Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

DUYÊN

Duyên Sakya của mình
 Học được cổ ngữ Newari là ước mơ không chỉ của mình mà của cả nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương. Vì học được tiếng Newari có thể liên thông qua cổ ngữ Brahmi thời Asoka, liên thông qua Sanskrit, và cả văn bản viết tay của Tibet. Ngay cả trong cộng đồng Sakya và Newar ở Kathmandu Valley, số người sử dụng tiếng Newari ngày càng ít dần số người biết đọc viết Newari và Ranjana càng hiếm, nhất là các thế hệ trẻ. Suốt bao nhiêu năm qua mình từng tìm "thầy" để học, nhưng cơ duyên chưa đến, đành phải kiên nhẫn chờ đợi.

 Thế rồi DUYÊN đến bất ngờ. Tháng rồi mình được một người nhận lời dạy tiếng Newari. Thân nhau bao nhiêu năm, nhưng đến nay ba cổ mới đồng ý để cô ấy dạy cổ ngữ Newari cho mình.

 


Thầy Hoàn Phú, Thầy Bổn sư của mình ở Trà Ôn-Vĩnh Long, chỉ dạy cho mình có một câu mật tông duy nhất:  "MỌI SỰ TÙY DUYÊN".
Thần chú "Om Mani Padme Hum" viết bằng mẫu tự Ranjana của người Newar
  Mình đến Nepal, Kathmandu Valley là Duyên và ở lại đây cũng là Duyên.
 Suốt mấy năm qua nghiên cứu về họ Sakya cũng là Duyên.

 Họ Sakya ở Nepal thuộc về nhóm chủng tộc Newar, là nhóm chủng tộc cầm quyền liên tục từ xưa đến thế kỷ 18 ở Kathmandu Valley và là nhóm chủng tộc có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến lịch sử, văn hóa, phong tục, kiến trúc, nghệ thuật cũng như tâm linh của toàn Nepal, kể cả Tibet.
  Người Newar có ngôn ngữ riêng là tiếng Newari (Nepal Bhasa) bắt nguồn trực tiếp từ tiếng Brahmi cổ đại (ngôn ngữ Ashoka Đại Đế sử dụng trên các bản khác và trụ đá khắp Ấn Độ cổ đại). Tiếng Newari cũng cổ không kém gì Sanskrit. Cổ ngữ Newar có chữ viết riêng, gần giống với mẫu tự Devanagari như tiếng Sanskrit hay Hindi . Ngoài ra, cổ ngữ Newari còn có một bộ chữ viết đặc biệt gọi là Ranjana (Ranjana Lippi, Eng: Ranjana script). Đây là dạng chữ thư pháp dùng để viết các câu bùa, chú (mantra) của Mật Tông Nepal (Vajrayana- Kim Cương Thừa của người Newar khác hẳn và độc lập với Kim Cương Thừa Tây Tạng) và Mật Tông Tây Tạng. Bộ mẫu tự Ranjana này đã được UNESCO và UN công nhận.

Mẫu tự Ranjana

  Cho đến nay, sau hơn 7 năm nghiên cứu, mình chỉ chạm đến phần vỏ ngoài của lịch sử và văn hóa Newar cũng như lịch sử họ Sakya thông qua chủ yếu là nguồn tiếng Anh (bản dịch từ tiếng Newari, tiếng Nepali và các công trình nghiên cứu của các học giả Âu Mỹ). Muốn đi xa hơn, đến tận cùng của tài liệu gốc phải biết tiếng Newari để tham khảo tàng thư khổng lồ đã được thu thập lại trong một thư khố-bảo tàng các tài liệu Newar cổ có niên đại lên đến cả nghìn năm tuổi.
  Học được cổ ngữ Newari là ước mơ không chỉ của mình mà của cả nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương. Vì học được tiếng Newari có thể liên thông qua cổ ngữ Brahmi thời Asoka, liên thông qua Sanskrit, và cả văn bản viết tay của Tibet. Ngay cả trong cộng đồng Sakya và Newar ở Kathmandu Valley, số người sử dụng tiếng Newari ngày càng ít dần số người biết đọc viết Newari và Ranjana càng hiếm, nhất là các thế hệ trẻ. Suốt bao nhiêu năm qua mình từng tìm "thầy" để học, nhưng cơ duyên chưa đến, đành phải kiên nhẫn chờ đợi.


 Thế rồi DUYÊN đến bất ngờ. Tháng rồi mình được một người nhận lời dạy tiếng Newari. Thân nhau bao nhiêu năm, nhưng đến nay ba cổ mới đồng ý để cô ấy dạy cổ ngữ Newari cho mình. Cô ấy họ Sakya, là sinh viên năm cuối khoa Công Nghệ Sinh học, biết năm thứ tiếng (Anh, Đức, Ý, Nhật, Hindi) ngoài tiếng mẹ đẻ là Newari và Nepali.
  Nguyên nhân kể từ tháng rồi mình ít viết, chỉ đưa tin từ các Blog khác với bình luận vì hiện đang tập trung học tiếng Newari. Mình sẽ cố gắng tranh thủ viết và mong sẽ mang đến thêm cho các bạn những thông tin quý giá từ nguồn Newari.
   TẤT CẢ LÀ DUYÊN!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét