Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

SAY NO TO "MADE IN CHINA"!



NP: Chính sách thâm độc của Trung Cộng "HÀNG GIÁ RẺ KÉM CHẤT LƯỢNG" đã phát huy tác dụng khắp thế giới. Âm mưu thâm hiểm đầy tính toán này giúp Trung Cộng thu hoạch được:

  • Chiếm thị trường bằng hàng giá rẻ. 
  • Thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ.
  • Làm phá sản các đối thủ quốc tế trên thương trường (phá giá bằng hàng hóa kém chất lượng).
  • Tàn sát dân chúng các nước khác không cần gươm đao súng đạn mà bằng các chất độc tẩm vào thuốc chữa bệnh, thức ăn thức uống, quần áo, đồ chơi... 
  • Đối với các thiết bị máy móc công nghệ cao: cài đặt các "Con ngựa Troy". Một mặt có thể thu thập thông tin tình báo, mặt khác gài những "quả bom nổ chậm" gây trục trặc (thậm chí phá hoại) các thiết bị, khí tài quốc phòng của các đối thủ. 

  HÃY TẨY CHAY MỌI HÀNG HÓA CỦA TÀU CỘNG!
 SAY NO TO "MADE IN CHINA"!

*SAY NO TO "MADE IN CHINA"!  (2)
*ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO: CHẾT BỞI TAY TRUNG QUỐC!
*********************************************************
 CẬP NHẬT:  Mứt trái cây TRUNG QUỐC làm bằng... nhựa
 

(TNO) Chiều ngày 5.2, tại trụ sở Công an quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), cơ quan chức năng tiến hành mở niêm phong lô hàng nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc

Đặc biệt, trong lô hàng này có 2 thùng mứt táo, màu sắc sặc sỡ với một màu xanh và một màu vàng.
Khi tiến hành kiểm nghiệm, lực lượng chức năng phát hiện phần hạt táo được làm bằng nhựa cứng có hai màu xanh đậm và vàng. Bằng mắt thường, người xem cũng có thể dễ dàng phát hiện nó được làm bằng nhựa. Trên bao bì sản phẩm có in chữ Trung Quốc.
Mứt táo có hạt bằng nhựa
Mứt táo có hạt bằng nhựa
Bên cạnh đó, còn có một thùng mũ gòn khô rất cứng và có màu đỏ sậm. Khi ngâm vào nước, sản phẩm này nhanh chóng ra màu đỏ đục nhưng vẫn rất cứng không như mũ gòn bình thường.

Cơ quan chức năng tiến hành mở nêm phong lô hàng
Cơ quan chức năng tiến hành mở niêm phong lô hàng
Ngoài ra, còn 10 thùng khác gồm nho khô, táo tàu, nấm các loại không rõ nguồn gốc.
Bên trong những quả mức táo tươi ngon này là hạt bằng nhựa
Bên trong những quả mứt táo tươi ngon này là những hạt bằng nhựa
Trong đợt kiểm tra trên, cơ quan chức năng còn phát hiện 100 bao đường cát loại 50 kg/bao, 10 bao bột ngọt loại 25 kg/bao, 127 thùng nước tăng lực Red Bull; tất cả đều không rõ nguồn gốc.
Lô hàng trên do đoàn kiểm tra liên ngành quận Ninh Kiều phát hiện lúc 14 giờ 30 phút, ngày 3.2, tại Công ty TNHH Đại Phát ĐĐT, số 35A đường Đinh Công Tráng, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, do ông Nguyễn Thành Tâm (32 tuổi, thường trú tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đứng tên làm chủ.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguồn gốc lô hàng, kiểm nghiệm thành phần của những sản phẩm để xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp trên.
Tin, ảnh: Mai Trâm - Chí Nhân

Bài từ Blog Nguyễn Thông

Đừng để có cũng như không

http://thongcao55.blogspot.com/2013/02/ung-e-co-cung-nhu-khong.html

Cơ quan quản lý, cơ quan chức năng được sinh ra để làm gì? Câu trả lời đã nằm ngay trong bản thân câu hỏi. Trong bộ máy hành chính-quản lý nhà nước từ trên xuống dưới, hầu như lĩnh vực nào của xã hội cũng có sự tham gia của các cơ quan chức năng-quản lý. Chỉ tiếc một điều, nhiều khi có mà cũng như không.

Ấy là chuyện đã lâu nay trên thị trường nội địa hàng giả hàng dỏm hàng nhái hàng nhập lậu mặc sức tung hoành. Nền sản xuất trong nước vốn đã chịu nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế chung, lại thường xuyên bị bồi thêm những đòn chí mạng do sự lộng hành, tác oai tác quái của đám hàng không chính chủ kia. Vụ hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc ngập tràn TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và kéo đàn kéo lũ về áp sát thủ đô, thậm chí “tấn công” vào cả chợ Đồng Xuân-một trung tâm thương mại loại lớn nhất nước- mà báo Thanh Niên phản ánh mới đây chỉ là phần nổi của tảng băng từng đe dọa con tàu kinh tế quốc nội bao năm nay. Suốt tuyến biên giới phía bắc hàng nhập lậu, chủ yếu là hàng chất lượng kém, hàng nhái của Trung Quốc đã tìm mọi khe mọi đường để thâm nhập, từ cách thủ công nhất như mang vác cõng xuyên rừng xuyên núi đến cách ngang nhiên vận chuyện rầm rộ bằng xe cơ giới qua cửa khẩu. Hàng giả hàng lậu ra mặt thách thức cơ quan quản lý, cơ quan chức năng nhà nước.


Nói cho công bằng, các lực lượng, cơ quan chức năng của chúng ta số đông đã hành động quyết liệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ trong việc ngăn chặn, xóa bỏ hàng giả, lậu. Lực lượng hải quan, quản lý thị trường, công an kinh tế, thuế vụ… đã góp công lớn đẩy lùi đáng kể sự thâm nhập của hàng lậu từ bên ngoài vào nội địa. Không chỉ mồ hôi, công sức mà thậm chí máu đã đổ khá nhiều trong cuộc chiến dằng dai, phức tạp này.
Rất tiếc trên cái tổng thể tích cực đó vẫn còn những mảng xám tối. Nơi này nơi kia vẫn có những tập thể, cá nhân dù nhận nhiệm vụ cơ quan chức năng, lãnh nhận trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực chống hàng gian hàng giả nhưng cứ bình chân như vại, kính nhi viễn chi, vô trách nhiệm. Thử hỏi suốt bao nhiêu năm trời, lực lượng chức năng (và cả cơ quan công quyền nữa) ở TP.Móng Cái làm gì mà không biết hàng ngàn người Trung Quốc rầm rộ kéo sang xây trung tâm thương mại, thuê quầy để bán buôn, biến đô thị miền biên viễn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, an ninh-quốc phòng của chúng ta thành một đầu mối giao dịch hàng nhái rồi từ đó tuồn sâu vào nội địa Việt Nam. Hay là biết nhưng chủ quan, xem nhẹ; hay là có gì đó khó giải thích? Cứ cho là trong sạch đi thì cái “tội” buông lỏng quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao, để gian thương công khai phá hoại nền kinh tế trong nước cũng rất đáng đưa các vị lên bàn mổ rồi. Lời than thở của ông Vũ Vinh Phú- Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội liệu có làm các cấp chức năng từ trên xuống dưới giật mình: “Thị trường tự do đang bị buông lỏng hết sức nguy hiểm. Hàng giả hàng nhái tràn lan, nhưng điều nguy hiểm nhất là cả người bán và người mua, thậm chí cả lực lượng chức năng như quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thuế vụ… đều coi đó là chuyện bình thường”. Chí nguy.
Để tình trạng vô pháp luật trở thành bình thường trong xã hội, trong đời sống hằng này thì cái kết sẽ như thế nào, ai cũng rõ.
2.2.2013
Nguyễn Thông
(bài đã đăng trên báo Thanh Niên 2.2.2013, bản này có viết thêm vài ý so với bài trên báo)
http://nld.com.vn/20130202091032896p0c1006/tau-san-bay-an-do-truc-trac-vi-thiet-bi-trung-quoc.htm

Tàu sân bay Ấn Độ trục trặc vì thiết bị Trung Quốc

Thứ Bảy, 02/02/2013 09:10

(NLĐO)- Tàu sân bay Vikramaditya do Nga nâng cấp cho Hải quân Ấn Độ lẽ ra phải được bàn giao từ tháng 12-2012 nhưng lại bất ngờ gặp trục trặc. Các chuyên gia Nga cho biết nguyên nhân là tàu sử dụng thiết bị chất lượng kém của Trung Quốc.

RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Đóng tàu Thống Nhất (USC) của Nga hôm 1-2 cho biết hãng đóng tàu Sevmash cuối cùng cũng đã xử lý xong vấn đề về động cơ khiến Moscow phải trễ hẹn trong việc chuyển giao tàu sân bay Vikramaditya cho Hải quân Ấn Độ vào năm ngoái.
Tàu sân bay Vikramaditya

“Các chuyên gia đã sửa chữa tất cả các trục trặc ở bộ phận cách nhiệt nồi hơi bằng các thiết bị do Nga chế tạo” - nguồn tin từ USC của Nga cho biết. Theo nguồn tin này, con tàu sẽ ra khơi để tiến hành thêm các cuộc chạy thử trên biển Bạch Hải vào tháng 6-2013.

Vikramadity, một tàu sân bay lớp Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo, đã “lỗi hẹn” nhiều năm so với thời điểm bàn giao dự kiến ban đầu là năm 2008, lẽ ra đã được ấn định lại ngày bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 4-12-2012. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm trên biển hồi tháng 9-2012 cho thấy các nồi hơi của tàu gặp vấn đề.

Theo các chuyên gia Nga, nguyên nhân khiến tốc độ tối đa của tàu giảm đáng kể là do sử dụng gạch chịu nhiệt chất lượng kém mà Trung Quốc sản xuất trong bộ phận cách nhiệt nồi hơi, thay vì a-mi-ăng.

Trước đó, phó giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS), ông Vyacheslav Dzirkaln, cho biết tàu Vikramaditya sẽ được bàn giao cho Ấn Độ vào tháng 11-2013.

New Delhi đã tỏ nhiều dấu hiệu cho thấy sự mất kiên nhẫn vì quá trình tân trang rối rắm của Vikramaditya và yêu cầu phía Nga bồi thường cho lần lỗi hẹn bàn giao mới nhất trong một cuộc họp vào tháng 10-2012. Nga bác bỏ điều này và khẳng định các bộ phận bị trục trặc do chính Hải quân Ấn Độ gây ra.
Đỗ Quyên (Theo RIA Novosti)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét