôi cũng từng là "nạn nhân" của ông này khi ông vào dạy thỉnh giảng chúng tôi ở trường ĐH KH Huế. Sau này, tôi có nghe nhiều sinh viên từng là học trò của ổng ở ngay trường ổng dạy và vài trường khác ông này đến thỉnh giảng đều khiếp đảm vì sự "mất dạy" của ổng khi ổng bắt sinh viên phải chiều ổng đủ thứ, từ ăn uống, chơi bời... Nói chung, ông này không hề có tư cách dạo đức của một người thầy giáo.
      Thế nhưng, dù rất nhiều thế hệ sinh viên bị hành hạ bởi một giảng viên có tư cách "mất dạy" như vậy nhưng lạ là ổng vẫn được phong hàm phó giáo sư hẳn hoi. Nghe đâu, đã từng có nhiều sinh viên không chịu nổi đã từng làm đơn tố cáo lên trường nơi ông này công tác nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó. Quá buồn!
      Trả lời
    8. Nếu đúng như bài báo viết thì ông này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, giảng dạy tại 1 trường ĐH mang danh nhân văn ở Hà nội. Hơn chục năm trước ông này từng vào thỉnh giảng chúng tôi ở Trường ĐHKH Huế và ổng để lại ấn tượng về nhân cách mà đến giờ tôi không thể quên được. Ông dùng đủ trò để "hành hạ" sinh viên nghèo bằng cách gợi ý để sinh viên đưa ông đi ăn uống, chơi bời... Rồi cách nói năng rât tục tĩu của ổng. Tôi từng nghe nhiều sinh viên ở trường ổng này dạy kêu trời vì đạo đức và nhân cách không thể chấp nhận được của ông ta, và nghe đâu từng có sinh viên làm đơn tố cáo lên trường nơi ông ta công tác nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Và đến nay thì ông đã được phòng hàm phó giáo sư. Khổ thế đó bác!
      Trả lời
    9. Chuyện của vị PGS này quá bình thường. Gặp cụ này là quá đơn giản. Tôi từng làm lớp trưởng, từng phải hầu hạ dạ vâng các cụ rất nhiều, tôi từng là khách VIP của các tụ điểm ăn chơi vì tôi là người trả tiền cho các cụ thư giãn sau những giờ lên lớp mệt mỏi. Các cụ khen thằng này hay hơn mấy thằng lớp kia. Các cụ đổ tội cho tôi vì mày mà tao mất danh hiệu chiến sỹ diệt sinh viên. Khi nào có điều kiện tôi tặng bác Thông vài bài trước khi bác nhập viện
      Trả lời
    10. Tôi được biết P.Giáo sư S đã được Ban giám hiệu kiểm điểm nghiêm túc và Ban giám hiệu cũng đã tự nhận một hình thức kỷ luật, vì đã để PGS. S sa sút đạo đức. Tuy nhiên, để cho thực sự dân chủ, BGH không quyết định ngay hình thức kỷ luật mà đưa ra Hội đồng nhà trường. HĐNT họp 5 giờ liền, một cuộc họp dài chưa từng thấy, kiểm điểm rất kĩ, cuối cùng đã bỏ phiếu tín nhiệm, kết quả đa số cho rằng để khỏi mang tiếng xấu cho một trường đại học, rất dễ bị thế lực thù đich lợi dụng, cho nên không kỉ luật PGS. S. Giáo sư Hiệu trưởng nói đến đây rưng rưng suýt bật khóc làm cả Hội đồng rất cảm động. Thật là một cuộc phê và tự phê chưa từng thấy xưa nay ở trường đại học này.
      Trả lời
    11. Tôi từng học qua (chắc là) vị này hồi còn là SV BC ĐHTH những năm 90. Thầy dạy cũng thường thôi nhưng có mác TS từ bên Nga nên làm phó khoa, ăn nói hoành tráng ai nghe cũng sợ. Riết rồi chúng tôi cũng nhận ra, không mấy ai nể nữa. Vậy mà giờ...Thôi thì chúc mừng thầy và chia buồn cùng các bạn.
      Trả lời
    12. Ai có hình ảnh chân dung của vị GS này không? Xin cám ơn!
      Trả lời
    13. PGS S như này chưa ăn nhằm gì đâu,tui còn biết một gs ở ĐHBK Hanoi còn tởm hơn.
      Trả lời
    14. Tôi là GV của một trường ĐH ở thủ đô. Tuy trường tôi chưa có vụ scandal ầm ĩ nào về những chuyện như thế này, nhưng tôi biết một vài nhân vật là đảng viên "có mác - có chức" ăn tiền của sv dã man luôn, ấy thế nhưng trên các cuộc họp hoặc đại hội CBCNV cứ leo lẻo rao giảng "đạo đức nhà giáo XHCN". Nghĩ mà tởm!
      Trả lời
    15. PGS này còn dễ nuôi đấy. Du học sinh 322 chúng em để ra được nước ngoài học tập còn phải nuôi nhiều vị (gái và tiền) tại Bộ GD ĐT. Các vị này đều là TS, PGS trở lên
      Trả lời
    16. Một nền văn hóa có những ông thầy mất văn hóa cho nên mới đẻ ra lảnh đạo không văn hóa.
      Trả lời
    17. Nghành giáo dục cũng vậy ngành y tế cũng vậy. Tư cách trở thành quý hiếm. Năm ngoái về thăm lại bệnh viện cũ nơi mình công tác ngày xưa. Đi đâu cũng nghe mọi người ta tháng về tay giám đốc bệnh viện. Ăn khủng khiếp chuyện lớn chuyện bé ăn tuốt tuồn tuột. Ăn rất bẩn, ai cũng biết nhưng chả ai làm được gì. Thôi thì cái xứ mình nó thế nghe tiêu cực chết đi được.
      Trả lời
    18. Hê hê hê!
      Muốn trị mấy khứa gs dzởm này không khó: cứ chiều cho tới bến rồi chụp lại vài kiểu chơi bời, massage, quay vài clip ngắn ăn tục nói phét, phát ngôn hạ cấp, ... đem post lên Youtube cho bà con xem chơi là ... đi đời ngay.
      Làm cho bõ ghét, làm cho chừa hoặc là để đập vào mặt mấy lão cùng phe nhóm cho hết đường hành hạ, bóc lột sinh viên.
      Trả lời
    19. tưởng chuyện gì chứ chuyện này quá đỗi bình thường. Từ lớp 12 cho tới đại học, tôi đã dắt không ít các thằng Thầy đi "gái gú"... Càng giáo sư thỉnh giảng thì lại càng thoải mái.
      Trả lời
    20. Đảng là đạo đức - Đảng là văn minh08:09 Ngày 28 tháng 11 năm 2012
      Bí thư đảng ủy, hiệu trưởng Sầm Đức Xương còn dắt gái là học sinh của trường mình cho phó bí thư đảng ủy, chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô thịt. Đấy chính là: đảng là đạo đức - đảng là văn minh, đại diện cho nền giáo dục XHCN ưu việt của nước ta đó. Có gì là lạ đâu!
      Trả lời

      Trả lời




      1. Nói quá đúng luôn!chuyện thường ngày ở huyện mà,mới mẻ gì!!
    21. Thử vào đây xem chư vị
      http://ussh.vnu.edu.vn/pgs-ts-duong-xuan-son/437
      Trả lời
    22. Đây là chuyện ở một huyên miền núi ,hiệu trưởng một trương THCS ,dùng quỹ của trường mời 3 cán bộ Phòng GD đi nghỉ mat mùa hè ở Sầm sơn .Đồng thời bí mật cho 4 nữ GV hợp đồng đi nghỉ cùng ,đây là những SV mới ra trường ,để phục vụ các cán bộ phòng GD ,với lời hứa hẹn sẽ được tuyển dụng chính thức .
      Bạc như nghiệp diễn
      4:20, 22/11/2012










      Mất 15 triệu, đổi lại Chiêu Dương có được mối quan hệ với một đạo diễn có danh… Cũng từ đây, Chiêu Dương bắt đầu thấm đòn với những mảng tối phía sau phim trường.
      Chiêu Dương 17 tuổi, xinh xắn. Năm ngoái, Chiêu Dương từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn, mưu sinh bằng công việc phụ bán trong shop quần áo của một người chị.
      Dành dụm được 15 triệu đồng, Chiêu Dương đưa hết cho một gã đàn ông tự xưng là “bầu show nghệ sĩ”. Gã bảo: “Ờ, em! Với 15 triệu này, em sẽ là diễn viên độc quyền của công ty. Em có thể thoải mái đi phim và cứ chờ được nổi tiếng”. Đương nhiên, gã là dân lừa đảo.
      Sài Gòn, có lắm kẻ lừa lọc mang danh nghệ thuật. Kẻ lừa lọc vĩ đại nhất đã trở thành tiến sĩ nghệ thuật, còn những kẻ lừa lọc tép đồng kiểu này thì chẳng bao giờ biến thành tôm hùm được.
      Mất 15 triệu, đổi lại Chiêu Dương có được mối quan  hệ với một đạo diễn có danh… Cũng từ đây, Chiêu Dương bắt đầu thấm đòn với những mảng tối phía sau phim trường.
      1. Chiêu Dương ngồi với tôi ở quán cà phê ngay góc đường Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu, quận 1 giữa trưa cuối tuần. Chiêu Dương không buồn, mà đang cáu, rất cáu.
      Chiêu Dương nói, mấy tháng trước, em đi phim của ông đạo diễn nổi tiếng đó. Một phân đoạn ổng trả cho em 180 nghìn. Vậy nên, khi ổng kêu em đi phim này, em đâu hỏi giá phân đoạn làm gì. Cứ tưởng là như cũ.
      Vậy mà, quay xong 30 phân đoạn, ổng nói, tiền cát-sê của em là đúng một triệu đồng. Mà anh biết, phim này của ai không?
      “Em không nói sao anh biết được”, tôi trả lời.
      “Phim của công ty T.Đ., do chị K.T.T. làm chủ đó”, Chiêu Dương nói.
       K.T.T là diễn viên có danh. Ngoài đời, K.T.T. rất đẹp. Chồng K.T.T. là một gã Việt kiều lắm điều tiếng, toàn liên quan đến chuyện luyến ái với các cô gái đang hy vọng về nghề diễn.
      Nghe đạo diễn nói về mức cát-sê thấp khủng khiếp đó, Chiêu Dương đòi gọi điện thoại cho K.T.T. để than phiền. Gọi là than phiền thôi, chứ thật ra là để xin thêm một ít. Đạo diễn vội vã gạt ngang: “Thôi, em để đó anh gọi cho”.
      Ít lâu sau, đạo diễn bảo với Chiêu Dương : “Anh gọi điện cho Việt kiều chồng của K.T.T. rồi, Việt kiều nói là thương em tiền ít quá. Việt kiều sẽ cho em thêm tiền, nha”.
      Đạo diễn vừa dứt lời, thì Việt kiều gọi cho Chiêu Dương, Việt kiều ậm ờ. Anh biết, theo nghề diễn khổ lắm. Anh biết, em cũng đang kẹt lắm. Ừ, ngày mai em ra khu Cư xá Bắc Hải cà phê với anh, nha. Trình bày cho anh nghe, rồi anh cho em thêm tiền cát-sê.
      Đúng hẹn, Chiêu Dương có mặt tại quán cà phê. Cũng đúng hẹn, Việt kiều ngồi đó cùng Chiêu Dương. Việt kiều nói đủ chuyện trên trời dưới đất, nhân nghĩa hiện kim, đại loại giữa đường gặp chuyện bất bằng chẳng tha. Kết lại, Việt kiều nhấn mạnh: “Hai anh em mình, đi kiếm chỗ khác nói chuyện, nha Chiêu Dương”.
      Giả như ngây thơ, Chiêu Dương hỏi lại: “Chỗ khác là chỗ nào hả anh? Ở đây, anh em mình cũng đang nói chuyện mà!”.
      “Bậy bạ không à. Ai mà nói chuyện chỗ này. Chỗ khác là chỗ chỉ có hai người với nhau thôi. Rồi anh cho em tiền, nha”, Việt kiều tiếp tục tấn công.
      “Em tưởng anh gọi em ra là để bàn về mức cát-sê cho em. Chứ kiểu này, em không cần. Em muốn là diễn viên, em không phải là gái”, hết câu, Chiêu Dương bỏ về.
      Việt kiều nói với theo: “Ơ, anh tưởng đạo diễn đã nói với em là gặp anh để làm gì rồi. Chứ chưa nói, thì em ra đây gặp anh để làm gì”.
      Đây không phải là lần đầu tiêu Việt kiều ngỏ lời mời Chiêu Dương đi tâm sự riêng. Trước đó, khi tham gia một bộ phim cũng của đạo diễn lừng danh, gã đã từng rủ Chiêu Dương : “Quay xong, đi uống rượu với anh, nhé. Đi uống rượu, rồi anh lo cho em mà”.
      2.Chuyện nữ diễn viên bị rủ rê đi làm chuyện này, chuyện kia với chủ nhiệm đoàn phim, nhà đầu tư hay đạo diễn, thậm chí là trợ lý đạo diễn, không phải là chuyện quá cá biệt.
      Có điều, ít nữ diễn viên nào lên tiếng phản ánh, kiểu như Chiêu Dương là cực kỳ hiếm.
      Lâu rồi, người ta chỉ quen nhìn diễn viên với sự hào nhoáng bên ngoài, với đồ hiệu, xe xịn, kim cương, biệt thự, khách sạn hạng sang... Những thứ mà một vài cá nhân lấy vài vai diễn trong phim ảnh để làm điều kiện tiệm cận đến mục đích cuối cùng của mình đã từng biểu diễn.
      Kiểu như có vài cô nàng, phim ảnh đóng cực ít nhưng không hiểu sao mỗi lần hiện hữu trên truyền thông là lại sắm vai đại gia thứ thiệt. Đại gia đến độ, cảm tưởng rằng sinh ra đã trong nhung lụa, lớn lên có sẵn người hầu, ra đường lắm kẻ đón đưa. Trên thực tế ai cũng biết, họ may mắn túm được một con cá lớn. Họ  may mắn cặp được với một gã lắm tiền. Xuống cấp hơn một chút, thì họ lựa được vài tay khách hạng sang. Có vậy thôi mà.
      Trở lại chuyện của Chiêu Dương, nếu diễn tròn vai trong bộ phim truyền hình mà Chiêu Dương góp mặt có khoảng 40 phân đoạn. Lấy cái giá cát-sê bét nhất cho mỗi phân đoạn là 180 nghìn. Nhẩm tính, Chiêu Dương có hơn 7 triệu. Vỏn vẹn chỉ 7 triệu. Lấy được tiền từ nghề diễn, nhọc nhằn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của đám đông.
      Vậy mà, theo những gì tôi được biết, rất khó để diễn viên có thể cầm được trọn vẹn số tiền ấy. Đương nhiên, là cũng có những chủ nhiệm đoàn phim tốt không ăn chặn tiền của diễn viên. Thế nhưng, số này là quá hiếm. Còn lại, diễn viên sẽ bị trừ đủ thứ tiền, tiền ăn, tiền son phấn, tiền di chuyển… Thậm chí là tiền nước uống. Diễn viên không là vai chính, còn bị đối xử tàn nhẫn hơn. Lâu trước, ngồi chơi với nghệ sĩ Trung Dân, nghe nghệ sĩ này kể cảnh mấy ông đạo diễn ăn cắp phân đoạn của diễn viên, buồn cười và kinh hãi không thể tả.
      Có những đạo diễn, họ xem nữ diễn viên chỉ như miếng mồi xác thịt. Đạo diễn chỉ đồng ý tuyển chọn vai diễn nữ ngay tại phòng của khách sạn. Những gã đạo diễn có tuổi, miệng đầy mùi thuốc lá, răng sắp rụng, tóc bạc hoe cố làm ra vẻ đạo mạo, vốn dĩ có kinh nghiệm nên việc điều nữ diễn viên muốn tham gia một vai trong bộ phim sắp bấm máy giao hẳn cho trợ lý. Trợ lý trong trường hợp này, không khác một gã ma-cô tóc dài hay đầu trọc nào đó. Không ngại mở miệng: “Nếu em chịu xxx với ổng, thì vai này sẽ là của em”.
      “Ăn” thỏa thích nữ diễn viên xong, họ biến nữ diễn viên thành “của để dành”. Ngồi với nhà đầu tư hay vị nào đó có chức trách trong các hãng phim, truyền hình, họ sẽ bốc máy gọi nữ diễn viên ra hầu rượu. Vừa hầu rượu, vừa gợi ý: “Anh A, anh B, anh C… sắp làm phim D, E, F… em uống với mấy ảnh một cái ra mắt đi”. Uống xong, lại tiếp lời: “Mấy anh A, B, C à. Đây là con em gái của em, mấy anh có phim gì, nhớ giúp đỡ nó với”. Vậy là, xin số điện thoại để tiện liên lạc. Kế tiếp là đến công đoạn “quan hệ không tệ sẽ có vai chính trong phim”. Mà thật ra, không phải khi nào chịu mở rộng quan hệ cũng đều được vai chính. Rất nhiều nữ diễn viên mở rộng quan hệ một lúc với nhiều đạo diễn, để đổi lại chẳng được giao vai gì.
      Kể với bạn đọc câu chuyện thật mà như bịa. Có đạo diễn rất nổi tiếng đối với thể loại phim truyền hình, ngồi chơi với mấy ông đạo diễn khác, thấy cô diễn viên kia đẹp quá đâm ra mê. Vẫn chiêu bài cũ: “Anh sắp bấm máy phim dài tập. Em rất hợp với vai chính, em cho anh số điện thoại đi”. Nữ diễn viên thấy đạo diễn nổi tiếng xin số điện thoại, hớn hở đọc vach vách.
      Đêm, đạo diễn nổi tiếng nhắn tin qua, nhắn tin lại. Tin nhắn cuối cùng có nội dung: “Chiều mai em rảnh không, đi mua quần… lót (vô cùng xin lỗi bạn đọc - NNL) với anh”. Tay đạo diễn này, khả năng tình ái thuộc dạng siêu quần, đóng máy một bộ phim là y như rằng nữ diễn viên xinh đẹp trong đoàn đến lúc… cấn thai.
      3.Trong tất cả các câu chuyện, bao giờ cũng có hai vế. Mảng tối hậu trường phim ảnh cũng vậy thôi.
      Có những cô nàng lắm tiền hay người yêu lắm tiền sinh rảnh rỗi, suốt ngày lê la rồi tự nguyện hiến thân lẫn hiến tiền của người yêu mình cho đạo diễn nhằm được xuất hiện trong phim. Nghe đâu, cô hoa hậu hết thời có chồng là đại gia còn bỏ cả chục nghìn USD để có vai trong một bộ phim truyền hình dài tập… siêu dở. Chủ yếu, được hiện hình để lấy tiếng.
      Đạo diễn được chiều chuộng sinh tật. Vài gã có tiền, theo xách điếu cho đạo diễn ít ngày, học được vài chiêu cũng bắt đầu tập làm đạo diễn. Ra trường quay, chửi diễn viên như hát hay. Rời trường quay, nhắn tin cho nữ diễn viên: “Kiếm chỗ nào tắm rồi nghỉ ngơi, nhé em”.
      Mấy lâu nay, người ta đang gào lên phim Việt nhiều nhưng kém chất lượng. Chất lượng ra sao khi mà mọi thứ đều nằm trong sự toan tính, đa phần là những thứ toan tính có liên quan đến bản năng.
      Có những chuyện rất hài, ví như, ông chủ một cơ sở vật liệu xây dựng lớn, lén vợ cặp kè với cô em chưa đến hai mươi tuổi.
      Chơi trò hai người hoài chán, cô em bèn đề nghị ông chủ: “Em muốn làm diễn viên, em phải làm diễn viên”. Sợ cô em phiền lòng, ông chủ bỏ tiền ra cho đạo diễn làm phim, với yêu cầu cô em của ông chủ phải đóng vai chính. Giao tiền, giao cô em cho đạo diễn. Phim chẳng  thấy đâu, cô em có là diễn viên hay không cũng không biết, chỉ biết đạo diễn có tuyệt kỹ phòng the gì đấy mà cô em một phát vẫy tay vĩnh biệt ông chủ, tuyệt không lời tạ từ. Ông chủ điên lắm, hai tay hai dao tìm kiếm đạo diễn. Mà tìm hoài, không thấy đạo diễn hiện hình. Dạo này, ông chủ hận đời đen bạc, hận người bạc tình, suốt ngày chửi váng vất.
      Tôi không thể nào hiểu được, làm sao những gã đam mê tính dục đến độ biến thái đang được tung hô như là những nghệ sĩ chân chính đang cố gắng cứu vãn nền điện ảnh(?!).
      Nhắn riêng với đạo diễn lừng danh trong vụ Chiêu Dương, tướng mạo đàng hoàng thế, tên tuổi lẫy lừng thế, sống sao cho coi được thì sống. Chứ lừa bịp con cháu kiểu này, hoặc trước hoặc sau cũng sẽ lòi đuôi. Quả báo mà!

        Ngô Nguyệt Lãng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét