Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

KỲ NHÔNG PHẠM DUY

Phạm Duy: -Người viết nhạc: thiên tài
                   -Thơ phổ nhạc: kẻ đại tài "mượn" của người khác làm của mình rồi phớt lờ ngay cả "chính chủ"... lại còn  ngụy biện: nhờ tôi mà các bài thơ ấy mới nổi tiếng... trong khi đúng lẽ phải xin phép nhà thơ cho phép mình phổ nhạc bài thơ của người ấy, sau đó còn phải thực hiện nghĩa vụ tác quyền với tác giả thơ. KHÔNG SÒNG PHẲNG!
       -Tư cách sống: Kỳ Nhông.

   Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng xin hãy sòng phẳng với lịch sử vì Phạm Duy cũng là một trong những nhân vật của lịch sử VN hiện đại.
                  Người-Không-Phải-Là Fan-Cuồng-Của-Phạm Duy: Nguyễn Phú 

Cập nhật 02/02/2013:  mình không phản bác chuyện trở về của ông Phạm Duy, đấy là quyền tự do của mỗi cá nhân (được sống nơi mình chọn lựa). Giá như ông sống tĩnh lặng và không "đ (d) ại ngôn" như Tướng Nguyễn Cao Kỳ... Nhưng như thế đâu còn là Phạm Duy... Chợt liên tưởng đến một cuốn sách của thầy Nguyễn Trọng Văn của mình "Phạm Duy đã chết như thế nào?" Sách viết mấy chục năm rồi mà vẫn còn rất thời sự. Hay một câu bình luận của blogger Cô Gái Đồ Long: "Phạm Duy còn bảo rằng nếu trước khi ông ra đi như Hoàng Cầm mà nghe được những tổ khúc của mình được công bố rộng rãi trên sân khấu thì đời mới thật mãn nguyện lắm lắm. Nhưng mà làm người chẳng nên tham lam quá!"  
        NP

 ******************************************************************************
   Thì ra trở về qui hàng chỉ để tìm lại cái ảo vọng hào quang. Về để bán cái danh dự còn sót lại - để được sống trong kẻ hầu người hạ ? để chạy "mánh" bằng cái gia sản âm nhạc mà thỏa mãn dục vọng ?

Cứ nhìn một ông già tóc bạc da nhăn nheo, lơi lả bốc hốt, sờ mông bóp ngực các cô gái bằng tuổi cháu cố nội cố ngoại, bên bàn tiệc bia rượu, không ít người chau mày khó chịu ?

PHẠM DUY - KẺ QUI HÀNG, ĐÃ CHẾT TỪ NĂM 2005 ... 

http://www.trinhanmedia.com/2013/01/pham-duy-ke-qui-hang-chet-tu-nam-2005.html
Hoàng thị Hoài Hương
28-01-2013

Phạm Duy nói: "Yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi". Phải nói lại: "Yêu nước của "tôi" nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi".

Tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời vào ngày chủ nhật 27-1-2013 tràn lan trên mạng. Ông qua đời tại Việt Nam, thọ 92 tuổi. Thật ra Phạm Duy với những trường ca quê hương, đã chết từ lâu, từ năm 2005 khi ông trở về qui hàng và sống tại Việt Nam.
Hãy đọc những lời chối bỏ của Phạm Duy khi BBC hỏi trong buổi phỏng vấn ngày 19-12-2012 (cách đây hơn 1 tháng)

BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Phạm Duy: Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi."


Quên thật ư - " Một Ngày 54, Một Ngày 75" ??!!! Khi loài quỉ dữ xua ta ra đại dương ???
Và đây: "Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm." 
Thì ra trở về qui hàng chỉ để tìm lại cái ảo vọng hào quang. Về để bán cái danh dự còn sót lại - để được sống trong kẻ hầu người hạ ? để chạy "mánh" bằng cái gia sản âm nhạc mà thỏa mãn dục vọng ?

Cứ nhìn một ông già tóc bạc da nhăn nheo, lơi lả bốc hốt, sờ mông bóp ngực các cô gái bằng tuổi cháu cố nội cố ngoại, bên bàn tiệc bia rượu, không ít người chau mày khó chịu ?


Tự trọng đâu ? "Đạo ca" đâu ? Triết lý sống của "Chàng dũng sĩ và con ngựa hồng" không thắng nổi Tham Sân Si trong người nhạc sĩ già háo thắng ?

Đấy hình ảnh Phạm Duy vào tuổi 84, đãi bôi, phản bội thế đấy.

Ông nói với BBC, "Tôi về đây [VN] là vì tôi yêu nước".
Yêu nước như đảng đã từng hô hào yêu nước ? yêu nước nên vội bỏ quốc tịch Hoa kỳ để chạy chọt được yêu xã hội chủ nghĩa, yêu bạo quyền tư bản đỏ ?

Vâng ông đã về, bằng cái đầu cúi, cái lưng cong và hai chân quì,
Không ai cản ông trở về quê hương sống cuộc đời già yếu còn lại. Nhưng phải sống sao cho có nhân cách, sống sao cho đúng nghĩa con người.

Ôi, các dân oan bị cướp đất, cướp nhà, đang sống vất vưởng - nơi công viên, nơi vỉa hè
Ôi các em thanh niên đang bị đàn áp đánh đập trấn giữ tù ngục chỉ vì yêu nước
Ôi, những người đang "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi"

Phạm Duy chính là kẻ phản bội, một kẻ phản bội đáng bị nguyền rủa.
Chữ "yêu nước" không bao giờ dành cho ông Phạm Duy, cho dù ông là một nhạc sĩ đại tài.

Xin các người đang xử dụng ngòi bút, đừng xưng tụng vinh danh - một kẻ phản bội - quá lố mà vô tình đâm vào vết thương của những người đang hy sinh vì hai chữ yêu nước.

Trí Nhân Media

**************

PHẠM DUY: "TÔI VỀ ĐÂY LÀ VÌ TÔI YÊU NƯỚC"
BBC
19-12- 2012
Nhạc sỹ Phạm Duy kể lại những biến cố trong cuộc đời mà ông đã trải qua, từ cuộc di cư từ Bắc vào Nam, các sự kiện Mùa Hè đỏ lửa, tháng 4/1975 và chuyến vượt biên lênh đênh qua Hoa Kỳ của ông.
Trong phần II của cuộc trao đổi với BBC, chương trình BấmYour World, ông cũng dành thời gian nói về quan điểm sống, quan niệm sáng tác, về kỷ niệm của nhiều ca khúc và đặc biệt nói về chuyến trở về Việt Nam sau hàng chục năm sống ở xứ người.
BBC: Ông rời Việt Nam sang Mỹ năm 1975, ông có thể kể về toàn bộ chuyến đi và thời gian ông ở Mỹ được không?
Cũng vất vả lắm, nhưng cũng xong rồi. Đầu tiên tôi cũng không đi đâu được cả, bởi vì lúc đầu chỉ có 250.000 người Việt Nam ở rải rác khắp nơi, nhưng rồi nó lên đến 2 triệu người, thì tôi đi hát cho những người đó nghe.
BBC: Ông ở Philippines bao nhiêu lâu trước khi đến Mỹ?

Ở trong trại tị nạn hồi đó, đáng lý ra tôi phải đi ra ngoài ngay. Nhưng tại vì lúc đó tôi bị kẹt vì mấy người con còn ở lại. Thành ra tôi cũng nán lại. Nhưng hình như chỉ ở độ 3 hay 4 tháng thôi. Đi sang bên đó vào đầu tháng Năm, thì vào tháng Tám, tháng Chín thì tôi ra khỏi trại.
BBC: Và khi ông tới Mỹ thì có vấn đề gì không?
Không, không có vấn đề gì. Tôi không có coi cái gì là quan trọng cả. Tất cả giản dị lắm.
BBC: Khi đi Mỹ thì ông có tâm trạng như thế nào, ông có buồn không?
Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui.
BBC: Khi đi Mỹ, ông xuất bản cuốn “Musics of Vietnam” ra sao và việc biểu diễn âm nhạc của ông ở Mỹ thế nào?
Cái đó tôi viết lâu rồi, nhưng khi sang tới Mỹ, lúc đó mới kịp in ra. Cuốn “Musics of Vietnam” tôi viết từ lâu. Tôi đi gần như khắp nước Mỹ. Khổ nỗi là lúc đó tôi đã già rồi, đã trên 50 tuổi rồi, không đủ sức khỏe để đi nhiều thôi. Nhưng tôi sang bên đó, thì tôi đi hát chung với những người nhạc sỹ, ca sỹ Mỹ. Và đồng thời gia đình tôi cũng có mấy người đi hát với tôi. Hồi đó Khánh Ly cũng đi hát chung trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi luôn.
BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi.
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?

"Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui"
Rất tốt. Khi tôi về, đầu tiên, tôi xin lại, hồi tịch lại, tôi lại trở thành người Việt Nam ngay. Tôi không còn là người Mỹ nữa. Đó là một cái rất tốt. Đối với tôi và chính quyền ở đây không có vấn đề gì cả. Họ cũng thấy tất cả mọi sự trong cuộc gọi là giao tranh giữa hai miền như vậy, thì không có ai...
BBC: Còn phản ứng của mọi người nói chung ra sao?

Rất tốt. Là vì khi tổ chức một đêm “Ngày trở về” ở Hà Nội, thì tất cả các ca sỹ thượng thặng đều tham gia hết.
BBC: Cảm xúc của ông khi trình diễn “Phạm Duy – Ngày trở về” ở Nhà hát lớn như thế nào?
Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm. Tôi còn nhớ là lúc còn trẻ, tôi làm bài “Nhạc tuổi xanh”. Trong đó có một câu là “Đường ta, ta cứ đi”, thì bây giờ thì “Đường về, ta cứ về thôi.” Giản dị. Hồi đó tôi cũng thấy bình thường thôi. Tôi đã đứng hát trên sân khấu Nhà hát lớn cách đây gần 60 năm rồi. Bây giờ tôi trở lại, tôi cũng vui chứ. Chỉ có vấn đề là hát không có hay như ngày xưa thôi, dở lắm.
BBC: Được biết là chỉ có 10% bài hát của ông được cho phép ở Việt Nam, cái này đúng không?
Đúng rồi, nước nào người ta cũng có những quy định về vấn đề cho phép hay không cho phép. Nói cho đúng ra, sở dĩ tôi chỉ có 1/10 sáng tác của tôi thôi, là cũng giản dị là vì tôi không đứng ra xin phép. Nếu tôi xin phép, có thể họ cũng cho ra đấy. Nhưng ở đây phải xin phép mới được. Thế thôi, không có gì khó cả. Rất giản dị. Những người ngoài thấy là hơi bất bình là vì tại sao tôi nhiều bài như vậy mà chỉ cho tôi có 100 bài thôi. Nhưng khổ nhất vấn đề là tôi phải đứng ra tôi xin thêm thì người ta mới cho chứ. Không xin thì người ta không cho.
BBC: Ông có không băn khoăn gì về chuyện phép tắc đó không?
Tôi nói rằng tôi về đây, cứ hát một bài của tôi là cũng xong rồi. Đừng nói là được hát 100 bài. Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi.
BBC: Ông có viết một số bài gọi là “Hương ca” nói về cảm xúc của ông khi về nước đúng không?
Đúng, những bài đó là tâm tình của tôi đấy. Lúc tôi về nước, tôi làm 10 bài hương ca. Nhưng mới xin phép được 5 bài thôi. Bởi vì tôi chỉ mới xin phép 5 bài thôi. Ví dụ như bài “Hương rừng Cà Mau”. Đây là bài thơ của một thi sỹ tên là SơnNam. Tôi làm một bài để xưng tụng những người đầu tiên đi khai phá miềnNam.
'Đang xin phép'
BBC: Trước đây ông có một trường ca rất nổi tiếng là “Mẹ Việt Nam,” tác phẩm này có được phép không?

“Mẹ Việt Nam” và “Trường ca Miền Nam” là hai bài đang xin phép. Cũng mới gửi đi xin phép, thành ra không thể nói gì hơn được nữa. Nếu mà được thì càng tốt, bởi vì những bài đó xưng tụng sự thống nhất của đất nước và con người.
BBC: Ngoài bài “Mẹ Việt Nam”, cũng có bài “Việt Nam, Việt Nam”, Việt Kiều ở Mỹ nghĩ gì về bài đó?
Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm. Bởi những người đó vẫn còn nuôi oán thù. Mà tôi chủ trương là sau 30 năm trời, thì phải đến các lúc mà có sự hòa hợp dân tộc. Thì phải thế thôi. Thế còn người nào cất tiếng lên chửi bới nhau chỉ vì đi về Việt Nam không thôi, thì tôi không nói chuyện với họ. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Khi tôi làm bài đó ra, tôi đâu có nghĩ đến trường hợp đến một ngày nào đó, có một người Việt Nam ở bên Mỹ lại hát bài đó. Tôi chỉ làm ra thôi. Cái tình cảm của tôi lúc đó vẫn là hòa hợp dân tộc.
BBC: Ông viết “Mẹ Việt Nam” năm 1965, tại sao lúc đó ông lại muốn viết bài này?
Đầu tiên nước Việt Nammình sinh ra là một nước theo chế độ mẫu hệ. Tức là xưng tụng người đàn bà nhiều hơn. Tôi cũng dựa vào cái đó để tôi nói về lịch sử ViệtNam. Lịch sử Việt Namthì cũng có những lúc chia rẽ nhau như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh chẳng hạn. Thế nhưng cũng có thời họ thống nhất. Nước Việt Nam mình đã có thời kỳ chia cắt, thì phải có lúc thống nhất thôi.
BBC: Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC: Có một số bài chưa nói tới như “Gánh lúa.”
Ô, bài ấy hay lắm. Bài ấy vui lắm. Bài ấy là bài cuối cùng của tôi làm trong khi còn ở Kháng chiến. Bài ấy tôi diễn tả một đoàn người nông dân đi gánh lúa để nuôi lính, nuôi quân. Hay lắm. Khi tôi hát bài dân ca, thì cũng có khi có những người hát thay tôi bài “Gánh lúa”. Nếu tôi không nhầm, thì tôi giữ được nhiều “versions” của những người này, người họ hát. Họ hát hay lắm, rất ViệtNam.
BBC: Rất nhiều ca sỹ đã trình bày các bài hát của ông, ông nghĩ gì về họ?
Nhiều lắm. Thái Thanh suốt đời hát nhạc của tôi. Còn Khánh Ly cũng hát. Ai cũng hát hết, những người nhạc sỹ già đó. Còn những người nhạc sỹ trẻ như Tấn Minh hay Đức Tuấn hay Mỹ Linh cũng đều hát nhạc của tôi hết. Tất nhiên là họ hát những bài đã được phép. Nước nào cũng có quy luật của nó chứ. Anh làm sao đi quá luật được.
BBC: Từ đầu 1960 so với Tết Mậu Thân, thì nhạc của ông có thay đổi không?
Cái đó thì phải để người khác người ta phê bình, chứ tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thôi. Đại khái như bài nhạc của tôi làm hôm nay nó khác với bài trước như thế nào, thì tôi chịu chết (không thể biết được). Tôi không thể giải thích được. Người khác giải thích hộ tôi.
BBC: Nhưng có một số bài nói về thiên nhiên vào những năm 1950 và đầu 1960, như là bài ca “Sao” và “Chiều về trên sông”, ông có thể nói gì về quan hệ thiên nhiên và âm nhạc?
Lúc đó là lúc tôi bỏ qua trường hợp nhìn vào đất nước Việt Nam. Tôi muốn nhìn vào cuộc đời nhiều hơn. Tôi nói những câu chuyện về “Bài ca sao”, “Bài ca Trăng”, thì nó vượt ra khỏi nước Việt Nam rồi.
BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?
Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
BBC: Nhưng khi ông hát “Tâm phẫn ca”, sinh viên nghe thì họ thấy sao?
Cái đó thì họ phải thích chứ. Bởi vì cái đó cũng nói lên được lòng căm giận của họ cũng như của tôi, là vì chiến tranh kéo dài quá.
BBC: Về âm nhạc mà ông đã sáng tác sau khi về Việt Nam năm 2005, ông có thể nói về trường ca về “Minh họa Kiều”?

Về đây tôi mới sáng tác được toàn vẹn “Minh họa Kiều”. Vì “Minh họa Kiều” dài lắm. Nó dài phải đến hơn 2 tiếng đồng hồ mới hết. Tôi mới làm được 3 phần, về đây tôi làm nốt là phần thứ tư, về đây mới làm được, xong rồi. Tôi làm “Hương ca” là bản nhạc mới. Rồi tôi làm thêm những bài nhạc phổ thơ của thi sỹ Bích Khê. Đó cũng là những cái mới hết. Muốn biết nó ra sao thì phải mua đĩa để nghe thôi.
Trong “Hương ca” nó nói gì? Nó nói về tình yêu nước. Mà yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi. Ngày xưa tôi làm bài “Tình hoài hương” là vào 1950, thì cái đẹp của đất nước nó khác cái đẹp của bây giờ. Ví dụ như là ngày xưa còn có những người đàn bà con gái răng đen, và đồng thời ăn mặc quần áo nâu. Bây giờ người con gái, anh đi về vùng quê anh coi, họ mặc hoàn toàn giống như những người mới, chứ không phải như người cũ nữa. Vậy thì tình cảm của tôi cũng phải khác đi.
BBC: Ông chọn một bài thơ để phổ nhạc như thế nào, ông có thể cho một vài ví dụ?

Tại sao tôi chọn bài thơ của ông Hoàng Cầm, là vì lúc đó ông Hoàng Cầm là nhà vô địch của những bài thơ kháng chiến. Tại sao tôi lại phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư, là vì lúc đó, ông Phạm Thiên Thư đưa ra những loại nhạc lúc đó gọi là “Đạo ca”, là những cái mới hết. Ông Nguyễn Tất Nhiên là những bài ca ngộ nghĩnh, vui vẻ. Tôi chỉ có thể nói thế được thôi, còn đi vào chi tiết, không thể nói được.
BBC: Còn các bản “Tị nạn ca” thì sao?

“Tị nạn ca” là những bản nhạc nói chung về những vấn đề những năm không còn ở trong nước nữa. Đó là tị nạn chứ gì. Thế nhưng xong rồi thì tôi thấy là nó là những bản nhạc hơi “ảo ảnh quê hương”, chứ không phải là bản nhạc thật. Ngồi ở Bridgeway City mơ tưởng đến cánh đồng Việt Nam, thì nó hơi vô duyên quá (non-sense). Sau tôi quyết định tôi không nhắc đến nữa.
BBC: Giáo sư Trần Văn Khê sẽ viết về những tác phẩm nào của ông không?
Tôi không biết, chỉ biết là ông ấy đã viết được trên 100 trang rồi.
BBC: Ông là người rất nhạy về công nghệ, nhất là ứng dụng cho âm nhạc, ông đã sản xuất một CD đầu tiên ở Mỹ. Ông có thể nói gì về chuyện này?
Giản dị thôi, ngày xưa, tôi đi học ở trường Kỹ nghệ thực hành, thành ra những cái gì thuộc về vấn đề kỹ thuật, tôi thích lắm. Khi có được thời đại computer, năm 1982 là lúc computer ra đời, thì tôi vội vàng học ngay rồi. Từ đó tới nay, tôi áp dụng vào trong sáng tác nhạc, thì rất tốt. Nếu tôi không đi học được kỹ thuật, thì tôi không hiểu biết được kỹ thuật mới. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn những người khác là tôi thấy ngay được cái hay, cái ích lợi của computer và tôi dùng nó ngay.
BBC: Ông biết gì về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Âm nhạc của phong trào này khác gì với nhạc của ông?
Không, tôi không làm loại đó. Cái loại đó của người khác làm. Ông Tôn Thất Lập thì phải. Không phải tôi. Tôi không biết. Tôi không được nghe những bài đó. Tôi có biết là ông ấy có làm những bài hát là “Hát cho đồng bào nghe”, nhưng tôi không có ở trong tay để biết là bài đó ra sao. Tôi không dám phê bình.
'Sức mấy mà buồn'
BBC: Âm nhạc ở miền Nam Việt Nam ngày xưa có rất nhiều luồng, quan hệ giữa chúng ra sao?
Tôi cũng biết hết đấy, nói cho nó ngay ra mà nói là không biết thì không đúng, nhưng mà biết, nhưng nó không ảnh hưởng đến tôi gì cả. Tôi kính trọng những bài đó, thế thôi. Tôi không chê mà tôi cũng không khen.
BBC: Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì?
Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc.
BBC: Có sự kiện nào trong lịch sử làm cho ông buồn?
Không bao giờ tôi buồn cả, bởi vì tôi có bài hát gọi là “Sức mấy mà buồn”. Không bao giờ tôi buồn cả. Buồn làm gì, vô ích. Nếu có buồn, thì cũng chỉ buồn đại khái thôi, nói cho nó vui thôi chứ, không bao giờ tôi bị buồn cả.
BBC: Nhưng có một số bài buồn như là “Ngậm ngùi”?
“Ngậm ngùi” thì đâu có buồn. Đó là một bài hát an ủi. Ông ta làm thơ như vậy để khuyên mọi người trở về với đời sống bình thường thôi. Thì đó là an ủi nhau thôi chứ không có gì mà buồn.
BBC: Bài “Quê nghèo” chẳng hạn?
“Quê nghèo” thì thực sự là buồn. Đó là bởi vì chiến tranh. Tôi làm bài “Quê nghèo” đó là người ở quê là người dân nghèo, đói nhất ViệtNam, lại còn bị chiến tranh nữa. Thì tôi diễn tả đó thôi.
BBC:Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?
“Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người Việt Nam rất cảm động, rất thích, là bởi vì tôi nói được những cái đó lên.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Việt Nam nên chọn Hoa Kỳ hay Đại Hán?

Bàn Dân - Hào khí Diên Hồng & Tình thế hiện nay, Việt Nam chọn: Hoa Kỳ hay Đại Hán?

Bàn Dân

Xin phép được nói ngay: theo thiển nghĩ của tôi, Việt nam nên chọn Hoa kỳ, hãy chọn Hoa kỳ và ngàn lần chọn Hoa kỳ. Rõ ràng và dễ hiểu, vì:

A. (Với) HOA KỲ:

1/ Chưa bao giờ là quốc gia đi xâm chiếm một tất đất, biển, đảo của quốc gia khác.
2/ Chưa bao giờ cai trị, đô hộ, đồng hóa một dân tộc khác.
3/ Chỉ: mong muốn nước khác không chống mình, làm ĐỒNG MINH với mình... nhằm tìm lợi thế về ĐỊA CHÍNH TRỊ, tạo khối liên minh quân sự vững chắc hơn cho Hoa kỳ (các nước nhỏ yếu xem đó như là sự đầu tư quốc phòng, giống như đầu tư về kinh tế, của nước ngoài vậy), nghĩa là đôi bên, Hoa kỳ & nước chủ nhà đồng minh, đều có lợi, dẫu Hoa kỳ là phía phải bỏ công sức và của cải rất nhiều. Trong khi nước đồng minh chỉ cần có đất để cho Hoa kỳ thuê đặt căn cứ là được.
Nước đồng minh sẽ được Hoa kỳ giúp bảo vệ ngăn chặn ngoại xâm, lại được có tiền làm giàu đất nước. (Đồng minh của Hoa kỳ tại Châu Á, Châu Úc: Nhật bản, Hàn quốc, Philippine, Úc, Singapore, Đài loan, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonésia...họ là những nước khôn ngoan, thức thời, không bị cho ăn “Quả lừa” của Trung Quốc).
4/ Hoa Kỳ giúp nước đồng minh nhiều mặt: quốc phòng, an ninh, kỹ thuật quân sự, kinh tế v.v...Nhưng không phải vì thế mà Hoa kỳ bỏ qua các yếu tố về nhân quyền & tự do-dân chủ tại các nước đồng minh. Hoa kỳ xem nhân quyền & tự do-dân chủ là tôn chỉ sống nhân văn bất di bất dịch được minh định trong Hiến pháp Hoa kỳ từ khi lập quốc, đó là vì: Hoa kỳ muốn giúp nâng cao dân trí cho nước đồng minh, tránh được hiểm họa độc-tài & ngu-dân.
>>> Hoa kỳ tranh thủ nước khác làm đồng minh với mình nhưng luôn mong muốn nước đồng minh có thể chế tự do-dân chủ, tôn trọng nhân quyền, văn minh tiến bộ.
Quốc gia đó không là người bạn tốt thì là gì ?????
@ Xin đọc thêm bài ”Nhân tính” của tác giả Bùi văn Bồng trên Blog Basam (10.01.2013), bài “Vận nước nhìn từ Trường sa” của tác giả Sơn Văn trên Blog Bauxitvn (01/2013), bài “Cái hoang tưởng của chúng ta” của tác giả Xuân Phong trên Blog Huỳnh ngọc Chênh.
Xin nói thêm: Hoa kỳ tốt như vậy, nhân văn như vậy, nhưng tại sao có khi cả Bên thắng cuộc và Bên thua cuộc lại cho rằng: “Hoa kỳ chơi xấu, đã bỏ rơi đồng minh VNCH, không can thiệp Hoàng sa khi TQ xâm lăng”, và mới đây, nhà sử “quốc doanh” Dương trung Quốc trả lời phỏng vấn BBC rằng: “Trung quốc chiếm Hoàng sa, Mỹ đồng lõa. Mỹ còn đứng sau lưng Pol Pot để đánh VN” (?).
Xin phép được trả lời:
Hoa kỳ rút khỏi miền Nam Việt nam vì:
1/ Một xứ sở lấy nhân quyền - tự do - dân chủ & pháp trị làm tôn chỉ để sống, nên chính phủ Hoa kỳ đã:
a. Biết LẮNG NGHE nhân dân Mỹ, biết TÔN TRỌNG nhân dân Mỹ khi họ lên tiếng tỏ bày (không muốn chính phủ Mỹ tiếp tục tham chiến và dính líu tại chiến trường VN nữa).
(Jane Fonda, nữ tài tử Mỹ biểu tình chống Mỹ tham chiến ở VN, rồi sang Hà nội ủng hộ miền Bắc, nhưng khi về nước không hề bị chính phủ Mỹ làm phiền gì cả).
b. Biết NGHE LỜI quốc hội Mỹ, biết tuân thủ nghiêm minh luật pháp Mỹ (Khi quốc hội Mỹ không còn cho phép chính phủ Mỹ tiếp tục tham chiến và dính líu tại chiến trường VN nữa).
c. Biết, hiểu: đảng phái là chuyện bình thường (Dù tổng thống thuộc đảng cộng hòa hay dân chủ, không cần biết. Trong bài Diễn văn nhậm chức của các tổng thống Mỹ không tìm thấy từ “ĐẢNG” bao giờ). Đảng phái là chuyện riêng tư của một tổ chức, dân không phải trả một đồng xu ten nào cho “ĐẢNG” cả. “ĐẢNG” hoàn toàn không được đụng tới dân. “ĐẢNG” mà xớ rớ tiền thuế của dân sẽ bị bỏ tù ngay. Nghị quyết của bất cứ “ĐẢNG” nào mặc xác, dân đều có quyền vứt sọt rác, không cần biết. Dân chỉ phải tuân thủ duy nhất luật pháp quốc gia lấy từ hiến pháp mà thôi. Tóm lại, dân chả sợ “ĐẢNG”, chả sợ chính quyền, chả sợ cán bộ, chả sợ quan chức – Dân chỉ phải sợ & phải tôn trọng luật pháp quốc gia rút ra từ Hiến pháp Hoa kỳ. “ĐẢNG” chả có quyền hạn gì với dân cả.
>>> Họ, chính phủ Hoa kỳ, đã có truyền thống bảo trọng Hiến pháp & Luật pháp quốc gia, tôn trọng tiếng nói của từng người dân, xem đó là nền tảng giá trị nhất, hiệu quả nhất, để điều hành & phát triển đất nước bền vững lâu dài như họ đã nâng niu gìn giữ từ khi mới lập quốc.
2/ Hoa kỳ đã hy sinh ở chiến trường VN gần 50 ngàn người, cộng với nhiều hệ lụy về kinh tế, đối nội, đối ngoại...
Hoa kỳ biết TÔN TRỌNG những người mẹ Mỹ, những người cha Mỹ, những gia đình Mỹ (có con em chiến đấu ở VN) xuống đường tỏ bày, chống sự tham chiến của chính phủ họ tại Việt Nam. Đó là:
Chính phủ Hoa Kỳ đã không vô cảm trước người dân của mình.
3/ VN là một chiến trường quá xa nước Mỹ và kéo dài thời gian quá lâu ngoài dự tưởng, nước Mỹ kiệt quệ vì chiến tranh... trong khi kỹ thuật và phương tiện khí cụ hiện đại lúc bấy giờ chưa đủ phát huy cho chiến trường phức tạp tại VN.
4/ Hoa kỳ đã làm đúng bổn phận: GIÚP, chấp nhận đổ rất nhiều xương máu, đầu tư rất nhiều sức lực, rất nhiều của cải để giúp. Nhưng Hoa kỳ không thể đóng vai trò THAY THẾ cho đồng minh khi điều kiện không cho phép. Vả lại, trên vai Hoa kỳ còn gồng gánh nặng trĩu các mối lo lớn hơn nữa: Mối lo Liên Xô “khủng” hơn là Trung cộng đói, lúc bấy giờ.
5/ Khi Cộng sản VN tập kết ra miền Bắc, họ đã giỏi cài cắm NGƯỜI, TÌNH CẢM, TÌNH BÁO (vợ, con, em, cha mẹ...) ở lại miền Nam, tạo điều kiện tuyên truyền, che dấu sự thật, rỉ tai, đấu tranh, chui sâu leo cao từ hạ tầng đến thượng tầng cơ sở của chính quyền miền Nam để khuynh loát, bọc lót, gây chia rẽ, làm mất ổn định, suy yếu tiềm lực chính trị, quân sự, kinh tế của VNCH. Hơn nữa, độc quyền báo chí, truyền thông & độc đảng toàn trị, miền Bắc có mọi lợi thế để lấn át tuyệt đối về tuyên truyền... so với miền Nam với thể chế tự do-dân chủ còn non trẻ, nhưng nhiều biến động chính trị nội bộ.
6/ Hoa kỳ đã chẳng thể lường trước được “biến thái” chiến tranh du kích “không giới tuyến” quá phức tạp, nằm ngoài thế mạnh sở trường của Hoa kỳ, một nước có tiềm lực số một về chiến tranh quy ước, tổng lực... Từ đó, Hoa kỳ thấy phải thay đổi cục diện chiến lượt toàn cầu: “Muốn thắng cộng sản thì phải để cộng sản thắng trước” mà thành lũy của nó đâu phải VN nhỏ bé: Nó là toàn khối cộng sản Liên Xô và Đông âu to đùng kia kìa. (Bên thua cuộc, nếu chỉ nghĩ vì VNCH không thôi, rồi lên án Hoa kỳ thì có hơi bị ích kỷ lắm không?).
Hãy “cho phép” Hoa Kỳ dành quyền ưu tiên thương nước Mỹ, trong tư thế này, hơn chút bạn ạ !
7/ Hoa kỳ là một quốc gia giàu - mạnh - nhân bản - tự do - dân chủ nhất thế giới, nhưng không phải Hoa kỳ vượt qua được tất cả. Tôi nghĩ, đối với VNCH, Hoa kỳ đã làm hết khả năng của mình trong điều kiện luật pháp & nhân dân Hoa kỳ cho phép. Vì một Hoa kỳ kiệt quệ sẽ đồng nghĩa với một “thành trì” cộng sản Liên xô lớn mạnh. Cái nào nguy hiểm hơn cho cả thế giới tự do???
8/ Sở dĩ Hoa kỳ không can thiệp khi Trung cộng đánh chiếm Hoàng sa của VN là vì, chính phủ Hoa kỳ nói chung – Tổng thống Hoa kỳ nói riêng: Không thể đạp lên luật pháp Hoa kỳ và nhân dân Mỹ, khi:
a. Quốc hội Hoa kỳ đã biểu quyết không cho chính phủ được phép tiếp tục can dự vào cuộc chiến ở Việt Nam.
b. Nhân dân Mỹ đã lên tiếng tỏ bày mong muốn của mình: "Rút khỏi cuộc chiến tại Việt Nam".
c. Sợ sẽ bị lún sâu trở lại với chiến trường VN, khó dứt ra + Hệ lụy khó lường khi phải đối đầu trực diện với Trung cộng. Trong khi Hoa kỳ muốn tranh thủ làm hòa với Trung cộng để lo củng cố lại nội lực sau khi sa lầy tại chiến trường VN và để chuyển đích sang “tên đầu sỏ”: khối Liên xô CS (thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới lúc bấy giờ). Sách lược này Hoa kỳ đi đúng và đã thành công: Liên xô+Đông âu CS đổ sụp tan tành. Nhân loại thở phào nhẹ nhõm. Nhưng VN lại “bất hạnh”, là thế.
Hoa kỳ rút lui khỏi Việt Nam, một thảm kịch của VNCH nói riêng, cho VN nói chung, song nó giúp lật qua trang sử “bi tráng” của Hoa kỳ, quốc gia làm nên kỳ tích đứng đầu thế giới văn minh nhờ biết THƯỢNG TÔN luật pháp quốc gia suốt chiều dài lịch sử dựng nước...mặc trong bối cảnh thuận lợi hay khó khăn.
Đương nhiên Hoa Kỳ phải hiểu: một thất thủ bi đát của VNCH sẽ đồng nghĩa với nổi nhục ghê gớm về “thua cuộc”, “phản bội” đồng minh của Hoa kỳ, hơn nữa, còn là nổi ám ảnh khó nguôi của nhân dân Mỹ. Nhưng Hoa kỳ không thể làm khác hơn. Hãy thử đặt bạn vào hoàn cảnh của nước Mỹ lúc bấy giờ ?
Theo tôi, “Bên thua cuộc”, người VN, hãy thông cảm và “cho phép” Hoa Kỳ dành quyền ưu tiên thương nước Mỹ nhiều hơn mình một chút!
9/ Như “một ân hận - sám hối” cho cái “lực bất tòng tâm” của mình, Hoa kỳ đã cố gắng trong khả năng để xoa dịu bớt nổi đau của “Bên thua cuộc” qua những cử chỉ: giải cứu thuyền nhân, Bảo lãnh H.O, định cư tại Mỹ, hỗ trợ nhân đạo, tạo công ăn việc làm, đấu tranh bằng ngoại giao với Bên thắng cuộc v.v…
* * *
Ngược chiều 180 độ với một Hoa kỳ nhân văn, Trung Quốc cộng sản (bản chất mãng xà) đã vùi dập tới bến “Bên thắng cuộc”: Trung cộng vừa kể công vừa đòi nợ vừa đá đít, xâm lăng, tàn sát, cướp bóc, phá hoại, tìm cách thôn tính... lại còn chơi khăm, bồi tiếp “quả lừa” 4 tốt - 16 vàng ( “Quả lừa” của Trung Quốc được chế biến bằng xái thuốc phiện “đồng chí anh em, môi hở răng lạnh, cùng ý thức hệ”, trong bí mật gài lưỡi câu, ngoài tẩm mật-ong-che-mắt made in china, nuốt vào thì buồn nôn, ói ra thì rách cổ họng, nghẹt thở). Tiến thoái lưỡng nan.
>>> Còn cái “cách nói” của nhà sử Dương trung Quốc thì nó hơi bị “quốc doanh”, “tính đảng” và “ngồ ngộ” nên khỏi cần bàn.
Xin thử đặt vấn đề: “Bên thua cuộc”, nếu, biết hiểu thật đúng lý do tại sao mình thua cuộc, biết soi lại mình trong gương và biết thường xuyên sờ lại sau ót... thì lúc đó “Bên thua cuộc” có thể đã không thành công nhưng lại thành nhân. Ngược lại, “Bên thắng cuộc”, nếu, không hiểu thật đúng lý do tại sao mình thắng cuộc, không biết soi lại mình trong gương, không biết thường xuyên sờ lại sau ót...thì “Bên thắng cuộc” có thể đã thành công nhưng chưa hẳn đã thành nhân. Song, tội cho Đất nước, “người thua cuộc” chính lại là Dân tộc Việt Nam ??? Đúng hay sai, câu trả lời xin nhờ quý vị.

B. (Trong khi) TRUNG QUỐC:

1- Từ ngàn xưa đến nay, luôn tìm cách bắt nạt, bắt triều cống, chinh phạt, lấn đất lấn biển, thổ phỉ cướp bóc, xâm lăng, cai trị man rợ, đô hộ, âm mưu đồng hóa các lân bang bằng nhiều thủ đoạn thâm hiểm, ác độc, đê hèn, tiểu nhân, ti tiện, bỉ ổi, tởm lợm với bản chất của quỷ sa-tăng, côn đồ, gian manh thảo khấu, ma cô, đầu gấu...có thâm niên đô-hộ-đồng-hóa-lân-bang lâu dài và tàn độc nhất lịch sử loài người. (xem cái gương Tây Tạng, nhân dân uất ức quá phải chọn cách tự thiêu để đấu tranh).
2- Khi chưa thực hiện được ý đồ xâm lăng, TQ không bỏ lỡ thời cơ, chúng tìm cách thâm nhập mọi ngõ ngách để mai phục, ếm quân, mua chuộc phỉnh dụ, cho ăn “Quả lừa”, tung tình báo phá hoại các lân bang dưới nhiều dạng, nhiều thủ đoạn, nhiều mánh khóe: vừa xoa vừa đấm, vừa ăn cướp vừa la làng, vừa hảo hảo vừa gài bẫy giăng lưới, vừa bắt tay vừa đá hậu, vừa “hợp tác” vừa gặm nhấm...thâm độc, dã man vô cùng tận.
>>> Chỉ riêng thời Mao trạch Đông, gần 50 triệu người dân vô tội TQ đã bị Trung cộng tàn sát man rợ (chúng giết dân bằng súng, bằng thủ tiêu, bằng cho xe tăng cán qua người, bằng búa, bằng cuốc xẻng, bằng chôn sống, bằng bứt tử, bằng đày đọa nhục hình, bằng đấu tố huyết thống... chúng độc ác hơn loài dã thú).
Đồng bào ruột thịt của chúng mà chúng còn giết như thế, huống gì chúng ta.
Lịch sử VN qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã minh xác: TQ là bọn giặc thảo khấu thâm hiểm tàn độc nhất thế giới, chúng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu xâm lăng và đồng hóa nước ta. Tiền nhân chúng ta luôn nhắc nhở và cảnh báo về bản chất lang sói mãng xà ngàn đời của bọn giặc Đại Hán phương Bắc. Kể mấy cũng không đủ.
Việt Nam từng bị giặc Tàu đô hộ một ngàn năm, từng bị xỏ mũi cho ăn “Quả lừa” xuyên thế kỷ 20-21, bị xâm lăng “Dạy cho bài học” (bản chất ngạo mạn của kẻ cướp mặt người dạ thú).
3/ Trung cộng không hề tốt với VN, mà ngược lại, Trung cộng muốn VN suy yếu tàn mạt để dễ bề thôn tính. Trung cộng rất sợ một VN hùng-mạnh-tự-do-dân-chủ & đồng minh của Hoa kỳ. Trung cộng chỉ muốn VN là một chư-hầu-gọi-dạ-bảo-vâng để tiến đến đồng hóa, hoặc là chư-hầu-phên-dậu-che-chắn-cho-mẫu-quốc rồi dần dần chúng tìm cách thôn tính & đồng hóa dân ta. Đó là mưu đồ chiến lược của TQ từ ngàn xưa đến nay & mãi mãi.
4/ Trung cộng còn bị thế giới lên án, nguyền rủa là bọn đầu sỏ: xỏ lá, đểu giả, bịp bợm, gian trá, lừa đảo, lật lọng, trở mặt, nói một đường làm một nẻo, làm hàng giả, hàng độc hại, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mạng tặc, hacker, phá rối thị trường, ăn thịt người...đủ mọi thứ xấu ghê gớm trên đời v.v…
5/ VN làm đồng chí với Trung cộng + nghe lời Trung cộng sẽ tàn mạt và bị Trung cộng thôn tính, xâm lược – Là nhãn tiền !
* * *
- Hiện nay, VN đang đối diện nguy cơ bị xâm lược toàn diện bởi mãng xà Đại Hán Trung cộng, mà sự thật, đất nước đã bị xâm lăng. Đất liền, biển, đảo, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, hàng hóa, thực phẩm, truyền thông, môi trường sống... đã, đang bị xâm lăng theo kiểu gặm nhấm, vết dầu loang, gián tiếp, trực tiếp để tiến đến xâm lăng toàn bộ.
- VN, hơn nửa thế kỷ, ngập trong nội chiến, đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ thổ tả, gây chết chóc, hận thù, ly tán, đổ vỡ...quá quá khủng khiếp rồi. Đến bao giờ thì Mẹ Việt Nam mới thôi đau thương, rỉ máu? Ai khôn ngoan, ai đúng, ai tốt, ai chính danh…xin hãy “đối đáp” người ngoài: quân xâm lược mãng xà Trung cộng đó. Hành động đi, đừng tìm cách đánh trống lãng, quanh co, xuyên tạc, tung hỏa mù, nói mà không làm…gây thêm chia rẻ hận thù dân tộc, làm suy yếu tiềm lực quốc gia.
Nhưng, thưa quý vị, phải chăng mỗi lần sơn hà nguy biến thì Hào khí Diên Hồng lại xuất hiện như sự kỳ diệu vốn có của dân tộc Việt nam: KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 & đính kèm TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 (theo tổng thống chế, vừa đăng trên trang mạng điện tử Bauxitevn) do Nhân sĩ trí thức yêu nước trong và ngoài nước Việt Nam biên soạn hiến kế để đất nước có điều kiện tốt nhất, hóa giải kẻ thù xâm lược man rợ Đại hán phương Bắc, lại vừa hòa giải hòa hợp dân tộc VN. Đó là Ý DÂN, mà ý dân là ý Trời.
Thời cơ đi liền với định mệnh tổ quốc: CỨU NƯỚC hoặc TỘI ĐỒ, ĐƯỢC cả hoặc MẤT hết?
Không thể nhập nhằng, lẫn lộn, lừng khừng và chậm trễ. Duy nhất, theo tôi, chỉ một câu trả lời đúng lúc này: TỔ QUỐC TRÊN HẾT. Một và chỉ một đáp số mà thôi.
Dứt khoát thì thắng, lừng khừng thì thua mà thua trắng.
Bàn Dân
26.01.2013

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

BÁO ĐỘNG ĐỎ: TRUNG CỘNG ĐANG DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY!

NP: Quan sát tình hình những tháng gần đây, chúng ta thấy Trung Cộng đang hành động như thể sắp đánh nhau đến nơi với Nhật Bản. Sự thật là thế nào?
   Là con cháu của Tôn Tử, thuộc nằm lòng "Binh Pháp", bọn lãnh đạo Trung Cộng hiện nay đang chơi trò "Dương Đông , Kích Tây", tung hỏa mù đề "Xuất Kỳ Bất Ý" đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.
  Vì có cho vàng Trung Cộng cũng chả dám đụng đến đại gia kinh tế-quân sự Nhật Bản có đồng minh hùng mạnh là Mỹ và châu Âu sau lưng.
  Còn cướp cái "gateway" Trường Sa (không đụng tới đất liền như đã làm hồi năm 1974 và 1988) của anh chàng ốm yếu, không có ai chống lưng là Việt Nam thì bảo đảm thắng lợi 100%.
  Hãy cảnh giác cao độ với thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng!

  Bài sau đây từ Tin Tức Hàng Ngày:
http://www.tintuchangngay.org/2013/01/bac-kinh-ang-nham-vao-truong-sa-cua.html
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Senkaku người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh Trung Nhật là điều khó tránh khỏi. Nhưng mình đồ rằng, điều đó không xảy ra.
Theo mình, bản chất của vấn đề là Trung quốc đang tìm cách đánh úp, chiếm đảo ở Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên cảnh giác.Có một ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.

Tấm bản đồ của những con lừa
Tấm bản đồ của những con lừa


Trên thực tế, Nhật Bản là nước đã và đang quản lý Senkaku từ hơn 40 năm nay và quan trọng hơn là Senkaku là món hàng đặt cược quá bé nhỏ cho một cuộc chiến. Dù muốn hay không, chiến tranh cũng sẽ tàn phá nội lực của cả hai bên mà đối với Trung quốc, Senkaku dù có chiếm được cũng không thể  so sánh với những gì đã mất.
Tiến hành một cuộc chiến với Nhật, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh?


Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, chỉ xét riêng về ý chí, tinh thần chiến đấu, người Trung Quốc thua xa người Nhật. Điều này là có lý vì tâm lý người lính bị ảnh hưởng bởi chính sách con một của Trung Quốc. Chẳng có người lính nào lại sẵn sàng ra trận để cầm chắc cái chết, đem lại sự đơn côi không nơi nương tựa cho cha mẹ mình.
Đó chính là tâm lý của lính Trung Quốc.Xét rộng ra, đối thủ cạnh tranh của Trung quốc trước mắt là Nga và Ấn Độ, hai ông lớn này đang ngồi ngắm và chờ đợi cả Trung quốc và Nhật bản đều rơi vào thảm họa chiến tranh. Khi điều đó xảy ra, những lợi thế chiến lược của Bắc Kinh giành được bấy lâu sẽ tan biến mà muốn có nó, phải trả giá hàng thế kỷ.

Điều này là đi ngược hoàn toàn với bản tính, thói quen “tọa sơn quan hổ đấu” của người Trung Quốc. Với Trung Quốc, không bao giờ họ muốn mình là một trong 2 con hổ đấu đó.Vậy tại sao Trung Quốc lại cố gắng duy trì tình trạng căng thẳng với Nhật?Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”.
Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó. Điều này, thiên hạ quen gọi là tìm cách chuyển sức ép ra bên ngoài, hay đánh lừa dư luận trong nước.Do đó, sẽ không có gì là lạ khi mà căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đâu dại nghe theo đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như La Viện đến mức “mất quyền điều khiển”.

Vậy thực chất Bắc Kinh đang nhắm đến điều gì?Nói gọn một câu là Trung Quốc đang nhắm đến chiếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Senkaku.Những động thái trên Hoa Đông và Biển Đông suy cho cùng cũng là tìm cách chiếm trọn Biển Đông theo tiêu chí đường lưỡi bò. Tất nhiên không dễ.Gây căng thẳng với Nhật, Hàn hay Ấn Độ và kể cả Nga, không chỉ lên dây cót cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nó góp phần xoa dịu những bất ổn như những cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Trung Quốc, mà còn để "giương đông kích tây" đánh lạc hướng dư luận quốc tế, chờ thời để ra tay đánh úp các đảo của Việt Nam. Lần này, Trường Sa là tiêu điểm.

Các bạn nên nhớ, đây mới là mục tiêu căn cốt trong chính sách bành trướng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.Chúng ta đều biết, Trung Quốc chưa đủ mạnh để cùng lúc ra đòn ở cả hai vùng biển, và chỉ với một vùng Hoa Đông thôi cũng chưa đủ. Nhưng với vùng Biển Đông thì sức mạnh của Trung Quốc thì quá đủ.
Tất nhiên, đánh đâu chứ đánh vào Trường Sa của Việt Nam thật không dễ chút nào. Nếu dễ thì Bắc Kinh đã làm từ lâu chứ không phải ngồi đó để thăm dò và bày trò này nọ.Mới chỉ vài ba tuần trở lại đây thôi, Bắc Kinh hung hăng hiếu chiến là thế, nhưng cũng đã phải tỏ ra lo ngại trước những bước đi của Mỹ, Hàn hay Nhật Bản. Điều mà Trung quốc cũng đặc biệt chú ý là người Nhật đã rũ bỏ tấm chăn cũ kĩ, vươn mình đứng dậy trở thành một võ sĩ Samurai thực sự với một sức mạnh quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng lợi thế hơn hẳn ở sự đoàn kết lòng dân trong nước cũng như đoàn kết quốc tế.

Những sự thay đổi này của Nhật Bản là xuất phát từ tính tự phụ, côn đồ hung hăng bất chấp đạo lý của Trung Quốc.Tham thì thâm, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Trung quốc đang cố tình ngoác miệng ra để nuốt những gì không phải của mình  như cha ông họ đã làm. Nhưng điều đó không dễ chút nào trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã thay đổi. Đối với Việt Nam, quốc gia nhỏ bé và khiêm tốn hơn nhiều lần so với Trung Quốc cũng không dễ dàng để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên vùng lãnh thổ hợp pháp của mình.
Đã có sự thay đổi lớn lao trong tư duy nhận thức cũng như về sức mạnh nội lực của dân tộc này về bảo vệ lãnh thổ. Lịch sử chiến thắng luôn đứng về phía chính nghĩa và người Việt Nam chưa khi nào hốt hoảng, run sợ trước những thách thức xâm lược từ phía Trung Quốc. Như thường lệ, cảnh giác trước chiêu trò mới của Bắc Kinh là điều chúng ta không khi nào được quên.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC

Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông


Giới phân tích cho rằng dù Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục cứng rắn theo quan điểm chỉ giải quyết vấn đề mà không có sự can dự của bên thứ ba.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuần này công bố rằng Manila sẽ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ra một tòa án trọng tài quốc tế, theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982.
Trong công hàm trao cho đại sứ Trung Quốc, Philippines đã liệt kê các hành động mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc tiến hành trên các đảo và bãi đá Biển Đông. Văn bản của Philippines cũng khẳng định yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp.
Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối mạnh mẽ việc Philippines "đi kiện", tái khẳng định quan điểm chỉ đàm phán song phương và còn tố ngược lại rằng Manila đã "xâm phạm các đảo của Trung Quốc".

Bước đi mạnh bạo

Giới quan sát cho rằng Philippines đang chấp nhận mạo hiểm khi tiến hành động thái này. Trung Quốc sẽ không ưa gì việc bị đưa ra tòa quốc tế, trong khi Philippines ngày càng phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế vào Trung Quốc.
Tuy nhiên Philippines muốn bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ có thể chứa đựng rất nhiều dầu và khí đốt ở Biển Đông.

Bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham. Ảnh vệ tinh Google.
Bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham, điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: Google
Cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh liên tục từ tháng 4/2012 khi các tàu thuyền của hai nước đối đầu nhau trong suốt mấy tuần liền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Kể từ đó Philippines và các nước trong ASEAN đã tìm cách nêu vấn đề tại diễn đàn khu vực của ASEAN, nhưng phía Trung Quốc gây sức ép để gạt chủ đề này ra khỏi chương trình nghị sự.
Từ trước đến nay Trung Quốc đầu muốn giải quyết các cuộc tranh chấp trên cơ sở song phương chứ không phải thông qua các tổ chức khu vực hay tổ chức quốc tế hay trong sự can dự của bên thứ ba nào.
Ký giả Benjamin Carlson, bình luận rằng dường như Philippines đi nước cờ mạnh bạo này nhờ cảm thấy sự hậu thuẫn lặng lẽ của Mỹ.
"Thật thú vị khi quan sát và chờ xem diễn biến sẽ như thế nào", Carlson viết. "Nếu Liên hợp quốc ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ".
Trong một động thái hiếm hoi, hôm 23/1 Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã đề cập đến tranh chấp Biển Đông, một cách thận trọng. Ông này nói LHQ sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn, nhưng cũng thêm rằng "tranh chấp trước hết nên được tìm cách giải quyết giữa các nước có liên quan".
Các nhà ngoại giao ở LHQ lưu ý rằng phát biểu của ông tỏ ra được cân nhắc cẩn thận để không thiên về một bên trong khi vẫn đề cao được quá trình phán quyết theo Công ước Luật biển của LHQ năm 1982.

Cuộc chiến tinh thần

Hầu hết các quan sát viên đều nói rằng hầu như chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý tham dự phiên tòa, theo chính sách nhất quán của họ về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.
Giáo sư Carl Thayer thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nói rằng nếu nếu tòa án của Liên hợp quốc (ITLOS) thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không. Ông cho rằng Philippines hy vọng có được một quyết định có lợi đem lại cho họ một chiến thắng tinh thần.
“Đây là một vụ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn mang nặng ý nghĩa tinh thần. Nếu tòa phán quyết chỉ một phần có lợi cho phía Philippines thì cũng đủ làm xẹp những yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc và đem lại tính pháp lý và vỏ bọc quốc tế cho phía Philippines.”
Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Singapore, thừa nhận rằng việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện tại tòa án “có lẽ sẽ không phải là một thắng lợi lớn về PR cho họ”. Và theo nhận định của ông thì đây cũng chính là mục tiêu mà chính phủ Philippine đang hướng tới.
“Tôi cho rằng về nhiều phương diện đây là một cử chỉ mạnh dạn của Philippines, họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ phản ứng một cách tiêu cực”, Bateman nói. “Nếu Trung Quốc chọn phương án từ chối, thì điều đó có thể dẫn đến sự phản đối từ quốc tế", và như thế bước đi của Manila là một cách "để tìm kiếm lợi thế" trong tranh chấp.
Nhưng Bateman cũng lưu ý là tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều có quyền theo quy định của UNCLOS chọn cách không tham dự phiên tòa có các quyết định buộc phải thi hành về các vấn đề liên quan đến biên giới trên biển và tranh chấp chủ quyền.
Bất kể trong trường hợp nào, hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí cho rằng những tuyên bố tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không có khả năng được giải quyết sớm. Theo kinh nghiệm của các tiền lệ, vụ kiện này sẽ phải mất từ 3 đến 4 năm mới có thể hoàn tất.

Phán quyết không có cơ chế thực thi

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói nước này phản đối việc Philippines kiện. Ảnh minh họa: People's Daily
Chen Shaofeng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có bất cứ tiến trình pháp lý nào trừ phi hai nước đều đồng ý. Theo Chen, sẽ không có chuyện Bắc Kinh chấp nhận một tiến trình như thế, và cũng không có khả năng Bắc Kinh chấp nhận hệ quả của một tiến trình mà họ không công nhận.
“Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có tiền lệ Trung Quốc cho phép một phán quyết quốc tế nào đối với các tranh chấp lãnh thổ dù đó là về đất liền hay vùng biển", Chen nói. "Phía Philippines biết rất rõ rằng đề nghị xét xử của họ cuối cùng sẽ không đi đến đâu, nhưng họ chỉ muốn làm cho vấn đề được quốc tế hóa nhiều hơn”.
Một dấu hiệu cho thấy khả năng này là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nhắc đến "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ đối với đảo tranh chấp với Philippines trên Biển Đông.
Nếu tòa án có đưa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng có thể làm ngơ. Chuyên gia Thayer của Australia cảnh báo rằng cho dù phán quyết có tính bắt buộc thi hành, nó cũng sẽ dễ dàng bị Trung Quốc bỏ qua nếu muốn, bởi hiện chưa có cơ chế và lực lượng nào để thực thi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ không đáp ứng mong muốn của Philippines về việc công nhận tiến trình pháp lý của tòa án quốc tế, bởi điều đó có thể tạo tiền lệ và động lực cho các nước khác cũng đang có tranh chấp ở Biển Đông làm theo, ông Thayer phân tích.
Phạm Ngọc Uyển (tổng hợp)

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Trung Quốc đã mất Miến Điện?

Yun Sun
Foreign Policy
15-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
Giới thiệu (của người dịch): Miến Điện cho Việt Nam hai bài học quý giá. Thứ nhất là cải tổ chính trị, cổ động dân chủ theo ý nguyện của toàn dân để tránh một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Thứ hai là kinh nghiệm đối sử (xử) với nước láng giềng Trung Quốc xảo quyệt. Chính sách không can thiệp vào nội bộ các nước được Trung Quốc rêu rao lâu nay chỉ áp dụng cho những nước mà Trung Quốc không thể vươn tới hoặc không có quyền lợi.

Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.
Hình (Xinhua): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng thăm xã giao Thái Lan.


Trong khi nền dân chủ còn hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc Kinh tranh luận làm sao khích động tình trạng căng thẳng sắc tộc để chọc tức chính quyền Miến Điện và duy trì ảnh hưởng.
Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đã tạo ra một vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao.Nhưng ngày nay, Miến Điện có một nền chuẩn dân chủ còn hỗn độn.Dân Miến Điện bực bội Trung Quốc vì đã ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế đất nước của họ.Miến Điện vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng: Trung Quốc gửi quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 vì quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu tình trạng trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc không còn có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á.
Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện) đã cải thiện quan hệ với Washington, gây lo ngại cho Băc Kinh về chính sách tái cân bằng hướng về Á châu của Hoa Kỳ. Tình trạng càng ngày trở nên xấu xa hơn cho Bắc Kinh. Trong nhiều tháng qua, các vị sư và dân làng tại miền trung Miến Điện đã phản đối việc mở rộng mỏ đồng lớn nhất nước Mongywa đang được khai thác bởi một công ty sán xuất võ khí Trung Quốc và một công ty cổ phần điều khiển bởi quân đội Miến Điện. Vào năm 2011, Tổng Thống Sein đình chỉ việc xây cất đập Myitsone trị giá 3.6 tỉ Mỹ kim do một công ty Trung Quốc đang thực hiện vì dự án này đi ngược lại với “ý nguyện của dân chúng”. Những cuộc chống đối Mongywa tạo ra những lo ngại rằng tất cả những dự án đầu tư của Trung Quốc tại Miến Điện gặp nguy hiểm.
Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012.  Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.
Hình (ABC): Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Nhà Trắng nhân dịp ông viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 11, 2012. Việc cải tổ chính trị và phát triển dân chủ do Tổng Thống Thein Sein chủ trương đã được toàn dân Miến Điện hoan nghênh và được các nước tự do dân chủ trên thế giới hỗ trợ.

Bắc Kinh có ít khả năng để ngăn ngừa Naypyidaw làm thiệt hại quyền lợi của Trung Quốc. Một nhóm ngày càng ồn ào trong giới ngoại giao Trung Quốc, bao gồm cả những phân tích gia của chính phủ và những chuyên viên về Đông Nam Á, hiện nay đang lập luận rằng Trung Quốc nên quay trở về với bạn cũ –những nhóm sắc tộc ở biên giới đang tiến hành những cuộc nổi dậy chống chính phủ ở quy mô nhỏ – để cải thiện ảnh hưởng của Trung Quốc ở Miến Điện. Ông Liang Jinyun, một giáo sư về Chính Trị tại trường đại học Cảnh Sát Vân Nam ở vùng Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một bài thuyết trình có ảnh hưởng, được phổ biến vào 2011, rằng những nhóm sắc tộc này nếu được “sử dụng” tốt “sẽ trở thành người bạn trung thành nhất ở tiền tuyến trong cuộc đương đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Miến Điện.”
Trung Quốc lâu nay duy trì được những mối quan hệ mật thiết với các nhóm sắc tộc thiểu số Wa và Kachin. Những nhóm này sinh sống ở miền Bắc và đã tranh đấu đòi tự trị kể từ khi Miến Điện trờ thành một nước độc lập vào năm 1948. Quan hệ này lên cao nhất vào thập niên 1960 khi Trung Quốc hỗ trợ Đảng Cộng Sản Miến Điện (bao gồm nhiều nhất là những người Wa và Kachin, cũng như người Trung Quốc)trong cuộc tranh đấu chống lại chính phủ trung ương thành công một phần. Sự trợ giúp vật chất và nhân lực của Bắc Kinh chấm dứt vào đầu thập niên 1990, mặc dầu những chính quyền địa phương tại tỉnh Vân Nam tiếp tục duy trì những quan hệ ở vùng biên giới giữa hai nước về những lãnh vực từ việc hơp tác thương mại cho đến những chương trình trồng trọt thay thế những cây ma túy. Naypyidaw đạt được một thỏa hiệp hòa bình với nhóm Wa vào tháng 11, 2011, nhưng quân chính phủ và nhóm Kachin vẫn còn ở trong tình trạng đánh nhau. Vào ngày 2 tháng 1, Miến Điện xác nhận rằng phi cơ đã được sử dụng để tấn công nhóm Kachin.Nhóm sắc tộc thiểu số này khoe rằng họ có một lực lượng gồm 15,000 người.
Bắc Kinh nói công khai rất ít. Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng, Trung Quốc và Miến Điện là những nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan nghênh sự cải thiện về bang giao giữa Washington và Naypyidaw. Một nhà phân tích của chính phủ Trung Quốc nói trong một buổi họp mặt riêng tư vào tháng 11 vừa qua rằng đối xử tốt đẹp với Miến Điện, như Bắc Kinh cảm thấy đã làm trong một ít thập niên vừa qua, đã không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, Trung Quốc nên “đa dạng hóa” phương cách tiếp cận. Một phân tích gia có ảnh hưởng khác nói rằng: “Những nhóm sắc tộc thiểu số ở biên giới là lá bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi hay.” Nhiều phân tích gia khác mà tôi được nói chuyện với trong một vài năm qua đồng ý với quan điểm này, mặc dù họ không nói công khai.
Những phân tích gia này tin rằng Trung Quốc nên làm trung gian hòa giải giữa Kachin và Naypyidaw để nhắc nhở Miến Điện về ảnh hưởng của Bắc Kinh và để làm cho việc ổn định hóa vùng biên giới được dễ dàng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nên hỗ trợ những nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới trong cuộc đấu tranh chống Naypyidaw bằng cách áp lực quân đội Miến Điện nới lỏng những cuộc tấn công và luôn luôn mở cửa biên giới để cho phép gỗ, ngọc bích, và những tài nguyên thiên nhiên khác lưu thông. (Việc buôn lậu ma túy không được mong muốn nhưng không tránh được vì biên giới không thể được kiểm soát hoàn toàn.)Theo những phân tích gia này, việc trợ giúp những nhóm thiểu số sẽ phục hồi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Naypyidaw và áp lực Miến Điện tôn trọng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của những phân tích gia này, Trung Quốc sau cùng không có gì để mất và được mọi thứvì Miến Điện tự sa vào vòng tay của Tây Phương.
Tại những buổi nói chuyện và sinh hoạt riêng tư, những nhà phân tích liên hệ với Bộ Ngoại Giao không đồng ý với quan điểm này. Họ đề cập đến chính sách lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào chuyện nôi bộ của các nước khác và tình hữu nghị song phương chặt chẽ với những nước như Miến Điện. Do đó, kích động cuộc tranh đấu của các nhóm thiểu số sẽ làm cho Naypyidaw xa lánh thêm. Nhiều người trong nhóm phân tách gia này tin rằng sự “mê loạn dân chủ” hiện nay, như một trong những chuyên gia nổi tiếng về Miến Điện đã gọi như vậy trong một buổi thảo luận riêng tư không phổ biến, đang gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc sau cùng sẽ tàn phai. Naypyidaw sẽ phải quay trở về với Bắc Kinh để được yểm trợ, nếu không, Miến Điện sẽ đi vào hỗn loạn. Sau cùng họ lập luận rằng tình hữu nghị giữa hai nước đã tồn tại nhiều thập niên – Hiện nay Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Miến Điện.
Về phần những nhóm sắc tộc thiểu số, họ hoan nghênh sự tham dự của Trung Quốc. Theo một nguồn tin trong Quân Đội Kachin Độc Lập, người Miến Điện không đáng tin cậy và cao ngạo. Do đó họ sẽ từ chối bất cứ một thỏa hiệp nào ngoại trừ thỏa hiệp được hỗ trợ bởi một cường quốc thế giới. Vì Hoa Kỳ chú trọng vào việc giúp đỡ Naypyiraw hơn là về phe với những nhóm sắc tộc thiểu số ương ngạnh, nhóm Kachin và Wa hi vọng rằng Trung Quốc là một đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi gửi một vài phái đoàn sang Washington trong vài năm vừa qua, những nhóm Kachin rất thất vọng rằng Hoa Kỳ thiếu chú ý đến họ. Theo một vài viên chức địa phương Trung Quốc, nhóm Wa không còn hi vọng gì để thay đổi nhận thức của Washington về họ. Hoa Kỳ coi họ như những “chúa tể ma túy” và “trùm buôn bán vũ khí.”
Hiểu biết Bắc Kinh lo sợ Miến Điện tự xa lánh Trung Quốc, hai nhóm Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên yểm trợ cuộc tranh đấu đòi hỏi một giải pháp ổn định chính trị và quyền tự trị. Điều này sẽ làm cho Trung Quốc mang tiếng xấu vì những người Tây Tạng và Uyghurs [Tân Cương] cũng đòi tự trị nhưng bị Trung Quốc chấn áp. Nhưng chính trị tạo ra những kẻ chung chăn chung giường kỳ lạ, và việc Trung Quốc yểm trợ nhóm sắc tộc thiểu số bướng bỉnh chống lại một chính quyền trung ương bất cẩn khó là một trong những điều mỉa mai nhất.
———————————–
Cô Yun Sun hiện là một học giả Trung Quốc đang thăm viếng và làm việc cho East Asia Project tại Henry L. Stimson Center, Washington-DC. Trước đây cô là một nghiên cứu gia của Center for Northeast Asia Policy Studies thuộc Brookings Institution tại Washington-DC (2011) và là một phân tích gia về Trung Quốc của International Crisis Group tại Bắc Kinh (2008-2011).
© Đàn Chim Việt

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Biết một nửa còn hơn không

Bài gốc: http://thongcao55.blogspot.com/2013/01/biet-mot-nua-con-hon-khong.html


Mấy ngày qua, ta hay gặp câu triết lý về bánh mì và sự thật trong bài viết của các "dư luận viên" xung quanh tác phẩm Bên thắng cuộc. Nói chung rất hài. Là kẻ quê mùa ít học, tôi cũng rụt rè thưa với các vị ấy, rằng một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật là một nửa sự thật. Đừng cố tình bẻ queo bảo rằng vì là nửa nên không phải sự thật. Biết một nửa còn hơn không biết gì, càng hơn khi chỉ biết "sự thật" giả dối, méo mó, bị che đậy. Nhiệm vụ còn lại của mỗi người mới biết một nửa là ráng tìm hiểu để biết nốt nửa còn lại kia cho sự thật trọn vẹn, chứ đừng né tránh. Trong một xã hội suốt bao năm sợ sự công khai, đặt ra hàng tỉ thứ rào chắn, cấm kị, "nhạy cảm" thì việc phô bày sự thật dễ làm người này sốc sợ-lo lắng, người kia hả hê-vui mừng. Trước sau, sớm muộn gì cũng phải vậy thôi.
Cái miệng của SỰ THẬT đây (Mouth of Truth). Có dám đút tay vô không?


Một người bạn tôi, anh Quang Đông đã viết thế này: “Sự thật hoàn toàn khách quan không bao giờ tiếp cận được nhưng ta có thể đoán bản chất qua một số biểu hiện bên ngoài. Còn lối so sánh có tính áp đặt, nhằm loại cách tiếp cận đa chiều chỉ là cách né tránh đi tìm sự thật”. Tôi cho rằng những người phê phán Bên thắng cuộc nên suy nghĩ về suy nghĩ ấy.

Khi công bố cuốn Bên thắng cuộc, tác giả Huy Đức chắc chắn không ngờ rằng sách của mình còn có tác dụng làm rõ bộ mặt của một số người lâu nay trốn kỹ trong đống rơm, che giấu con người thật của mình. Những người ấy không phải nhân vật trong cuốn sách, mà là người đã, đang lăm le hăm hở với cây bút hoặc bàn phím trong tay để làm nhiệm vụ “dư luận viên”. Bên thắng cuộc như thứ chất xúc tác khiến họ bộc lộ.
Hôm qua tôi được đọc bài của nhà báo Lưu Đình Triều trên báo giấy Tuổi Trẻ. Đã sống qua cái thời mà Bên thắng cuộcphản ánh, được tận mắt chứng kiến, tận tai nghe nhiều trường hợp tương tự nên tôi cho rằng việc ông Lưu Quý Kỳ phải nén tình cảm với đứa con đẻ của mình, nhất là nó từng đóng sĩ quan ngụy, để giữ lập trường bản lĩnh cách mạng là điều có thật, anh Huy Đức kể lại chả có gì sai thực tế. Và tôi hiểu, anh Huy Đức không có ý bêu xấu hạ thấp ông Kỳ cũng như anh Triều. Anh chỉ dẫn chứng một sự thực phù hợp với mạch ý đang thể hiện nên không thể tãi ra những râu ria khác. Việc anh Lưu Đình Triều lên tiếng phản bác yếu ớt cũng không có gì khó hiểu. Chỉ tiếc giá như anh Triều dám nhìn thẳng vào sự thực bởi chuyện "yêu thương sâu đậm - lý trí lạnh lùng" như thế những năm tháng ấy đâu phải chỉ riêng cha con anh vướng phải mà rất phổ biến, bởi đó là cách giữ mình của người thắng cuộc, nhất là những cán bộ cao cấp.
Còn nhiều điều nhưng tôi chỉ tạm nói bấy nhiêu thôi.
20.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

XIN ĐỪNG QUÊN NGÀY QUỐC HẬN 19-01-1974!

NGÀY 19/01/1974 TRUNG CỘNG ĐÃ DÙNG VŨ LỰC CƯỠNG CHIẾM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM CHÚNG TA.



LÀ CON DÂN VIỆT NAM, CHÚNG TA HÃY ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN MỐI QUỐC HẬN NÀY CHO ĐẾN KHI NÀO GIÀNH LẠI ĐƯỢC QUẦN ĐẢO THIÊNG LIÊNG ĐÃ THẤM MÁU NHỮNG ANH HÙNG TỬ SĨ!

XIN HÃY DÀNH MỘT PHÚT MẶC NIỆM NHỮNG ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN!
                                           (NP)




XIN MỜI ĐỌC LẠI CÁC BÀI VIẾT VỀ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974:


Cập nhật:

Tuyên bố năm 1974 của Việt Nam Cộng Hoà
Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.
Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.
Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.

Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.
Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.
(Tuyên bố bởi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974)


Trận Hải Chiến Hoàng Sa - Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

Tác giả: Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trên đảo Pattle (Quần đảo Hoàng Sa)
(Trích từ chương 16 : Trận Hải Chiến Hoàng Sa, trong tác phẩm "Can Trường Chiến Bại của Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề Đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.)
Trích lời Ghi Chú : ... Một trang sử rất hào hùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã được viết bằng xương bằng máu của gần trăm chiến sĩ áo trắng thi hành đúng chỉ thị của vị Tổng Tư Lịnh Quân Ðội cũng là vị nguyên thủ của Việt Nam Cộng Hoà, để chứng tỏ chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam, không có áp lực thúc đẩy hay ngăn cản một ngoại bang nào.

Trang chính của báo Chính Luận đăng tin về Hoàng Sa. (Hình góc tay mặt là Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng chiếc HQ 10 Nhựt Tảo, tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa)
... Ðúng 8 giờ sáng hôm sau, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn, gồm có Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tổng Tham Mưu Phó; Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lịnh Quân Ðoàn I; Chuẩn tướng Trần Ðình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, đến bộ tư lịnh Vùng 1 Duyên Hải bằng xe. Tôi đưa tất cả vào phòng thuyết trình. Tôi trình bày cặn kẽ địa hình địa thế của các đảo Hoàng Sa, lịch sử của các hải đảo này và sau cùng những diễn tiến trong mấy ngày qua và lực lượng quân sự TC và Việt Nam trên biển cũng như trên các đảo. Tôi nhấn mạnh việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm TC rời khỏi lãnh hải một cách ôn hoà nhưng tình hình trong 24 giờ qua cho thấy TC có ý định khiêu khích.
Sau khi nghe tôi trình bày xong, Tổng Thống Thiệu lấy bút giấy ra viết liên tục trong khoảng mười lăm phút. Sau khi viết xong, ông gọi tôi đến trước mặt ông và yêu cầu tôi đọc mấy trang giấy đó. Tổng Thống Thiệu nói : "Anh Thoại đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng cho tôi biết ngay từ bây giờ" (1). Trên đầu trang giấy có mấy chữ "Chỉ thị cho Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải." Những chữ này làm tôi hơi khó chịu vì ông Thiệu không ghi Tư Lịnh Quân Khu I hay Tư Lịnh Hải Quân mà lại đề thẳng chức vụ của tôi. Lúc đó tôi không nghĩ ra rằng với chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, ông có toàn quyền chỉ thị trực tiếp mỗi đơn vị trưởng trong quân đội. Trong trang chót có đoạn "Chỉ thị cho Thủ Tướng Chánh Phủ". Bản chánh của thủ bút Tổng Thống Thiệu tôi giữ mãi cho đến đầu tháng Năm, 1975, khi tôi bi mất cắp chiếc cặp lúc đến Fort Chaffee ở Arkansas, Hoa Kỳ (2). Tôi chắc chắn bản gởi cho Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vẫn còn được lưu lại đâu đó sau khi Sài Gòn thất thủ.
Sau khi trao thủ bút cho tôi, Tổng Thống Thiệu hỏi các vị tướng lãnh bộ binh hiện diện có ý kiến gì không. Không ai trả lời. Ông nói tiếp : "Chúng ta không để mất một tấc đất nào cả (3)".

TT Thiệu rời Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, sau khi ra chỉ thị về biện pháp đối phó với TC khi hạm đội TC xâm nhập hải phận Việt Nam Công Hoà tại Hoàng Sa (1974).
Tôi cảm thấy là không còn giải pháp nào khác, hoặc tấn công trước hoặc rời khỏi lãnh hải của mình để tránh đụng chạm. Lúc ấy tôi lại nghĩ ngay thủ bút của Tổng Thống. Nếu rời lãnh hải quốc gia (4) bỏ đi là lịnh Tổng Thống sẽ không được thi hành. Rồi tôi sẽ trả lời ra sao với thượng cấp ?
Tôi và Ðại Tá Ngạc bàn đi bàn lại nhưng không biết phải làm thế nào và rồi tôi chỉ nói với Ðại Tá Ngạc là khi tình hình quá căng thẳng thì mình phải khai hoả trước để giảm thiểu thiệt hại. Ðại Tá Ngạc đồng ý với tôi là chiến hạm Việt Nam phải khai hoả trước. Tôi nhắc thêm Ðại Tá Ngạc :
"Anh nhớ hãy chỉ thị cho tất cả chiến hạm khai hoả cùng một lúc khi anh bắt đầu khai hoả !" (5) với mục đích phân tán sự phản pháo của địch. Ðại Tá Ngạc trả lời : "Nhận rõ 5 trên 5". Tâm trạng bồi hồi, một cảm giác mà tôi không bao giờ quên, nhưng vì không rõ vị trí của từng chiến hạm, qua máy âm thoại, tôi nói tiếp : "Tuỳ nghi khai hoả khi nào anh sẵn sàng !" Vài phút sau tiếng nổ chát chúa của các hải pháo vang dội trong máy truyền tin, dường như Ðại Tá Ngạc hoặc nhân viên vô tuyến cố tình bấm nút "On" để tôi có thể nghe, làm tôi vừa hãnh diện cho Hải Quân Việt Nam vừa lo sợ cho Hải Ðội của Ðại Tá Ngạc. Giọng Ðại Tá Ngạc rất là bình tĩnh và nhà binh : "Báo cáo đã bắt đầu khai hoả !" Tôi trả lời ngay : "Tôi nghe tiếng súng rồi, anh Ngạc", và sau đó là một sự yên lặng trong khoảng năm mười phút nhưng đối với tôi nó kéo dài như hàng giờ.
... Trận hải chiến thật sự chỉ kéo dài hơn 30 phút. Khi phi cơ của Ðô Đốc Chơn và sĩ quan tuỳ viên của ông, Thiếu Tá Văn Trung Quân, chạm đất tại phi trường Ðà Nẵng thì trận hải chiến đã coi như kết thúc. Chiến hạm Việt Nam không đuổi theo tàu địch mà chiến hạm TC cũng không đuổi theo chiến hạm Việt Nam.
Tôi gọi điện thoại về Bộ Tư Lịnh Hải Quân xin can thiệp với Cố Vấn Mỹ yêu cầu Ðệ Thất Hạm Ðội của Hoa Kỳ vớt các thủy thủ Việt Nam, nhưng dường như họ có được chỉ thị nên không một chiến hạm Mỹ nào đến gần nơi xảy ra cuộc hải chiến.
Với những đe doạ từ phía TC, sự không tham dự của quốc gia mà chúng ta gọi là "đồng minh", sự từ chối của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ trong việc cứu người trôi trên biển, tôi cảm thấy ê chề, đau đớn cho các thủy thủ đang trôi trên biển với những vết thương mà máu ra sẽ là dấu hiệu cho cá mập và trong sự chán nản tột cùng, tôi chỉ thị các chiến hạm bị thiệt hại rời chiến trường để đưa các thủy thủ tử thương và thương binh lên bờ tại Ðà Nẵng.
Trớ trêu nhứt là 23 thủy thủ Việt Nam trôi dạt trên biển được tàu Skopionella của hãng Shell mang quốc kỳ Hoà Lan vớt, ngay sau trận hải chiến. Thương thuyền này đang trên đường từ Hong Kong đi Singapore. Trên tàu, các phu nhân của Thuyền Trưởng và Thuyền Phó chăm sóc các thủy thủ lâm nạn hết sức tận tình và tặng một số quà cho mỗi thủy thủ khi họ được thương thuyền giao lại cho đơn vị của Hải Ðội 1 Duyên Phòng thuộc Vùng 1 Duyên Hải. Lúc ấy các nhân viên Hải Quân tham chiến đặt câu hỏi ai là "đồng minh" của ai ?
Thế là kết thúc một sự xâm lăng bằng võ lực của một cường quốc đối với một quốc gia nhỏ bé.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ủy lạo các chiến sĩ can trường bị thương nặng sau trận hải chiến Hoàng Sa, trước khi họ được đưa lên phi cơ rời Ðà Nẵng để về Tổng Y Viện Cộng Hoà tại Sài Gòn.
... Sự hy sinh của các thủy thủ can trường vẫn còn là một bằng chứng bằng xương bằng máu để con cháu chúng ta tranh đấu trước toà án quốc tế để đòi hỏi TC phải giao trả các đảo này cho Việt Nam.
Ai là người Việt Nam cũng có quyền hãnh diện là trận hải chiến Hoàng Sa là một trận hải chiến duy nhất của Việt Nam và của thế kỷ, chống ngoại xâm, và bảy thế kỷ sau khi tướng Trần Hưng Ðạo đánh bại quân Mông Cổ từ phương Bắc, trên mặt nước.
Còn những ai nghĩ là Việt Nam Cộng Hoà còn lệ thuộc Mỹ phần nào thì đây là bằng chứng rõ rệt là việc tấn công lực lượng TC là hoàn toàn do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả.
Sau này rất nhiều sách vở báo chí bình luận về hải đảo Hoàng Sa và trận hải chiến và phê phán nhiều, kẻ kể công người buộc tội, riêng tôi thì chúng ta không nên quên là dù chúng ta có bốn thủy thủ đoàn can trường tham gia cuộc hải chiến nhưng các chiến hạm của ta vừa cũ kỹ (từ Ðệ Nhị Thế Chiến) không có đầy đủ vũ khí tối tân kể cả đầy đủ phương tiện cấp cứu và cũng không có một lực lượng trừ bị để tăng cường khi cần. Việc súng bất khiển dụng bất thần hoặc đạn bạn bắn trúng bạn là chuyện không sao tránh khỏi trong mọi chiến trận dù là trên đất liền, trên không trung hay trên mặt biển trong lúc chạm địch.
Ðại Tá Hà Văn Ngạc, vị hải đội trưởng trầm lặng, các Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, Vũ Hữu San, Phạm Trọng Quỳnh, Lê Văn Thự cùng thủy thủ đoàn cũng như các người nhái và biệt hải tham dự trận Hoàng Sa xứng đáng là những anh hùng của Quân Lực Việt Nam.
Hải đội Việt Nam Cộng Hoà nổ súng chỉ là một hành động "tượng trưng nhưng cứng rắn" để chứng tỏ sự bảo vệ chủ quyền các đảo Hoàng Sa chớ không có mục tiêu hủy diệt hải đội của TC.
Tổng Thống Thiệu bị ở trong thế "chẳng đặng đừng". Không phản ứng gì hết thì lịch sử sẽ kết tội hèn nhát mà đụng độ với Hải Quân của một cường quốc như TC thời bấy giờ là một quyết định táo bạo và can trường.
Tinh thần yêu nước không cần được biểu lộ bằng những lời tuyên bố mát tai của những chính trị gia mà được biểu lộ, một cách cảm động và hùng hồn nhất, bởi những thủy thủ của toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 19/01/1974 tại Hoàng Sa trên xuồng cao su, khi 15 chiến sĩ Hải Quân can trường đồng ca bài "Việt Nam, Việt Nam" khi thấy chiến hạm TC bị trúng đạn của chiến hạm Việt Nam. Bài hát này cũng là bài hát cuối cùng của Hạ Sĩ Nguyễn Văn Duyên vì sau 10 ngày trên biển cả, ngày thì nóng cháy da, đêm thì lạnh thấu xương, hết lương thực, hết nước uống, đuối sức, anh Duyên đã trút hơi thở cuối cùng khi trôi dạt về tới Qui Nhơn.
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Ghi Chú :
(1) Nguyên văn lời Tổng Thống
(2) Tôi hy vọng bản văn gởi Thủ Tướng Khiêm còn được tồn trữ một nơi nào đó
(3) Theo lời trung tá Lê Thành Uyển tuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân Biển có mặt tại phòng họp
(4) Việt Nam Cộng Hoà tuyên bố là 12 hải lý cách bờ biển. Quốc Tế thường công nhân 3 hải lý.
(5) Mặc dù được toàn quyền và biết rằng hải đảo Hoàng Sa thuộc trách nhiệm của Tư Lịnh Quân Khu 1 (chớ không phải của Tư Lịnh Hải Quân) nhưng trước khi ra lịnh khai hoả tác giả vẫn trình Trung Tướng Trưởng để báo cáo tình hình và gọi điện thoại về Bộ Tư Lịnh Hải Quân để tìm Ðô Ðốc Chơn để báo cáo rẵng việc nổ súng không sao tránh khỏi. Bộ Tư Lịnh Hải Quân cho biết Ðô Ðốc Chơn hiện đang dự một buổi lể cùng Tổng Thống ở Ðàlạt và Bộ Tư Lịnh không biết ông sẽ về lại Sàigòn hay ra thẳng Ðànẳng. Khi đô đốc Chơn đến Căn Cứ Hải Quân Ðànẳng tôi trình Ðô Ðốc Chơn là tôi và Ðại Tá Ngạc quyết định tấn công trước để tránh thiệt hại Ðô Ðốc Chơn lặng thinh khi nghe tôi báo cáo một sự việc đã rồi và chưa bao giờ Ðô Ðốc trách cứ thẳng với tôi là chỉ thị khai hoả trước là một quyết đinh sai. Tôi chỉ xác nhận là tôi trực tiếp nói chuyện vô tuyến với Ðại Tá Ngạc đến giây phút cuối trước khi súng nổ. Cũng nên ghi rõ là khi Ðại Tá Ngạc giữ chức Hải Ðội Ðặc Nhiệm tại Hoàng Sa, ông thuộc quyền chỉ huy hành quân trực tiếp của Vị Chỉ Huy Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm 231/1 tức Tư Lịnh Hải Quân Vùng 1 Duyến Hải.


    Dự Án Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa 1974
    Nhóm Thân-Hữu Hoàng-Sa
    Paracels R., 15583 Brookhurst St., Westminster,
    CA92683, USA.
    Vũ Hữu San
    Trần Đỗ Cẩm
    lịch sử việt nam, hoàng sa trường sa
    Mục-Lục
    ·  Tựa
    ·  Giới-thiệu Dự-án “Hải-Chiến Hoàng-Sa”: Một cột mốc nhỏ trên chặng đường dài Hải-Sử
    ·  Trận Hải Chiến tại Quần Ðảo Hoàng-Sa Ngày 19 tháng 1 năm 1974. (Trần Ðỗ Cẩm)
    ·  Trận Hải Chiến Hoàng-Sa theo Tài-Liệu Trung-Cộng. (Trần Ðỗ Cẩm)
    ·  Thư riêng về đơn-vị cũ: Internet Trung-Cộng nói gì về KTH Trần-Khánh-Dư (Mạng Lưới Hoàng-Trường, HQ.4)
    ·  Còn Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa? (Vũ-Hữu-San)
    ·  Hồi Ký của Người về Từ Hoa Lục Đỏ: Tôi đã đến đó. (Bí Thư Thắng)
    ·  Bức Thư 15 năm trước - Thời-điểm khởi đầu dự-án. (Vũ-Hữu-San)
    ·  Tiểu-Sử các Anh-Hùng Tử-Sĩ:
    Ngụy-Văn-Thà
    Nguyễn-Thành-Trí
    Huỳnh Duy Thạch
    Phụ-Bản
    Các Tài-liệu Quan-trọng của VNCH ngay sau Trận Hải-Chiến Hoàng-Sa (Nguyên-bản bằng Việt-Ngữ và Anh-Ngữ):
    - Tuyên Cáo Của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa Về Những Hành Ðộng Gây Hấn Của Trung Cộng Trong Khu Vực Quần Ðảo Hoàng Sa (Ngày 19/01/1974)
    - For a more Progressive Legal Regime of the Sea. By Foreign Minister Vuong Van Bac (Caracas session, 1974)
    -White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands. Republic of Vietnam Ministry of Foreign Affairs. Saigon, 1975.
    Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ.4.
    Danh-sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa (đang được các Cựu Hải-Quân VNCH và mọi giới đồng-bào nhật-tu cho đầy-đủ).
    lịch sử việt nam, hoàng sa trường sa
    Tựa
    Trên tay các bạn là tập “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa”. Chúng tôi chân-thành cảm-tạ Quý-Vị trong Nhóm Thân Hữu Hoàng-Sa các bạn đồng khóa Đệ-Nhất Bảo-Bình[1] đã tạo điều kiện thuận lợi để tập tài liệu này đến tay bạn đọc ngày hôm nay.
    Nhóm Chủ-trương chúng tôi cố-gắng hết sức, nhưng thiếu khả-năng trình-bày, in-ấn nên không mong đợi tập tài liệu này được hoàn-hảo như các bạn mong muốn.
    Gần đến ngày kỷ-niệm 30 Năm Giỗ Trận Hoàng-Sa năm nay, nhu-cầu ra mắt một tác phẩm đầy đủ và trung thực về trận Hải-chiến “độc nhất vô nhị” Hoàng-Sa càng ngày càng thêm rõ rệt. Tuy vậy cuộc hành trình vạn lý nào cũng khởi đầu bằng một bước nhỏ. Muốn hoàn thành một tác phẩm lớn, chúng ta cần bắt đầu bằng tài liệu. Rất tiếc, tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa tuy đã được đề cập tới nhiều, nhưng vẫn còn thiếu sót. Nay gặp đúng lúc được anh em Thân Hữu Hoàng-Sa cùng bạn Bảo-Bình khuyến-khích và thúc-đẩy, tập “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” tuy khởi sự đã tới 15 năm vẫn chưa xong[2] được vội vã ra đời để làm viên đá lót đường đầu tiên cho tác phẩm "Hải Chiến Hoàng Sa". Chúng tôi hy vọng rằng tác-phẩm lớn hơn này sẽ được nhiều người tiếp tay góp sức hoàn tất sau này.
    Không có ai giám coi thường độc-giả. Chúng tôi cũng vậy. Phần hình-thức cuốn sách nhỏ này tuy có nhiều khuyết-điểm, nhất là thiếu sót về phần hình ảnh, nhưng Nhóm Chủ-trương đã hết sức chú-trọng đến phần nội-dung. Tất cả các bài vở đều được chọn-lựa kỹ-lưỡng, nêu ra những quan-điểm mới mẻ về mặt nghiên-cứu với đầy-đủ tham-chiếu, phụ-chú. Quý-vị sẽ không thấy phần hư cấu, chuyện kể ở đây là những chuyện thực, rất gần với thực-tế và có “tính-chất sử” thực-sự.
    Đúng sai nhiều ít cũng khó phân, nhưng đã có bạn Cựu Hải-Quân cho rằng đây là một thứ tuyển-tập độc-đáo chưa từng có trong kho tàng hải-sử nói riêng và quân-sử nói chung. Dù biết rằng lời trên tuy quá đáng, nhưng trong hoàn-cảnh khó-khăn lúc này, chúng tôi rất mong-mỏi sự khuyến-khích tương-tự để dù “độc-hành” cũng can-đảm tiến bước.
    Được gọi là tập tài-liệu vì sách chứa đựng các bài viết rời-rạc chưa nối-kết lại với nhau, như những nguyên liệu còn riêng rẽ trước khi được tổng hợp thành sản phẩm. Ngoài ra, trên nhiều phương-diện, cuốn sách chưa được tiêu-chuẩn và hệ thống hóa nên đương-nhiên còn nhiều sai-lầm cần sửa đổi. Hy-vọng cuốn sách ra đời nối tiếp sẽ được cải-tiến nhiều hơn.
     Phương chi đây chỉ là cuốn sách khởi đầu, giới-thiệu cho một dự-án khá lớn. Chúng tôi đang làm việc để hy vọng hoàn-tất một tác-phẩm song-ngữ Việt-Anh có tính hải-sử lớn lao hơn trong tương-lai, nhan-đề “Hải-Chiến Hoàng-Sa”. Dự án có thể được viên mãn hay không còn tùy thuộc nhiều vào sự tiếp tay của độc giả. "Một cây làm chẳng nên non …"
    Như đã nói ở trên, dù lạc quan đến đâu, chúng tôi vẫn không thể hy vọng cuốn sách sẽ không có ít đoạn sai nhầm hoặc nhiều chỗ tối nghĩa. Nhưng chúng tôi tin rằng tập tài liệu này đủ rõ-ràng và chính-xác để bổ túc cho những bài viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa trước đây...
    Để trả lời một câu hỏi thua hay thắng ở Hoàng-Sa, Tư-lệnh Hải-quân Vùng 1 Duyên-hải (V1ZH hay V1DH) là Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại đã trả lời như sau: “về quân sự, Hải-Quân Việt-Nam đã thắng trận hải chiến nhưng thất bại trong nhiệm vụ tái chiếm Hoàng-Sa”. [3] Chúng tôi nhận chân sự thật: Hoàng-Sa đã mất. Nhiệm-vụ bảo-vệ Hoàng-Sa không chu-toàn. Việt Nam đã thua và mất đảo cũng như hải-phận cho Trung-Cộng. Bài học lịch-sử này đắt giá quá, chúng ta phải phải xem xét lại rút ưu, khuyết-điểm… Phải học…
    Viết về chuyện này 20 năm sau (tức 1994), đặc biệt suy-tư về sự yên-lặng của ‘lương-tâm” Hà nội vào năm 1974, một bình luận gia nổi tiếng của tờ Far Eastern Economic Review, ông Frank Ching trong số ra ngày 10-2-1994 đã có nhận định như sau: "Thuở ấy, Hà nội thường thích mô tả các viên chức của miền Nam như là những tay sai của Mỹ đã bán đứng những quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng ngay từ đó, những lời cáo buộc ấy đã không nhất thiết đứng vững. Giờ đây, 20 năm sau, thật rõ ràng là đã có những lúc chính quyền Sài gòn thực sự đại diện cho quyền lợi của Việt Nam một cách ngoan cường hơn là chính quyền Hà nội."
    Chúng tôi viết sách về chuyện Hoàng-Sa này sau 30 năm của biến-cố (tức 2004) chỉ vì lý-tưởng quốc-gia dân-tộc đè nặng tâm-trí, khả-năng không có nhưng rất nhiều cố-gắng. Xin quý-vị độc-giả niệm tình, rộng lượng tha-thứ.
    Cẩn bút,
    Vũ Hữu San, California
    Trần Đỗ Cẩm, Texas
    Tháng 1/2004
    Giới-thiệu dự-án “Hải-Chiến Hoàng-Sa”
    Một cột mốc nhỏ trên chặng đường dài Hải-Sử
                Cuốn sách nhỏ “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” có tính-cách sử-liệu này ra mắt trong dịp lễ Giỗ Trận Hoàng-Sa 30 năm vào ngày 19-1-2004.
                Đây là cuốn sách khởi đầu cho một dự-án khá lớn. Chúng tôi đang làm việc để hoàn-tất một tác-phẩm song-ngữ Việt-Anh có tính hải-sử lớn lao hơn trong tương-lai, nhan-đề “Hải-Chiến Hoàng-Sa”.
    Kính mời Quý-Vị theo dõi loạt bài này và sẵn lòng yểm-trợ chúng tôi hoàn-tất dự-án. Chân-thành cảm-tạ.
    * * * *
                Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (TC) tại quần đảo Hoàng Sa đã xảy ra cách đây đã tròn 30 năm, vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Dư âm của trận đánh vẫn còn vang vọng với nhiều hậu quả quan trọng. Ðây là lần đầu tiên từ đời nhà Trần vào thế kỷ 13, thủy quân Việt-Nam và Trung-Hoa lại đụng độ nhau ác-liệt[4]. Nếu những trận thủy chiến ngày xưa tại cửa biển Hàm Tử, Vân Ðồn, Chương Dương v.v... và sông Bạch Ðằng đã chấm dứt giấc mộng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, thì trận hải chiến thời nay[5] đã không kết thúc mà lại mở đầu cho những diễn biến liên quan mật thiết đến tương lai của Việt Nam cũng như có thể làm thay đổi tình hình tại vùng Ðông Nam Á và ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu.
                Trong suốt thời gian 30 năm qua, phía VNCH đã có nhiều bài viết khả tín liên quan tới trận đánh, đa số của các cựu quân nhân Hải Quân đã trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan. Cũng đã có lắm nỗ lực nhằm tường-thuật lại trận hải chiến, nhưng tựu chung, vẫn còn nhiều chi tiết thiếu chính xác và nghi vấn chưa được giải đáp về biến cố quan trọng này. Ðiển hình trong thời gian gần đây, Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH (THHQ/HH/VNCH) tại Hoa Kỳ đã tích cực thu thập tài liệu với thiện chí hoàn thành tập Hải Sử Hoàng Sa. Chúng tôi rất hy vọng và ước mong việc làm cần thiết, đáng ca ngợi này sớm đạt được thành quả cụ thể để thế hệ mai sau và các sử gia trên thế giới có tập tài liệu xứng đáng, đúng tiêu chuẩn sử quan về Hoàng Sa, giúp ích cho việc nghiên cứu sau này. Trong khi chờ đợi cuốn hải sử chính thức về Hoàng Sa được phát hành, thiết tưởng mỗi cá nhân, đoàn thể tùy theo khả năng và hoàn cảnh cũng nên đóng góp kiến thức, tiếp tay với THHQ/HH/VNCH trong việc thực hiện Hải Sử để sự hy sinh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH không bị mai một. Việc làm của chúng tôi cũng không ngoài mục đích cộng tác với THHQ/HH/VNCH cung-cấp thêm một số sử-liệu chính-xác để lại cho các Sử-gia thế-hệ mai sau.
                Chúng ta đều biết một trong những trở ngại chính cho việc biên khảo về biến cố xảy ra trong quá khứ là vấn đề sưu tầm tài liệu. Muốn bài viết được tương đối khách quan và phản ảnh phần nào sự thật, cần nghiên cứu và đối chiếu nhận xét cũng như nhãn quan của các phe liên hệ qua những sách vở, phúc trình chính thức, đồng thời phỏng vấn những nhân chứng. Khi biên khảo về Hoàng Sa, khó khăn càng thêm chồng chất vì tài liệu chính thức hầu như không có.[6]
    Hiện nay tại hải ngoại, ngoài các bài viết đa số thuộc loại hồi ký của phía VNCH, chúng ta hầu như không còn tài liệu nào của Hải Quân ghi lại trận đánh lịch sử này. Rất tiếc, ký ức là năng khiếu đầu tiên phai mờ cùng thời gian. Hơn nữa, một cá nhân dù là cấp chỉ huy vẫn không thể có tầm nhìn bao quát toàn sự kiện, phần lớn chỉ biết được phạm vi trách nhiệm cũng như tầm nhìn từ vị trí của mình, nên có viết lại được trung thực cũng khó giúp người đọc thấu triệt mọi diễn tiến. Ðó là chưa kể yếu tố tâm lý chủ quan, hoặc áp lực tránh đụng chạm cũng đưa đến nhiều nhận xét có phần thiên lệch, tránh né sự thật.
    Về phía Trung Cộng, do khái niệm Tự Do Ngôn Luận thường thiếu được tôn trọng trong chế độ Cộng Sản, các tài liệu chính thức về Hải-Chiến Hoàng-Sa đã chỉ được công bố một cách ngắn ngủi và nặng tuyên-truyền trên các tờ báo như Beijing Reviews, China Quarterly... Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhờ chính sách "cởi trói" tại Hoa Lục và những tiến bộ vượt bực của mạng lưới toàn cầu Internet, chúng tôi đã tìm được một số bài viết cũng thuộc loại hồi ký của những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới trận đánh cùng một số phúc trình bán chính thức của TC như các chiến hạm tham chiến, danh sách cấp chỉ huy, báo cáo thiệt hại v.v... Nếu loại bỏ quan điểm chủ quan đôi khi quá khích thường thấy của những cán bộ Cộng Sản và khía cạnh tuyên truyền cố hữu, chúng ta có thể gạn lọc được một số chi tiết hữu dụng. Ðặc-biệt, các phần vận-chuyển chiến-hạm và xạ-kích hải-pháo mà đôi bên trao đổi nhau, nhờ các tài-liệu này, được nhìn ra rõ ràng hơn.[7]
    Riêng phần Hoa Kỳ, sau nhiều lần tiếp xúc với các cơ quan Quân Sử, những Cựu HQVN đều được trả lời là HQHK không hề có một tài liệu nào liên quan tới Hoàng Sa. Ðây là điều khó tin vì trong thời điểm xảy ra trận đánh, Hạm Ðội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ vẫn còn nhiều chiến hạm hoạt động trong vùng Biển Ðông ngoài khơi Việt Nam, rất gần Ðảo Hải Nam và Hoàng Sa. Chỉ với các chiến hạm "bình phong" phòng không và phòng thủy tiêu chuẩn của một Hải Ðoàn Mẫu Hạm, họ đã có khả năng kiểm soát không phận và hải phận vịnh Bắc Việt, đó là chưa kể các vệ tinh và phi cơ không thám thường trực bao vùng. Chắc chắn mọi di chuyển dù nhỏ trên không cũng như dưới biển đều không thể lọt qua được màng lưới trinh sát của họ. Vì vậy, sự im lặng khó hiểu của các giới quân sự Hoa Kỳ về một biến cố quan trọng xảy ra ngay trong vùng hoạt-động của họ chỉ có thể giải thích bằng quan điểm chưa muốn công bố sự thật về những sắp xếp có sẵn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tưởng cũng nên nói một số báo chí Hoa Kỳ tuy không cung cấp được những chi tiết chính xác về trận hải chiến, nhưng cũng đã loan tin một số chiến hạm Hoa Kỳ hiện diện trong vùng lúc xảy ra trận đánh, dù hải quân Hoa Kỳ vẫn không xác nhận.[8]
    Ý thức được tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa trong lịch-sử cũng như về mặt chiến lược, chiến thuật cùng những hệ quả của nó, chúng tôi cố gắng đóng góp một số bài viết căn bản với hoài bão giúp độc giả có một tầm nhìn khách quan tương đối trung thực về những sự kiện đã xảy ra cũng như những hậu quả liên quan tới trận hải chiến. Ðể đạt tới mục tiêu này, chúng tôi đã căn cứ vào những tài liệu cụ thể hiện có, thu thập thêm những dữ kiện liên quan về phía Trung Cộng cũng như Hoa Kỳ và phỏng vấn những nhân chứng. Tất cả những chất liệu thâu thập sau đó được phân tích, kiểm chứng rồi tổng hợp qua một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ để hy vọng đạt được mục đích trung thực và khách quan càng nhiều càng tốt trong hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thốn phương tiện cũng như tài liệu hiện nay.
    Chúng tôi chọn thời điểm này vì thiết tưởng với thời gian 30 năm đã qua kể từ ngày xảy ra trận hải chiến, mọi xúc động ban đầu đã phần nào lắng đọng nhưng trí nhớ con người vẫn còn đủ minh mẫn để gợi lại những diễn biến mấu chốt. Hơn nữa, những chứng nhân chính, ngoài Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc đã khuất núi, trở lại với Hoàng Sa cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 [9], vẫn còn nhiều cấp chỉ huy có thẩm quyền, cũng như Sĩ Quan (SQ), Hạ Sĩ Quan (HSQ) và Đoàn viên (ĐV) khác còn sống có thể mô tả khá trung thực những chi tiết về trận hải chiến. Một yếu tố nữa khiến các bài viết có thể giữ được yếu tố khách quan vì áp lực theo hệ thống quân giai từ các giới chức thẩm quyền đã ngưng tồn tại, cũng như yếu tố "tuyên truyền" không còn cần thiết.
    Ngoài ra, khi nhắc tới quyết tâm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ tại Hoàng Sa, chúng ta không khỏi liên tưởng đến bức công hàm tai-hại của Ông Phạm Văn Ðồng[10]. So sánh tinh thần chiến đấu anh dũng, dù trong hoàn cảnh khó khăn "lưỡng đầu thọ địch" của các chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa với thái độ tắc trách trên, chúng ta thấy rõ đâu là chính nghĩa cao-cả bảo vệ quốc gia.
    Giống như một trong những điểm xác định vị trí của chiến hạm trên hải đồ trong cuộc hành trình dài, tập “Tài-liệu Hải-chiến Hoàng-Sa” này chỉ là một "kiểm điểm" (checkpoint) đánh dấu cột mốc nhỏ của dự án về Hải-Chiến Hoàng Sa mà mục tiêu tối hậu là một tập tài liệu trung thực, khách quan và khả tín được ấn hành bằng song ngữ Việt-Anh với nhiều phụ bản, hình ảnh, phóng đồ v.v... để các thế hệ mai sau cũng như các sử gia trên thế giới có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Mục đích trên có thể đạt được hay không còn tùy thuộc vào yếu tố thời gian, hoàn cảnh cũng như phương tiện cho phép.
    Trước đây, các chiến hạm HQVNCH đã lướt sóng trực chỉ Hoàng Sa để đương đầu với quân xâm lăng mạnh hơn nhiều lần, thành công hay thất bại không phải là yếu tố chính vì còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Tinh thần phục vụ, ý chí quyết chiến để bảo vệ lãnh hải mới là điều quan trọng. Tương tự, ý định hoàn tất tác phẩm đầy đủ về trận hải chiến Hoàng Sa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa chắc sẽ được hoàn thành viên mãn, nhưng với ý chí và quyết tâm của nhóm biên tập, cộng thêm sự trợ giúp quí báu của những người có tâm huyết còn nặng lòng với sự nghiệp tiền nhân, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ít nhiều kết quả mong muốn nào đó.
    Trân trọng,
    Chủ-biên: Vũ Hữu San & Trần Ðỗ Cẩm