Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI


Mãi đến nay mới có lần đầu tiên đến Hà Nội, thật xấu hổ! Nhờ anh Dũng ở Huế hướng dẫn mà tìm được KS Bodega ở 57 Tràng Tiền, một vị trí lý tưởng giữa trung tâm Hà Nội. Chỉ bước vài bước là đến Hồ Gươm ở đầu này và Nhà Hát Lớn ở đầu kia. Bận công việc nên dù đã đi vòng vòng khắp các địa điểm quan trọng nhưng chưa chụp hình được. Mai sẽ bổ sung hình sau vậy!

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

CHẾT KHÔNG TRĂNG TRỐI

THẾ LÀ QUỐC HỘI LẬP HIẾN - ĐỨA CON ÈO UỘT CỦA NỀN CỘNG HÒA NEPAL - ĐÃ CHẾT YỂU SAU ĐÚNG 4 NĂM, SAU BA LẦN DÙNG MÁY TRỢ TIM HỒI SỨC MÀ KHÔNG CÓ MỘT LỜI TRĂNG TRỐI. KHÔNG THỂ HY VỌNG GÌ VÀO MỘT TƯ DUY CHÍNH TRỊ PHƯỜNG NGHỀ, ĐẶT LỢI ÍCH CỤC BỘ LÊN TRÊN LỢI ÍCH QUỐC GIA, DÂN TỘC. KHÔNG THỂ HY VỌNG GÌ VÀO MỘT QUỐC HỘI QUÊN BẴNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA MÌNH LÀ VIẾT HIẾN PHÁP MÀ CHỈ DỒN HẾT SỨC LỰC VÀO CÁC TRÒ ĐẤU ĐÁ GIÀNH QUYỀN GIÀNH GHẾ, MỘT QUỐC HỘI BỆNH TẬT HẾT THUỐC CHỮA VỚI ĐỦ SCANDAL MUA QUAN BÁN CHỨC, HỐI LỘ THAM NHŨNG, THẬM CHÍ BÁN CẢ HỘ CHIẾU ĐẶC BIỆT CỦA NGHỊ SĨ LẤY HƠN CHỤC NGÀN TỜ XANH US.

THỦ TƯỚNG ĐƯƠNG NHIỆM BABURAM BHATTARAI
  VÀO ĐÚNG 00:00 NGÀY 28-05-2012 THỦ TƯỚNG BABURAM BHATTARAI TUYÊN BỐ TRÊN TRUYỀN HÌNH RẰNG QUỐC HỘI LẬP HIẾN ĐƯỢC BẦU LÊN VÀO NĂM 2008 KHÔNG CÒN TỒN TẠI NỮA VÀ CUỘC BẦU CỬ MỚI SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM NAY ĐỂ BẦU QUỐC HỘI MỚI.
  ĐÂY CÓ THỂ LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT CHO NHÂN DÂN NEPAL THỜI ĐIỂM NÀY. HY VỌNG NƯỚC CỘNG HÒA NON TRẺ LẦN NÀY SẼ CÓ ĐƯỢC MỘT QUỐC HỘI KHÔNG PHỤ LÒNG MONG MỎI CỦA NHÂN DÂN NEPAL.

CÓ LẼ ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ NHÌN LẠI CUỘC BẦU CỬ 4 NĂM TRƯỚC ĐÂY VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NEPAL NĂM 2008. XIN MỜI ĐÓN ĐỌC:

PHẦN 2 HỒ SƠ NEPAL: MỘT NƯỚC CỘNG HÒA MỚI ĐÃ KHAI SINH

GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM Ở KATHMANDU

10GIỜ TỐI 27-05-2012:

BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH ĐỒNG THỜI LÀ MỘT LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG CỦA MAOIST NÓI RẰNG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP SẼ ĐƯỢC TUYÊN BỐ TRONG NỖ LỰC CỨU VÃN QUỐC HỘI.


9 GIỜ 30:  CHỦ TỊCH MAOIST PRACHANDA NÓI RẰNG:  QUỐC HỘI ĐÃ KHÔNG THỂ CỨU VÃN ĐƯỢC NỮA VÀ NÓ SẼ BỊ GIẢI TÁN SAU NỬA ĐÊM HÔM NAY VÌ KHÔNG THỂ THÔNG QUA HIẾN PHÁP MỚI. MAOIST ĐANG LỰA CHỌN ĐỂ TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ĐỂ GIA HẠN QUỐC HỘI HOẶC MỘT CUỘC BẦU CỬ MỚI CHO QUỐC HỘI MỚI.


7 GIỜ 30 TỐI: LÃNH ĐẠO CÁC ĐẢNG PHÁI THÔNG BÁO RẰNG  KHẢ NĂNG THÔNG QUA HIẾN PHÁP ĐÊM NAY ĐÃ CHẤM DỨT. DEV GURUNG ĐẠI DIỆN CHO MAOIST NÓI RẰNG:" KHÔNG CÓ CƠ HỘI NÀO CHO BẤT KỲ ĐỘT PHÁ. CHÚNG TA SẼ KHÔNG CÓ ĐƯỢC HIẾN PHÁP MỚI HÔM NAY."

7 GIỜ TỐI 27-05-2012: Những người biểu tình thuộc nhóm Brahmin-Chhetri Samaj đã tràn vào khu vực cấm ở cổng số 3 tòa nhà Quốc hội. Cảnh sát đã trấn áp bằng dùi cui và hơi cay. 50 người bị thương. 50
6 GIỜ 30 TỐI 27-05-2012: Một sự quay ngoắt 180độ trong cuộc họp giữa các đảng phái với Chủ tịch Quốc hội Nembang: trong khi hầu hết các đảng phái đồng ý thông qua Hiến pháp mới vào lúc 12 giờ đêm nay, Maoist đột ngột đưa ra một đề nghị kỳ dị. Họ đề nghị thành lập một chính phủ mới và tổ chức cuộc bầu cử khác nếu các đảng phái thất bại trong việc thông qua dự thảo Hiến pháp đêm nay. 
  Hiện tại Maoist, Quốc Đại, UML đang tổ chức họp nội bộ tại văn phòng của các đảng ở Singha Durbar. Mặt trận Madeshi thì không tham dự cuộc họp với Chủ tịch quốc hội Nembang và cho biết là mọi quân bài sẽ ngã ra bàn vào cuối đêm nay.


  6 GIỜ TỐI 27-05-2012: Đúng theo truyền thống thông qua những quyết định sống còn vào phút cuối cùng, trải qua 4 năm cãi cọ, tiêu pha vài trăm triệu cho các đại biểu Quốc hội lập hiến giờ đây cái Hiến Pháp thực tế đã hoàn thành từ hai năm trước lại bị trì hoãn mãi đến những giờ phút cuối cùng của ngày hôm nay để được thông qua.

Đại biểu các tộc người Nepal biểu tình trước tòa nhà Quốc hội trưa 27-05
  Vì thế không đáng ngạc nhiên khi thấy nhân dân Nepal nổi giận khắp nơi. Chính trường Nepal hiện nay cho thấy sự ích kỷ của các nhóm lợi ích, các lý tưởng chính trị. Không ai vì nhân dân, những người đã rất hăng hái đi bỏ phiếu bầu chọn các đại biểu cho mình trong Quốc hội dân chủ cộng hòa đầu tiên.







  • Lúc 5,45pm một trong những nhân vật chính tham gia thương thuyết giữa các đảng phái thông báo qua phone rằng "Chúng tôi sẽ trình bản dự thảo Hiến pháp trong hôm nay, để các vấn đề chưa quyết được cho Quốc hội chuyển tiếp giải quyết." Sau đó mọi người chứng kiến những lãnh đạo của Big 4 rời Dinh Thủ tướng ở Bluwatar đi đến Tòa nhà chính phủ ở SinghaDurbar để họp với Chủ tịch Quốc hội Nembang.
  • Trong khi đó lãnh đạo bất đồng quan điểm Phó Chủ tịch Maoist Mohan Baidya và Tổng Thư ký Ram Bahadur Thapa yêu cầu Hiến pháp mới phải được thông qua bởi chính Quốc Hội lập hiến và đưa ra cảnh cáo sẽ khuấy động quần chúng nếu hiến pháp không "Vì Dân". Hai vị này nói rằng những thế lực phản động quốc tế và trong nước đang có âm mưu xóa bỏ Quốc hội lập hiến và chống lại nguyện vọng của nhân dân khao khát một hiến pháp cộng hòa liên bang. Hai vị này kêu gọi mọi người (Nepal) bao gồm người yêu nước, cộng hòa và cánh tả hãy đứng lên nếu Hiến Pháp của Nhân dân không được thông qua.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

TIN NÓNG NGÀY 27-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)

 CẬP NHẬT LÚC 11AM:
  • Chỉ còn có 10 giờ là hết hạn, các đảng phái cố gắng tìm lối thoát tại cuộc họp ở Dinh Thủ tướng.
  • Thư ký Quốc hội đã chuẩn bị bản dự thảo Hiến pháp trên nguyên tắc để những vấn đề chưa đồng thuận lại cho Quốc hội chuyển tiếp giải quyết. Lịch sử suốt 8 năm qua ở Nepal cho thấy rằng thường các vấn đề sẽ được đồng thuận và giải quyết vào phút 89.



CẬP NHẬT LÚC 4AM:

  •  Cuộc họp marathon thứ hai trong ngày 26-05 giữa các đảng phái kéo dài đến 11pm đã thất bại.
  • Quốc Đại cáo buộc Maoist dự định chiếm lấy quyền hành: Dr Ram Sharan Mahat nói rằng Maoist tin rằng nếu Hiến pháp không được thông qua thì Quốc hội sẽ bị giải tán, như thế không ai có thể đẩy họ (Maoist) ra khỏi chính phủ.
  • Quốc Đại và UML dự định tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng nhằm giải tán chính phủ trong ngày hôm nay. Họ định lập Chính phủ lâm thời để tổ chức những cuộc bầu cử mới.
  • Chủ tịch Quốc Hội Nembang cảnh cáo các đảng phái về tình trạng hỗn độn sẽ xảy ra nếu không có Hiến pháp.
  • Các giới chức an ninh nói rằng không có kế hoạch giới nghiêm. Tuy nhiên vẫn bỏ ngõ khả năng giới nghiêm vào lúc 4am hôm nay và ngày mai.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

TIN NÓNG NGÀY 26-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)

CẬP NHẬT LÚC 7PM:
  •  Cuộc họp giữa các đảng phái đã thất bại. Phó Chủ Tịch Maoist Narayan Kaji Shrestha nói với báo giới rằng tình hình không may và Quốc hội thì đã ở bên bờ vực của sự giải tán,
  • Cuộc họp Quốc hội dự định lúc 5pm đã phải dời lại ngày mai.

Cập nhật lúc 2pm Nepal:
  • Cuộc họp Quốc hội dự định lúc 11.30am bị đình lại . các đại biểu QH được thông báo chờ, cuộc họp có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
  • Big 4 vẫn còn đang họp tại Dinh Thủ tướng. Tin từ đại diện Madeshi cho hay Big 4 đang cố gắng thông qua dự án 14 tiểu bang. Có cả Chủ tịch QH Nembang dự nhằm sẽ đi đến thông báo cho Tổng thống ngay khi cuộc họp có kết quả.  
 Nepal dường như nín thở chờ kết quả!

 Cập nhật lúc 10am Nepal:
  • Đảng lớn thứ ba trong QH Nepal UML đã họp bàn tại Tòa nhà chính phủ Singha Durbar nhằm thống nhất ý kiến các đảng phái trong việc trình bản dự thảo Hiến Pháp. Họ thống nhất ý kiến rằng cần trình dự thảo trước còn các bất đồng sẽ do Quốc Hội chuyển tiếp giải quyết.
  • Chủ tịch Prachanda
  • Các đảng phái họp tay ba- tay tư từ sáng sớm đến giờ. Maoist và Madeshi họp ở tư dinh Chủ tịch Prachanda của Maoist, cùng các lãnh đạo của Quốc Đại. Maoist và Madeshi không muốn vấn đề liên bang trao cho Quốc hội chuyển tiếp trong khi Quốc đại và UML muốn trình Hiến pháp vào Chủ nhật này và để Quốc Hội chuyển tiếp giải quyết các vần đề còn chưa ngã ngũ.


  • Quốc Hội Nepal sẽ họp vào 11am .

 

Cập nhật 6am:



  • AN NINH THẮT CHẶT Ở KATHMANDU: Chỉ 48 giờ còn lại cho đến DEADLINE 27/05. thủ đô của Nepal đã thắt chặt an ninh đến mức báo động đỏ. Một hệ thống an ninh nhiều lớp với 6.000 cảnh sát và cảnh sát dã chiến đã được thiết lập xung quanh Tòa nhà Quốc hội , Văn phòng Tổng thống, Phó Tổng thống, Dinh Thủ tướng, Tòa án Tối cao, nhà riêng Chánh án Tối cao, Tòa nhà Chính phủ, sân bay và các cơ quan quan trọng. 162 trạm kiểm soát dựng hầu khắp các giao lộ. Chó nghiệp vụ cũng rải khắp nơi để đánh hơi vũ khí và chất nổ.
  • Bandh của ổng thì đang mần, nhóm của ổng sẽ theo tiếp, sau đó đên tui... vậy thì ông phải chờ tới lượt để tuyên bố bandh của ông
  • Maoist nói rằng nếu các đảng không đồng thuận thỉ chỉ có một giải pháp duy nhất đó là giải tán Quốc hội và thực hiện cuộc bầu cử mới.
  • Phó Chủ Tịch Maoist Mohan Baidya
  • Phó Chủ tịch Đảng Maoist
-->Mohan Baidya, lãnh đạo nhóm cực tả trong nội bộ Maoist, bắt đầu chiến dịch thu thập chữ ký của 40% Đại biểu Quốc hội thuộc Maoist nhằm chia tách Maoist thành hai đảng. Đây là nhóm có quan điểm cứng rắn trên mọi vấn đề , nhất là giữ quan điểm chiến tranh vũ trang theo tư tưởng Mao Trạch đông..

  •  

    •    (Sẽ cập nhật tiếp lúc 1pm)

      Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

      Trung Quốc: chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài?

       Con Kingkong Trung Quốc mang trong thân thể vô số tật bệnh như vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, mâu thuẫn giữa lý tưởng độc quyền chân lý và tự do cạnh tranh... Không lạ gì họ lại chơi lại lá bài cũ Đặng Tiểu Bình đã dùng vào năm 1979:
       Link gốc ở đây:  Tuổi Trẻ OnlineThế giới Thứ Năm, 24/05/2012

      Trung Quốc: chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài?
      TT - Trung Quốc như đang thổi bùng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng cũng như kích động chủ nghĩa bài ngoại nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước.


      Một tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra biển Nhật bắt giữ - Ảnh: Kyodo
      Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8,2% năm 2012, thua xa mức 10,4% năm 2010, như cảnh báo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong khi đó hàng loạt chấn động chính trị lại liên tiếp xảy ra như vụ Vương Lập Quân, vụ Bạc Hi Lai, vụ thư ngỏ của 16 đảng viên lão thành yêu cầu sa thải ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sang Mỹ...
      Trong tình thế này, Bắc Kinh như đang cho thấy một chính sách “chuyển lửa” ra bên ngoài để lôi kéo sự chú ý của dư luận hướng vào những vấn đề bên ngoài. Một mặt, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn khi khẳng định chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông. Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục kêu gọi chính phủ mở cuộc chiến tranh để “trừng trị” Philippines. Mặt khác, phụ họa cho mặt trận này là một làn sóng bài ngoại ở trong nước đang mỗi lúc mỗi lan rộng.
      Gây hấn trên biển
      Ngày 23-5, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ báo Sankei cho biết các lực lượng phòng vệ “hải lục không quân” của Nhật đã phối hợp thực hiện kế hoạch tác chiến liên hoàn chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Hãng tin này cáo buộc Tokyo “dùng thủ đoạn phi pháp” để chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc và “đổ vấy” cho Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp quần đảo này.
      Giới chuyên gia quốc tế cho rằng chính Bắc Kinh đang cố ý gây căng thẳng trên biển. Theo Kyodo, chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xuất hiện ở vùng biển gần đảo Senkaku đến bốn lần. Lần gần nhất là ngày 2-5 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật phát hiện tàu ngư chính 203 và 204 di chuyển vào vùng biển tiếp giáp đảo tranh chấp Senkaku.
      Phía đông gây với Nhật, phía nam Trung Quốc “hầm hè” với Philippines. Báo Philippine Star ngày 23-5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Bắc Kinh đã điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough. Tính đến nay đã có gần 100 tàu của Trung Quốc đang vây kín bãi cạn này. Một số tàu vẫn ngang nhiên đánh bắt cá dù chính Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm ở khu vực này.
      “Thật đáng tiếc những hành động này lại xảy ra cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố công khai là muốn giảm căng thẳng” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu thuyền khỏi bãi cạn Scarborough.
      Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc vẫn tiếp tục giọng điệu hiếu chiến. Thời Báo Hoàn Cầu mới đây lại kêu gọi tấn công Philippines. Trước đó, rất nhiều tờ báo và hãng tin Trung Quốc đã đe dọa “pháo sẽ nổ” trên biển Đông.
      Làn sóng bài ngoại
      Phụ họa cho sự gây hấn trên biển là một làn sóng bài ngoại trong nước. Làn sóng này xuất hiện sau khi mạng Youku đăng đoạn clip cho thấy một người đàn ông Anh quấy rối một phụ nữ Trung Quốc trên đường phố Bắc Kinh.
      Tân Hoa xã cho biết từ ngày 15-5, Sở An ninh Bắc Kinh đã triển khai chiến dịch 100 ngày trừng trị những người nước ngoài phạm pháp ở thủ đô. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này kéo dài đến tháng 8-2012 sẽ quét sạch những người nước ngoài nhập cư, sống và làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc.
      Trên các trang mạng lớn của Trung Quốc như Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã... đã xuất hiện những ngôn từ bài ngoại mạnh mẽ. Trang tìm kiếm Baidu và mạng Weibo mở chiến dịch kêu gọi người sử dụng Internet tố cáo những hành vi xấu của người nước ngoài ở Trung Quốc. “Những kẻ bỉ ổi ngoại quốc nên trở về đất nước của mình. Trung Quốc không là nơi cho chúng mày làm mọi việc mình muốn” - một blogger viết trên Weibo.
      Phát thanh viên nổi tiếng của kênh CCTV9 Dương Nhuệ cũng kịch liệt công kích. “Hãy cắt đầu những kẻ bỉ ổi ngoại quốc, chúng không thể tìm việc ở Mỹ và châu Âu nên đã đến Trung Quốc gom tiền của chúng ta” - ông này viết trên blog, và còn mô tả nhiều người nước ngoài là “gián điệp”, “làm tình báo cho Nhật, Hàn Quốc và phương Tây”.
      Giới chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh đang phải chật vật giải quyết những căng thẳng xã hội và đối phó với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại. “Nếu năm nay mọi thứ thuận buồm xuôi gió thì tình hình ở Trung Quốc không nhạy cảm đến thế - AP dẫn lời giáo sư Đại học Thanh Hoa Patrick Chovanec bình luận - Bắc Kinh đang chật vật với những căng thẳng xã hội của mình”.
      Chuyên gia Đại học California Jeremiah Jenne cho rằng Trung Quốc đang muốn thổi bùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để lái sự chú ý của dư luận khỏi những vấn đề khó khăn trong nước hiện nay. “Đây là thời điểm nhạy cảm ở Trung Quốc do quá trình chuyển giao chính trị - nhà phân tích James McGregor thuộc Hãng tư vấn APCO Worldwide cho biết - Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài đổ tội cho các thế lực bên ngoài khi bất ổn xảy ra”.
      MỸ LOAN

      TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012 TẠI NEPAL (Cập nhật nhiều lần trong ngày)


      -->-->-->
      TIN NÓNG: NGÀY 25-05-2012 :
      Cập nhật lúc 1pm:
      • 9 am 25-05: Big 3 đồng ý công bố hiến Pháp mới vào ngày 27-05
      • Mặt trận Madeshi phản đối bất cứ Hiến Pháp nào không có chế độ Liên bang và bảo lưu ý muốn có một Tiểu bang riêng cho người Madeshi.

      Cập nhật lúc 8am:
      -          Phó Thủ tướng Krishna Prasad Sitaula và Ông Gurung thuộc Đảng Quốc Đại đã chính thức nộp đơn từ chức. Như vậy Đảng Quốc Đại đã chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 1 tuần với chính phủ Liên Hiệp do Đảng Maoist cầm đầu.
      -          Tòa án Tối cao Nepal ra lệnh cho Quốc Hội Và Chính Phủ dừng lại tất cả các hành động và quyết định nhằm gia hạn Quốc Hội chiếu theo Phán quyết ngày 25/11/2011 của Tòa Án Tối Cao khi gia hạn lần cuối cho Quốc Hội vào năm rồi.
      -          Chủ tịch quốc hội Nepal Nembang ra lệnh cho Chính phủ phải hoàn tất Hiến Pháp mới trong vòng 3 ngày.
      -          Dân chúng ở Cực Tây Nepal bắt đầu Đợt Hai cuộc bandh nhằm chống lại sự chia cắt vùng này trong chế độ Liên Bang của Hiến Pháp mới.
      -          Bức xúc trước sự phiền nhiễu của các nhóm chính trị tổ chức bandh liên miên ảnh hưởng tới đời sống dân chúng và kinh doanh, các nghiệp chủ ở Janakpur đã đốt cháy 3 xe gắn máy của một nhóm biểu tình. Xe cứu hỏa đến dập tắt đám cháy trên đường về đã bị nhóm biểu tình đập phá hư hỏng nặng. Tension đang tăng cực điểm ở Janakpur.


      Dân chúng Cực Tây Nepal biểu tình ngày 24-05


      NEPAL - SỤC SÔI MÙA PHƯỢNG TÍM

      -TIN NÓNG SỐT TỪ NEPAL CẬP NHẬT NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: TIN NÓNG NGÀY 25-05-2012
       
      -->
      HỒ SƠ NEPAL:

      -->
      Xin gửi đến Quý Bạn Đọc loạt bài phóng sự “Hồ sơ Nepal” của tôi. Loạt bài này tôi dự định viết 8 bài như sau:
      1- Sục sôi mùa phượng tím
      2- Một nước cộng hòa mới đã sinh ra- Mùa hè 2008
      3-Vụ án vẫn còn bí ẩn: Thảm sát hoàng gia
      4-Thời hoàng kim của giới quý tộc Gorkha
      5- Shah - triều đại sắt máu nhất Nepal
      6-Tarai vùng đất nóng
      7-Người Tharu – hậu duệ của vương quốc Thích Ca
      8-Nepal tương lai: cầu nối giữa Ấn Độ và Trung Hoa 

      Loạt bài này tóm tắt những sự kiện lịch sử cận đại trong khoảng 100 năm cho đến ngày nay nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về Nepal. Tuyến bài này sẽ đi từ gần đến xa, bám theo các chủ đề nóng nhằm giải thích căn nguyên những xung đột hiện tại bắt rễ sâu xa từ quá khứ. Hy vọng loạt bài này mang lại cho bạn đọc một cái nhìn rõ hơn từ bên trong đất nước vẫn hãy còn xa lạ với nhiều người Việt dù rất nhiều Phật tử Việt Nam đã đi hành hương đến đó và biết rằng đó là nơi sinh ra và là quê hương của Đức Phật Thích Ca. Cũng như mong  thông qua những trải nghiệm khổ nhọc của đất nước trên mái nhà thế giới này mà rút ra bài học về sự chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ.
       Tôi đã bám sát tình hình Nepal suốt 8 năm nay và nhận thấy đây là thời điểm tốt nhất để khởi đăng trước điểm sôi 27/05/2012.



      BÀI I - SỤC SÔI MÙA PHƯỢNG TÍM

      Tháng Năm 2012

      Cứ vào độ tháng 4 – 5, hoa Jacaranda nhuộm tím các con đường thủ đô Kathmandu của nước Nepal tạo nên một sức quyến rũ đến nao lòng. Loài hoa có màu sắc hiền dịu này xuất xứ từ Nam Mỹ, được người Việt gọi là phượng tím, thường mang lại cảm giác thư giãn trong những ngày hè bức bối ở Thung Lũng Kathmandu. Tuy nhiên, với tôi, mùa phượng tím của Kathmandu suốt 8 năm qua luôn sục sôi, nóng bỏng. Không phải vì thời tiết mùa hè.
         Thông thường từ giữa tháng Ba đến hết tháng Năm hàng năm là mùa đẹp nhất để  đi dạo núi (trekking) và leo núi (mountaineering) ở Nepal - đất nước có dãy Himalaya làm xương sống. Dân trong nghề gọi đây là mùa cao điểm du lịch, có thể coi như mùa thu hoạch chính của xứ sở mà 80% ngoại tệ thu về từ ngành công nghiệp không khói. Nhưng, hai năm nay tôi thường từ chối và khuyến cáo bạn bè đừng đến Nepal vào tháng 4-5 hàng năm.   

      Nepal là một nước cộng hòa trẻ ở vùng Himalaya - mới 4 tuổi sau khi chuyển đổi từ Vương Quốc Hindu cuối cùng trên trái đất.Nhìn trên bản đồ, quốc gia này giống một con tê giác nằm trên lưu vực sông Hằng với chiếc sừng nổi tiếng là đỉnh núi cao nhất thế giới – Everest. Diện tích 147,181 km2, dân số 26,6 triệu, mật độ dân số là 199,3 người/km2. Nepal là một nước bị khóa chặt trong đất liền, không có biển. Ngoài đỉnh núi cao nhất thế giới, niềm tự hào của quốc gia nhỏ bé này chính là Lumbini - nơi sinh của Đức Phật Thích Ca. Những đỉnh núi tuyết trên 8.000m, những thành phố cổ nhiều thế kỷ được bảo tồn tốt, phong cảnh quyến rũ, đa dạng và hài hòa về chủng tộc và văn hóa… là những yếu tố lôi cuốn hàng triệu khách du lịch đến để khám phá, trải nghiệm đất nước mệnh danh là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất của hành tinh.    


        Ở Ấn Độ và Nepal có một thứ văn hoá chính trị gọi là bandh (đọc là băng-đa theo phát âm của người địa phương), dịch tạm là tổng đình công. Hành động này chính là bắt công chúng làm con tin để làm áp lực với chính phủ hiện hành, vì các cuộc bandh chỉ chấm dứt khi chính phủ nhượng bộ. Ai cũng cảm thấy quái gở nhưng rồi mọi người đều buộc phải chấp nhận nó, không có cách gì ngăn cản hay xóa bỏ thứ văn hóa chính trị phường nghề ấy. Chỉ cần một đảng chính trị, một tổ chức chủng tộc/văn hoá/nghề nghiệp hay chỉ đơn giản đại diện một nhóm người nào đó kêu gọi bandh để làm áp lực một vấn đề gì đó lên chính phủ hay đối thủ của họ là toàn bộ một vùng, một thành phố sẽ tê liệt. Không một phương tiện giao thông gắn máy nào được di chuyển trừ xe cứu thương, ngoại giao, UN, báo chí. Không một công sở, trường học, cửa hàng nào mở cửa trừ bệnh viện và báo chí. Thông thường các cuộc bandh vẫn cho phép các xe chở du khách di chuyển nhưng làm sao có thể thoải mái tham quan khi nơm nớp lo sợ không biết xe mình đang đi bị ách lại hay bị ném đá vỡ toang hết cửa kính lúc nào bởi những cái đầu nóng của các hooligan; mà nào có vui vẻ gì khi thăm thú những thành phố, làng mạc hoang vắng như một thành phố chết, không một bóng người, không sinh hoạt sống động…Rồi bạn sẽ bắt gặp hàng dãy người xếp hàng dài lê thê 6-7 tiếng đồng hồ trước các cây xăng để rồi chỉ được mua 2 lít xăng. Bạn sẽ thấy cả xóm chạy lại giành giật mua gaz, lấy nước dùng. Rồi sẽ phải chung sống với cúp điện trung bình 8 tiếng mỗi ngày… Rồi những khi có các cuộc bandh kéo dài hàng tuần thì thực phẩm đắt đỏ cũng không có mà mua. Hơn sáu năm nay, mùa hoa phượng tím chính là mùa bandh của Nepal.

      Xếp hàng lấy nước tháng 4-2012
      Xếp hàng mua gas
        Chính trường Nepal suốt sáu năm nay chưa bao giờ bình yên và những ngày cuối cùng của tháng Năm năm 2012 này giống như cái nồi áp suất bị bịt kín đun sôi đến cực điểm. Bốn năm trước, tháng 05/2008, một cuộc bầu cử dân chủ đã bầu lên một Quốc Hội Lập Hiến với nhiệm kỳ hai năm và nhiệm vụ là viết nên một hiến pháp mới cho quốc gia cộng hoà trẻ nhất thế giới. 33 chính đảng tham gia vào Quốc Hội, trong đó Đảng Cộng Sản Thống Nhất Nepal (UCPN-Maoist) 39 % ghế , Đảng Quốc Đại Nepal 19% và Đảng Mác-xít Lê-nin-nit Thống nhất (UML) 18% chiếm đa số trong Quốc Hội được gọi là Big 3 (Ba Ông Lớn). Một thế lực thứ tư là Mặt Trận Madesh gồm các đảng chính trị của nhóm chủng tộc gọi là Madeshi (người Madeshi có nguồn gốc từ cực Bắc của Ấn Độ, định cư ở vùng Tarai của Nepal- chúng tôi sẽ có một phần riêng về vấn đề Madesh cực kỳ nhạy cảm này). Mặt trận Madesh gom được trên dưới 12% số ghế trong Quốc Hội vì thế trở thành lá bài chủ mỗi khi cần bỏ phiếu bất kỳ vấn đề gì trong Quốc Hội. Bởi vì Big 3 luôn luôn chia thành 2 phe là Maoist một bên, Quốc Đại và UML một bên nên Mặt trận Madesh liên minh với phe nào thì phe đó có thể thành lập chính phủ hay thông qua một quyết sách nào đó.
      Biểu tình đòi dân chủ chấm dứt chiến tranh tháng 05- 2006 (ở background là hoa phượng tím)
      BANDH ngày 15-05-2012


      Trải qua hết 2 năm chính thức và thêm 3 lần gia hạn kéo dài nhiệm kỳ thêm hai năm nữa, coi như 4 năm- 4 chính phủ- 4 đời Thủ tướng mà Quốc Hội Lập Hiến vẫn chưa thông qua được Hiến Pháp mới. Ngày 27/05/2012 này là hạn chót của Quốc Hội Lập Hiến để thông qua Hiến Pháp mới. Nếu không có được Hiến Pháp trong khi Quốc Hội Lập Hiến đã bị Toà Án Tối Cao bác bỏ khả năng gia hạn thêm lần nữa thì có nguy cơ Quốc Hội sẽ bị giải tán, toàn bộ quyền lực rơi vào tay Tổng Thống và Quân Đội, mầm mống nội chiến và bạo loạn lại có nguy cơ bùng phát.
         Việc đầu tiên chúng tôi làm mỗi sáng sớm mùa phượng tím 2012 này là gọi điện thoại để hỏi thăm hay thông báo cho bạn bè, người thân ngày hôm đó có bandh không. Tin tức về các cuộc bandh chiếm trang nhất tất cả các báo: “bandh đóng cửa trường học, cửa hàng”, “bandh ở Cực Tây Nepal”, “Double bandh ở miền Đông Nepal”, “Khách du lịch, hành hương bị nằm đường do bandh”, “90,000 học sinh bị bandh cản bước đến trường”,“bandh đẩy giá thực phẩm lên trời”, “các cây xăng cạn kiệt, hết xăng bán do bandh” …
        Nepal đang đếm ngược từng ngày cho đến ngày định mệnh 27/05/2012 với bom nổ, biểu tình và bandh khắp nơi, xảy ra hầu như mỗi ngày, cuộc này chưa dứt cuộc đình công khác đã kéo tới trong khi các chính đảng đấu đá nhau hỗn loạn từ các phiên họp Quốc Hội cho đến đường phố.

      Trời mỗi ngày một nóng

      Tarai là vùng đất chạy dài giữa chân dãy núi Tarai của Nepal và đồng bằng sông Hằng bắc Ấn Độ. Đây là vùng đất chiến lược vì Nepal là nước bị khóa chặt trong đất liền không có cảng biển nên gần như toàn bộ xuất nhập khẩu của Nepal phải thông qua đây rồi xuyên qua Bắc Ấn để ra cảng Kolkata cũng của Ấn Độ. Ai nắm Tarai, người đó quản thực phẩm, xăng dầu và mọi thứ của người Nepal. Người Madeshi hiện đang làm chủ vùng Tarai quan trọng này đẩy các nhóm cư dân bản địa Tharu, Kirat, Limbu ra xa các thành phố trung tâm.
       Giống như Bắc Ấn, mùa hè ở Tarai nóng không chịu nổi, có những ngày lên đến 45o C – 50oC.
         Sự kiện đánh dấu sức nóng mùa hè 2012 ở Nepal xảy ra tại Janakpur, thủ phủ của vương quốc cổ đại Mithila thuộc vùng Tarai, ngày nay án ngữ con đường huyết mạch về miền Đông Nepal.
         Buổi sáng ngày 30/04/2012 một cuộc biểu tình do Ủy Ban Tranh Đấu Mithila tổ chức tại giao lộ Ramanand ở thành phố Janakpur đã bị tấn công bằng bom. Cuộc biểu tình này nhắm chống lại đề án cấu trúc liên bang của chính phủ hiện tại cho Hiến Pháp mới. 5 người chết và 24 người bị thương. Tổ chức ́ Janatantrik Tarai Mukti Morcha (Lực lượng kháng chiến Tarai đấu tranh cho người bản xứ chống lại người Madeshi) nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này.
        Chính phủ Nepal, tất cả các chính đảng, Liên Hiệp Quốc đều lên án hành động khủng bố đẫm máu này của Janatantrik Morcha.
        Ngay lập tức trong ngày 30/04/2012 Ủy Ban Tranh Đấu Mithila kêu gọi bandh vô thời hạn ở Janakpur nhằm phản đối hành động khủng bố này.
        Hai ngày sau, 02/05/2012, trong khi dư âm của vụ khủng bố trước chưa dứt, một quả bom thứ hai nổ tại rạp hát Ram Janaki vào lúc 1:30 pm. Rất may là khi ấy bandh nên không ai ra đường vì thế không có thương vong.
        Cuộc bandh này ở Janakpur làm tê liệt cả miền Đông Nepal suốt 8 ngày cho đến ngày 09/05/2012.
        Thực ra bom đã nổ ở ngay trung tâm thủ đô Kathmandu từ hai tháng trước. Ngày 27/02/2012, ngay cạnh cây xăng quân đội gần Tòa Nhà chính phủ ở Babarmahal một quả bom đã nổ; giết chết 3 và làm bị thương 6 thường dân. Tuy thế vụ này không được chú trọng vì xảy ra quá sớm và riêng lẻ không nằm trong chuỗi bandh như một cơn động đất liên hoàn đang rung lắc dữ dội Nepal từ cuối tháng Tư đến nay. Chỉ có một điều đáng chú ý là vụ này cũng do một tổ chức khủng bố ở Tarai thực hiện: Samyukta Jatiya Mukti Morcha.
        Ngày 16/05/2012, dân chúng ở vùng cực Tây Nepal thở phào khi cuộc bandh kéo dài 19 ngày nhằm yêu cầu không được chia cắt vùng này trong chế độ Liên bang của Hiến Pháp mới dừng lại. Có thể tưởng tượng ra dân chúng khổ sở đến thế nào trong 19 ngày tranh đấu của nhóm chính trị vùng này. Thế nhưng niềm vui này không trọn vẹn vì hai ngày trước, 14/05/2012, tộc người Tharu đã kêu gọi bandh và ngăn chặn giao thông ở vùng giáp ranh với vùng Cực Tây với sự hổ trợ của đảng UCPN-Maoist chống lại hành động đàn áp người Tharu của đảng Quốc Đại Nepal.

      Bandh của ổng thì đang mần, nhóm của ổng sẽ theo tiếp, sau đó đến tui... vậy thì ông phải chờ tới lượt để tuyên bố bandh của ông

        Ngày 17/05 ở vùng Trung Nepal, chính phủ Nepal đã thỏa hiệp với  Ủy Ban Liên Hiệp Tranh đấu cho người Brahmans, Chhetris, Dashnamis and Dalits để họ dừng cuộc bandh  ở vùng này. Thế nhưng cũng ngày hôm đó Đảng Rastriya Prajatantra Party-Nepal đã kêu gọi bandh vào ngày 18/05 ở thủ đô Kathmandu, trong khi người Tharu kêu gọi bandh ở Tarai và Ủy Ban Tranh Đấu Cho Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ và Thiện chí Xã hội bandh ở toàn miền Đông Nepal.
      BANDH  ngày 22-05-2012

        Dân chúng ở vùng sâu vùng xa bị đói do lương thực viện trợ của chính phủ không vận chuyển lên được. Nông sản ở thôn quê đem đổ vì hư thối trong khi ở thành phố không có mà mua. Nhà máy, công xưởng đóng cửa không sản xuất; giao thông vận tải ách tắc. Nghiêm trọng nhất là 40% tour du lịch bị hủy bỏ – con bò sữa của kinh tế quốc gia gần như hấp hối. Tỷ giá Nepali Rupee bị rơi xuống thảm hại 90NR = 1USD (thông thường là 70/1). Nền kinh tế quốc dân của Nepal đang thả dốc không phanh.
         Tin nóng nhất ở Nepal hiện nay là cuộc bandh toàn quốc kêu gọi bởi Liên Đoàn Những Dân Tộc Bản Xứ đã bắt đầu từ 20/05. Ở Pokhara, thủ phủ du lịch của Nepal, du khách ngoại quốc bị ép phải đi bộ xuyên qua những con đường di vắng bóng người. Cũng ở Pokhara, cảnh sát dã chiến đã phải trấn áp các phần tử hooligan khi bọn này tấn công người đi đường. Ở Kathmandu còn tệ hơn. Chiếc xe của một bộ trưởng Bangladesh trên đường ra sân bay để về nước sau chuyến viếng thăm Nepal đã bị chặn lại. Một chiếc xe hơi của đài truyền hình Kantipur bị đập nát, một chiếc khác của đài truyền hình Avenues bị chọi đá, trong khi chiếc xe gắn máy của phóng viên quay phim đài Himalaya TV bị đốt cháy vào những giờ đầu tiên của cuộc bandh. Tổng cộng sau 03 ngày bandh của NEFIN có đến 30 xe hơi và xe gắn máy dán nhãn  PRESS của báo đài Nepal bị tấn công và đốt phá. Các nhóm quá khích còn xông vào cả những cửa hàng và quẳng hàng hóa ra đường. Cuộc bandh này mãi đến 5 giờ chiều 22/05 mới chấm dứt sau khi NEFIN và chính phủ ký thỏa thuận.

      Xe phóng viên bị đốt ngày 20-05-2012

      Xe phóng viên bị đốt ngày 21-05-2012

      Phóng viên bị thương trong ngày 22-05-2012 (Ảnh của phóng viên Nepal)


      Hooligans tấn công người đi đường (anh này mang thức ăn cho người thân đang nằm viện)(Ảnh của phóng viên Nepal)

      Xung đột giữa cảnh sát và Hooligan(Ảnh của phóng viên Nepal)

      ĐẤY LÀ BANDH! (Ảnh của phóng viên Nepal)


        Hôm qua, 23/05, Đảng Quốc Đại Nepal lên tiếng dọa sẽ rút lui ra khỏi chính phủ Liên hiệp mới thành lập chưa được 01 tuần nếu chính phủ xin gia hạn Quốc Hội thêm 03 tháng nữa.
        Liệu Nepal có điều khiển được cỗ xe đang lao dốc không phanh trên con đường lổn nhổn ổ voi đi tìm Hiến Pháp mới mà ai cũng muốn giành quyền cầm lái?
        Tại sao tình hình Nepal hỗn loạn cực điểm như hiện nay?
      (Còn tiếp)
         
      Tháng 05/2012
      Bài và ảnh NGUYỄN PHÚ (Viết tại Nepal)

      Phần 2:MỘT NƯỚC CỘNG HÒA MỚI ĐÃ ĐƯỢC KHAI SINH

      Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

      CHO & NHẬN

      -->

       Bài của Lê Đàn



      Tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
      Trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
      Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác





      Hạnh bố thí là cúng dường, hiến tặng hay san sẻ cho mọi người một điều gì đó như vật chất, tiền bạc (tài thí), những lời khuyên hướng thiện, những lời nói khai tâm mở trí (pháp thí) và sự an ủi, chở che, giúp vượt qua nỗi cô đơn, sợ hãi (vô úy thí). Trong đó, giúp người chuyển hóa được khổ đau và sợ hãi là pháp tu cao quý nhất trong các loại bố thí. Thực hành sự cho đi mà nhẹ nhàng, thảnh thơi, chẳng luyến lưu, không vướng bận bất cứ điều gì thì đạt đến Bố thí Ba-la-mật, xả ly tuyệt đối, đến bờ kia.
      Khi ta đem lòng giận một ai đó thì ta đau khổ. Nếu ta thực tập bố thí, buông bỏ sân hận thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia tức khắc; bờ của vô sân, an lạc, hạnh phúc và từ bi. Ta biết trong chiều sâu tâm thức của ta đều có hạt giống của sự độ lượng, sẵn lòng muốn hiến tặng, đem cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc. Những hạt giống và tâm hành này luôn có mặt trong ta.
      Sự bố thí xem ra cũng đơn giản và tự nhiên, phát xuất từ cái tâm thương yêu vô điều kiện. Người mới thực tập việc bố thí, cúng dường, hiến tặng thì hay ngại được bố thí, tức là nhận quà của ai đó. Thế nhưng, tương quan giữa cho và nhận là một điều lý thú, cho tức là nhận mà nhận tức là cho; sự thay đổi ngôi vị này khiến cho ta phải vắt óc suy gẫm. Người phương Tây nói “Give and take” cũng hàm nghĩa như vậy.
      Trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
      Nhưng trong đời sống hàng ngày tôi vẫn thích làm cho người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì. Khiến cho những đứa em của tôi phải phàn  nàn vì chúng muốn giúp cho tôi cái gì tôi cũng tìm cách chối từ, bởi một lý do là tôi còn đang tự lo liệu được và không muốn mang ơn ai, dù người đó là những đứa em ruột thịt của mình. Biết rằng nhiệm vụ làm anh cả đã giúp đỡ cho các em rất nhiều khi chúng chưa trưởng thành. Bây giờ các em đã ăn nên làm ra, chúng rất muốn đền đáp cho anh một chút, nhưng bị anh từ chối và chúng buộc lòng phải thốt lên: “Anh đã biết cho thì phải biết nhận chứ? Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!”.
      Tôi tiếp tục biện hộ cho cái quan điểm của mình, nhưng câu nói của đứa em in chặt vào trong đầu của tôi: “Không biết nhận thì cũng không biết cho”. Tôi cũng đã từng suy nghĩ chuyện phân biệt cho và nhận chỉ là sản phẩm của “cái tôi” đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “Give and take”, cho và nhận, nhận và cho; như là một bí quyết giao tiếp luân lưu tối thượng trên cõi đời này. Phải chăng cái “ngã” còn đứng ở đó đặt ra những chuyện “người cho kẻ nhận”, “kẻ có người không”, người trên kẻ dưới”… Mặc dầu kinh Phật đã dạy hạnh bố thí là hạnh đứng đầu của người con Phật. Bố thí theo tinh thần Bồ-tát thực hành Bố thí Ba-la-mật nghĩa là bố thí mà không thấy người bố thí, người tiếp nhận bố thí và vật bố thí, để không còn có người và ta, không còn tự ái, tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có “ngã”, còn nhị nguyên, còn tính toán hơn thiệt, còn có đi có lại, còn rất là đời, chưa đi vào con đường đạo. Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó đầy ắp trong đầu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng trí óc nhưng chưa thấu suốt bằng con tim để ứng xử mọi việc tự nhiên như hơi thở.
      Sau khi trải qua một hoạn nạn tôi không còn thắc mắc khi nhận quà, cám ơn mà không lúng túng. Chúng ta có thể gặp lại nhau, nhưng cũng có thể không còn gặp lại nhau nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. Ân nghĩa nguyện xin đền đáp, nhưng không phải tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa, mà luôn giữ đầy ắp tấm lòng biết ơn để luân lưu những ân huệ nhận được từ người này sang cho người khác, để chuyển hóa những đắng cay của sân hận nhận được thành ngọt ngào của hỷ xả và tha thứ đem hiến tặng người kế bên mà không cần ghi vào trong tâm sổ sách tuổi tên người.
      Lúc này đây, tôi không làm được gì cho ai, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy mình có rất nhiều thứ để cho, phải chăng vì tôi nhận được từ đất trời, từ mọi người xung quanh rất nhiều mỗi ngày, nhận được nhiều thì có rất nhiều cái để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng vừa đủ cho phần mình. Rồi đến lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng, mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng không ngừng, tự nhiên như bốn mùa thay đổi, như lẽ vô thường của vạn vật.
      Tôi bỗng hiểu tại sao trong sáu pháp Lục độ Ba-la-mật, bố thí là hạnh đứng đầu. Khi đã thực hành bố thí và hiểu ra chân lý thì ta sẽ có được quyền tự do căn bản và tối thượng thực sự của con người; có được an lạc và hạnh phúc vô biên ở cõi Lạc phố trần gian này.
      Lê Đàn

      Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

      CHA PU CHÚ MÉT

      -->
      CHA PU - CHÚ MÉT
      Sáng nay đang uống ly cà phê mà bật cười sặc muốn tắt thở. Nghe cái tin anh Pu nhường chức chủ tịt Đảng và tiến cử kẻ lau ghế cho mình làm tướng thủ đố ai mà không chết vì cười.
        Mình đã ngờ ngợ cái trò này từ khi chú Mét tiến cử anh Pu làm tướng thủ nhiệm kỳ vừa rồi. Chả cần ai bật mí hậu cung, mấy năm qua ai cũng biết ai mới là Sa hoàng thực sự của nước Nga.

        Anh Putin của nước Nga
        Tài năng đầu sói trơ da
       
        Này nhé: cao thủ judo, lái trực thăng - tàu ngầm, đi săn, đi câu cá, làm người mẫu khoả thân (demi thôi) … Anh đến một media event cầm cái cọ quẹt quẹt màu thế là thành một bức tranh bán được cả 500 ngàn tổng thống Mẽo… Tài đến thế trái đất này làm sao kiếm ra người thứ hai? Nên anh phải cầm cương nước Nga thôi.


      "BỨC TRANH" CỦA RANH HOẠ PUTIN. TƯỚNG THỦ PU NGUỆCH NGOẠC MỘT BỆT MÀU XANH VÀ CHẤM CÁC ĐỐM TRẮNG. MỘT HOẠ SĨ DO BAN TỔ CHỨC  CỬ RA TÚT LẠI CÁI Ô MÀU VÔ NGHĨA KIA VÀ NÓ THÀNH RA NHƯ THẾ NÀY... (Mình nghi ngờ đầu óc thẩm mỹ của dân thượng lưu Nga bây giờ quá. khi có người bỏ ra nửa triệu tổng thống Mẽo cho thứ hàng rởm này...)


      CHÚ PU - CHA VÉT

        Mặt trơ mày tráo đến thế là cùng.
        Mà tại sao họ lại phải bày cái trò mèo này ra làm chi thế nhỉ? Cứ tuyên bố làm Sa hoàng một phát cho nó đỡ mất công.
        Sợ ai vậy ta? Chắc chắn không phải mấy anh Mẽo bên kia đại dương. Càng không phải mấy anh chị nắm tay lỏng lẻo của Cựu lục địa.
        Sợ "NƯỚC" đấy! Thứ có thể đẩy thuyền mà cũng có thể lật thuyền.

      Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

      TRUYỆN CHƯỞNG 2

      -->
      Ông Trần Bạch Đằng (khỏi cần giới thiệu về tiểu sử ông này há, xin search Wiki giùm ;D) có lần trả lời phỏng vấn, hình như của Kiến thức ngày nay thì phải. Khi được hỏi đại ý nếu phải sống trên một hoang đảo mà chỉ mang theo hai bộ sách thì sẽ mang theo sách gì. Ông nói một trong hai bộ phải là “Tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung xếnh xáng.
        
        Tuyệt chiêu “PHÁ CHƯỞNG HỌC THỨC” chân truyền từ Độc Cô Cầu Bại của tui trong bài 1 cũng từ bộ này mà ra.
      Chi tiết về tên của Đông Phương Bất Bại chỉ được đề cập thoáng qua một lần duy nhất trong cả bộ sách dày hàng nghìn trang. Đó là đoạn kể chuyện Lệnh Hồ Xung “hộ tống” “Bà Bà” rời khỏi gò Ngũ Bá Cương. Khi nghe các đệ tử Thiếu Lâm cật vấn “Bà Bà”, Lệnh Hồ Xung thầm nghĩ đến tên của Giáo chủ Ma giáo. ĐÔNG PHƯƠNG HOÀNH.
       Xin trích đoạn này:

        “Phương Sinh lại hỏi:
      -          Tệ phái cùng các đạo huynh ở Hắc Mộc Nhai có điều gì xích mích đâu? Sao đạo huynh lại hạ độc thủ sát hại Dịch sư điệt của lão tăng?
         Trong lùm cây vẫn không có tiếng trả lời.
         Lệnh Hồ Xung nghĩ thầm:
      -          Phương Sinh đại sư lặp đi lặp lại ba chữ Hắc Mộc Nhai nhưng ta chưa nghe thấy tên này bao giờ. Không hiểu nó là cái gì?
         Bỗng nghe Phương Sinh lại nói:
      -          Lão tăng cùng Đông Phương Giáo Chủ có quen biết từ trước. Đạo hữu đã hạ thủ sát nhân thì đôi bên ai phải ai trái sau này sẽ tính. Sao đạo hữu không xuất hiện để cùng nhau tương kiến?
         Lệnh Hồ Xung tự hỏi:
      -          Đông Phương giáo phái phải chăng là Đông Phương Hoành giáo chủ phe Ma giáo? Lão nổi tiếng là tay cao thủ đệ nhất hiện nay. Chẳng lẽ bà bà lại là người Ma giáo?”

         Tui thích Lệnh Hồ Xung hơn bất kỳ một nhân vật nam chính nào trong các bộ truyện Kim Dung. Đoàn Dự thì quá hề, Kiều Phong thì quá lý tưởng. Quách Tĩnh thì quá khờ khạo, Dương Quá thì quá siêu phàm. Và nhân vật mà tôi ghét nhất là Trương Vô Kỵ. Là Giáo chủ một giáo phái sáng lập nên một triều đại mới ở Trung Hoa, võ công có thể nói là cao cường nhất trong tất cả các nhân vật của Kim Dung (mà tự luyện thành nữa mới ghê). Thế mà suốt ngày cứ luẩn quẩn quanh gấu váy các cô gái đẹp làm chuyện tầm phào, chưa bao giờ tự nghĩ ra và làm được một đại sự gì ra trò, chỉ toàn là ăn may. Thế nên không lạ là trước đây có một chàng cao bồi ngông nghênh, ngưỡng mộ những trò mèo của nhân vật giả tưởng này đến mức vẽ tên Vô Kỵ lên cánh máy bay của mình. Giáo chủ như thế thì bị lật đổ và loại ra khỏi vị trí tối cao là phải. Phi công thời chiến, tướng tư lệnh, thủ tướng như thế, mất nước là phải.

         Hồi trước tui không nghĩ ra tại sao tui, một gã không biết và không thể uống rượu, lại say mê một nhân vật yêu rượu nhất trên đời, yêu rượu hơn cả tính mệnh của mình như Lệnh Hồ Xung. Trong Tiếu ngạo giang hồ có mấy đoạn kể chuyện uống rượu vào bậc thượng thừa. Đoạn kể Điền Bá Quang vào hầm rượu ngon lấy hai vò và đập vỡ tất cả các vò còn lại rồi gánh lên núi uống với Lệnh Hồ Xung – quý bạn đến mức như thế thì có gã thư sinh mặt trắng nào hơn? Đoạn uống rượu trên sông với Tổ Thiên Thu – nội dung phải đi đôi với hình thức, rượu cũng vậy: rượu ngon phải có đồ uống thích hợp cho từng loại. Và đoạn uống rượu ở Cô Sơn Mai Trang – rượu hoà quyện vào nghệ thuật.    
         Thế nhưng tất cả những trò thưởng rượu đó không nhằm nhò gì với dân nhậu Việt Nam ta bây giờ. Ngũ tiên tửu của Lam Phượng Hoàng giờ làm sao sánh với “rượu con gì cũng ngâm” bắt được từ rừng sâu núi thẳm đến biển cả mênh mông? Mấy món đồ uống đó làm sao so sánh với ly tách của giới chơi cổ vật bây giờ? Còn rượu ở Cô sơn mai trang làm sao so sánh với các bộ sưu tập rượu của quan chức và đại gia? Và nhất là thời ấy làm gì có bia? ;D
         Nếu Lệnh Hồ Xung mà sống ở Việt Nam thời đại bây giờ, bảo đảm anh chàng đệ tử Lưu Linh này sẽ không màng trở về thời đại mà Kim Dung đã tạo ra cho anh ta. ;D

         Buồn thay, cái sự uống rượu vô hạn độ đó của đàn ông Việt Nam hiện nay không phải là một ưu điểm cho một đất nước nghèo nàn, lạc hậu đang cần phải làm lụng cần cù hơn, cần sống tiết kiệm hơn, cần ăn uống lành mạnh hơn!

      (Còn tiếp)