Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

PEPBLE OUT OF MY SHOE!

-->
Thư xin lỗi của Shangri-la Hotel (xin bấm vào hình để phóng to)

   Mình vừa nhận được một thư bảo đảm gửi từ New Delhi - India. Hóa ra thư xin lỗi của Tổng Giám Đốc khách sạn 5 sao Shangri-la nơi mình ngụ dịp GBC 2011, về sự cố trong đêm cuối cùng mình ở đấy.
  Mình đã bỏ hạt sạn này ra khỏi đầu óc từ khi về đến Nepal. Nay nhận được thư này thì thật là hoàn hảo. (xin xem lại bài PEBBLE IN THE SHOE THÁNG 12/2011  ).
  Không cảm thấy mình quan trọng mà thấy phục cung cách làm việc chuyên nghiệp của vị Tổng Giám Đốc Tây này. Chuyện cỏn con thế mà giải quyết cho đến rốt ráo.




 Giờ mới thấm câu "Khách Hàng là Thượng Đế!"


Đây là bản lược dịch lá thư ấy:

February 23, 2012

Ông Nguyen thân mến,

Xin chào từ Shangri-la’s Eros Hotel, New Delhi.

Cám ơn ông đã ở đây và phản hồi có giá trị. Xin nhận lời xin lỗi chân thành của tôi vì sự cố không dễ chịu với Quản lý trực của chúng tôi (Prashant Sharma) trong thời gian ông ngụ nơi đây.

   Tôi đã đích thân điều tra chi tiết và biết rằng với sự sắp xếp bởi những người tổ chức, phòng của ông được chia cho 2 người, Ông Amarjargal Bavuudori ở cùng phòng với ông. Ông ấy cũng đến vào ngày 26 tháng 11/2011, nhưng đến tận ngày 30/11/2011 ông ấy ở với Khamba Lamba Gabju Chijamts Decmberel vì Khamba Lamba bệnh. Thông tin này không được báo cho chúng tôi cũng như nhà tổ chức. Ông ta trở lại phòng chính thức của ông ta khi Khamba Lamba hồi phục. Tôi đã được cho biết rằng nhà tổ chức của ông đã trao cho chúng tôi danh sách khách và người ở cùng phòng với nhau.

Tôi xin đoan chắc rằng sự cố này có thể giải quyết tốt hơn bởi Quản lý trực của chúng tôi Prashant Sharma và tôi cũng xin báo rằng anh ấy cần phải huấn luyện lại trong việc phục vụ khách hàng. Tôi xin bảo đảm với ông rằng vấn đề này đã được thông báo cho anh ta. Anh ta giải thích rằng anh ta không định làm tổn thương ông và gửi ông lời xin lỗi.

Ông Nguyen, sự an toàn và an ninh của khách là điều quan trọng nhất với chúng tôi. Một lần nữa xin nhận nơi đây lời xin lỗi chân thành của chúng tôi . Chúng tôi đã làm mọi việc cần thiết để chắc chắn rằng sự cố tương tự sẽ không bao giờ tái diễn.

Nhân viên của tôi và tôi trông chờ nhiều cơ hội hơn nữa để phục vụ ông trong tương lai không xa.

Trân trọng

David Hopcroft
Tổng Giám Đốc Shangri-la Eros Hotel
New Delhi - India  

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

SAMYAK BUDDHA - HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT

  Hôm nay mùng ba tháng hai Âm lịch, có một sự kiện quan trọng của người Newar 4 năm mới xảy ra một lần: SAMYAK BUDDHA (dịch nôm là HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT) .
 Mình đi lễ Phật và chụp hình lễ hội này từ 3 giờ chiều tới giờ (23h30) đừ quá. Pót tạm mấy tấm hình trước , mai chụp tiếp pót sau...








Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

TẾT TÂY TẠNG Ở KATHMANDU

Bữa nay là Gyalpo Lhosar - "Tết" của người Tây Tạng.
Xin gửi đến các bạn mấy tấm hình mình chộp được hôm nay.
  Còn bài?
  He ... he... vì mình gửi bài này cho báo Giác Ngộ kiếm cơm nên các bạn thông cảm, mình sẽ pót sau.





Bảo Tháp Bouddhanath





Trang phục cổ truyền Tây Tạng








Cảnh sát dã chiến thường thì giữ trị an , nhưng dịp này là để đề phòng người Tây Tạng lưu vong biểu tình chống Tung-Của

Dưới bóng bảo tháp

Một chú Ngao Tạng sống lang thang ở chân bảo tháp (lại nhớ tới câu thơ của Milarepa... hic...)

Đi chơi Tết


Cô gái đẹp nhất ngày Tết hôm nay

Bé Yanchen Drolkar. Cha là người Tây Tạng, mẹ người Nga chính gốc Moscow


Kết thúc ngày Tết khi viếng thăm chùa Druk ở núi Amitabha


Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

iPad-Cà Phê Buôn Mê Thuộc-Kẹo Dừa Bến Tre và KINH DOANH THƯƠNG HIỆU ở nước TẦN

-->
      Người ta đã nói nhiều đến hàng giả hàng nhái, hàng nhiễm độc made in Nước Tần rồi. Ở đây tôi muốn đề cập đến một trò mới của giới doanh nhân đầy thủ đoạn mafia người Tần: KINH DOANH THƯƠNG HIỆU.
Bước vào thế kỷ 21, hơn bao giờ hết, những kẻ dân tộc chủ nghĩa cực đoan của xứ này đang ôm ấp giấc mộng của Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn thế giới dưới gót giày da, không chỉ của quân nhân mà còn của thương nhân. 


    Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo của Trung Quốc, đất nước tự coi mình là trung tâm thế giới suốt bao thiên niên kỷ, mặc nhiên chấp nhận tên gọi mà phương Tây áp đặt một cách võ đoán và nhầm lẫn: CHINA. Tên gọi này thoát thai từ chữ CHIN để chỉ nhà Tần, triều đại thống nhất Trung Hoa bằng bạo lực sắt máu. Chúng ta sẽ bàn về tên hiệu này vào một dịp khác. Ở đây tôi nhắc đến tên hiệu này là để xác định tên gọi của đất nước này dịch nghĩa theo ngôn ngữ Tây Phương (Anh, Pháp…) CHINA = TẦN QUỐC. Vì thế tôi sẽ gọi nước này là Tần Quốc, nước Tần và dân nước này là người Tần trong các bài viết liên quan đến nước này từ nay về sau.

     Bước vào thế kỷ 21, hơn bao giờ hết, những kẻ dân tộc chủ nghĩa cực đoan của xứ này đang ôm ấp giấc mộng của Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn thế giới dưới gót giày da, không chỉ của quân nhân mà còn của thương nhân. Tinh thần “TOTEM SÓI” , linh hồn của đế chế Tần trước đây, được cổ vũ và phát huy khắp mọi nơi. Chủ nghĩa vô sản lưu manh đã tàn phá tận nền móng nền đạo đức và văn hóa tích góp suốt 5,000 năm tạo ra một vùng đất hoang dã vô cùng thích hợp cho chủ nghĩa chó sói. Xã hội nước Tần những năm bản lề giữa thế kỷ 20 và 21 đã chứng kiến cảnh người ta sản xuất thức ăn nhiễm độc, làm hàng giả hàng nhái, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét tiền bạc cho đầy túi tham ở khắp ngõ ngách của một đất nước đã chịu đựng nghèo hèn và nhục nhã hàng trăm năm trước các cường quốc Tây Phương kể từ thế kỷ 19. Nhà dột từ nóc! Có thể hy vọng gì vào một xã hội mà thủ lãnh tối cao của họ đã tuyên bố rằng : “Mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn bắt được chuột!” như là một tín hiệu xổ chuồng bầy sói đói vào cánh đồng hoang dã nơi mọi giềng mối kỷ cương đạo đức đã bị Cách Mạng Văn Hóa tận diệt.

   Người ta đã nói nhiều đến hàng giả hàng nhái, hàng nhiễm độc made in Nước Tần rồi. Ở đây tôi muốn đề cập đến một trò mới của giới doanh nhân đầy thủ đoạn mafia người Tần: KINH DOANH THƯƠNG HIỆU.

 (Sorry. Mạng bữa nay chập chờn quá, mai post tiếp... ;-D )

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

ĐẸP? GỢI DỤC HAY NGHỆ THUẬT?

-->
ĐẸP? GỢI DỤC HAY NGHỆ THUẬT?

THƯ GIÃN NHÂN NGÀY VALENTINE ...

ĐẸP?   KHIÊU GỢI?
     Bữa nay Valentine Day nhưng không có nàng nào đi chơi cùng nên rãnh rỗi lướt qua mấy trang báo online của Việt nam, thấy ồn ào vụ Hoa Hậu Thúy chụp hình với cái áo dài trắng. Tò mò xem thử. Hóa ra chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ!
  Không dám lạm bàn về chuyện chiếc áo dài là quốc phục của Việt Nam. Ở đây chỉ nhìn lướt qua một “quốc phục” khác của một xứ , hay rộng hơn, cuả một nền văn hóa rất bảo thủ: chiếc saree (sa-ri) của các nước ảnh hưởng văn hóa Hindu.

   Saree không chỉ là quốc phục chính thức của phụ nữ Ấn Độ mà của cả Nepal, Bangladesh và là trang phục truyền thống phổ biến của phụ nữ Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện và Malaysia. Có thể nói đây là trang phục được sử dụng nhiều nhất thế giới! (500 triệu phụ nữ Ấn Độ cộng với phụ nữ các nước đã kể trên). Như thế nếu bị nhìn nhận một cách cực đoan mà mọi biến tấu của các cá nhân hay các nhà tạo mode bị xem là xúc phạm đến quốc phục (hay trang phục truyền thống)  thì sẽ không có một saree lôi cuốn đến mê hồn, thì tất cả các ngôi sao nữ Ấn Độ sẽ bị “ném đá” tơi bời, và ít nhất ba Hoa Hậu Thế giới người Ấn Độ sẽ bị tước vương miện…

Saree thời trang

Dance trong lễ hội
Đồng phục trong lễ Quốc khánh

Người nghèo hay mệnh phụ giàu sang đều dùng saree



  Đặc điểm làm cho chiếc saree quyến rũ chính là nguyên tắc kín mà hở và hở mà như kín. Saree chỉ đơn giản là một mảnh vải chữ nhật dài từ 3,5m tới 8m (khổ rộng hẹp không nhất định nhưng thường từ 0,9m tới 1,2m), không cần may tạo hình chỉ cần viền mép thôi. Chỉ một mảnh vải hình chữ nhật thôi mà saree biến hóa muôn hình vạn sắc. Saree có thể mặc mọi lúc mọi nơi, mọi trường hợp từ làm việc tay chân đến tiệc tùng, sử dụng trong nhà hay đi ngoài đường, làm đồng phục hay lên sân khấu biểu diễn thời trang mà đỉnh nhất là chiếc saree cho ngày cưới. Saree sử dụng cho mọi phụ nữ bất kể sang hèn, chỉ khác chất liệu và hàm lượng tinh xảo mà các nghệ nhân dệt-thêu-đính đá quý đổ vào mảnh vải đó.  Theo truyền thống, người phụ nữ phải mặc một chiếc váy ngắn và áo cánh, rồi sau đó quấn saree quanh thân dưới cho đến 2m cuối cùng (có thể dài hơn) thì vắt chéo phía trước từ hông phải choàng lên vai trái thả đuôi ra phía sau, bao giờ cũng khoe trọn chiếc eo của người mặc. Phần đuôi chính là phần lợi hại nhất của chiếc saree, hở hay kín chính là phần này. Người mặc có thể choàng lên làm khăn trùm đầu mà đôi mắt huyền bí sắc như dao thấp thoáng phía sau có thể làm vỡ tim những anh chàng duy mỹ. Có thể vắt trên tay khi đi hay ngồi làm tăng thêm vẻ đài các kiêu sa. Có thể dùng như một trợ cụ để biểu diễn hay chỉ để làm duyên. Và khi tà của chiếc saree bay phất phơ trong gió hay trễ tràng một cách cố ý xuống dưới thắt lưng phô ra thân thể tuyệt mỹ của người phụ nữ thì cả những hoàng đế hung tàn của Hồi giáo cũng không uống mà say, trở thành thi sĩ tất!

Một phụ nữ bán hàng rong ở New Delhi

Minh tinh Depika Padukone

Chiếc saree cho lễ cưới này được thêu bằng vàng và đính đá quý trên chất liệu lụa tơ tằm hảo hạng

Ashwarya trong vai công chúa Ấn Độ Jodhaa làm cho vị vua Hồi giáo Akbat say mê điên đảo

Hở hay không hở?

Quyến rũ



Huyền bí Ấn Độ

Saree: vũ khí lợi hại để các cô làm duyên

  Như đã nói, theo truyền thống, saree choàng bên ngoài váy ngắn và áo cánh. Thế nhưng, quý bà quý cô ngày nay không còn tuân thủ chặt chẽ những quy định ấy. Áo cánh thì biến tấu thành không tay, hở lưng hoặc táo bạo đến mức chỉ là một áo ngực bikini. Váy thì nhường chỗ cho váy cực ngắn hay sốc hơn, chỉ là  mảnh thứ hai của bikini. Mà nếu dùng hàng vải thường thì còn gì là nguyên tắc kín mà hở, hở mà như kín. Quý bà đã tận dụng tối đa nguyên tắc này nên dùng cả tới lụa tơ tằm muslin (mút-sơ-lin) trong suốt làm saree. Còn gợi cảm và lộ liễu một cách quyến rũ hơn cô Hoa Hậu Việt tội nghiệp nhà ta. Nếu lấy lý do mặc quốc phục “phản cảm”, hở hang, gợi dục mà đòi tước danh hiệu Hoa hậu thì Ấn Độ chẳng còn có cô Hoa Hậu Thế Giới nào nữa!  


3 Miss World của Ấn Độ: Priyanka Chopra, Sushmita Sen và Ashwarya Rai. Họ đều diện saree trong suốt không chỉ trong studio mà trong các sự kiện truyền thông lớn. Còn bên dưới là các ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí Ấn Độ.












Trở lại vụ em Thúy (không phải em Thúy trong bức tranh nổi tiếng của Họa sĩ Trần Văn Cẩn, và xin đừng đánh máy nhầm Y thành I hoặc tách Thúy thành hai chữ … ;-b). Có ném đá thì ném tay phó nhòm chứ sao lại ném cô chân dài óc ngắn? Vì anh này thuê cô ấy làm người mẫu (mà ngay cả khi cô ấy thuê anh này chụp thì cũng vậy). Tay phó nhòm là người đạo diễn cho diễn xuất của người mẫu vì đây là hình chụp trong studio chứ có phải ảnh phóng sự đâu? Quan trọng nhất là tay này chính là người tung những tấm ảnh đó lên mạng để tự quảng cáo chứ có phải em óc ngắn làm chuyện ấy đâu!
  Trang phục, quần áo không bao giờ cố định mà biến đổi theo thời gian. Có ai phàn nàn rằng chiếc áo dài kỷ lục dài cả trăm mét là làm hỏng quốc phục Việt Nam đâu? Tác giả của bộ ảnh thanh minh rằng đó là ảnh nghệ thuật, vậy thì hãy xem người chụp có  đạt đến tiêu chuẩn có thể gọi là nghệ thuật hay không.

 Tới hay chưa tới? Lão luyện hay non tay? Thế thôi. Còn em người mẫu thì chỉ là một mannequin có sáng tác gì ra bức ảnh đâu (tư thế, góc máy, ánh sáng, hiệu quả ngược sáng, biểu cảm, chất liệu trang phục…tất tần tật là làm theo lời đạo diễn của phó nháy thôi). Không có em này thì có em khác, chẳng qua bị ném đá chỉ vì em được khoác cái danh hiệu mỹ miều Hoa Hậu Việt Nam.

Ngược sáng như thế này mới là nghệ thuật

Coi người mẫu của người ta đứng nè. Nghệ thuật hông? Còn đứng như em Hoa Hậu nhà mình phía trên là đứng chàng hảng, lại còn cho ánh sáng xuyên qua giữa cặp giò nữa. Ngược sáng? Hổng biết tay phó nhòm này sáng tạo nghệ thuật kiểu gì nữa...








--> Chú thích từ ảnh gốc: I don’t think she knows how to drape the saree but at the same time, I don’t particularly mind this drape either. (hổng biết cổ có biết quấn sari hông, mà thực ra tui cũng hổng màng đến cái "quấn" đó nữa... he he).
Rồi coi người ta nằm nè! Có gợi dục chút nào hông? kể cả tấm hình quấn quấn ở trên nữa!
Thấy sao?




  Trang phục chỉ là phụ kiện trang điểm nhằm tôn vinh cơ thể người phụ nữ, tuyệt tác mà Tạo Hóa đã ưu ái ban cho loài người. Có trang phục hay không cơ thể người phụ nữ vẫn mãi là niềm cảm hứng vô tận cho Hồn Nghệ Sĩ trong mỗi con người. Chỉ tội nghiệp cho những ai không có nổi xúc cảm thẩm mỹ để nhận lấy món quà của Tạo Hóa. Sẽ là đạo đức giả khi lấm lét liếc nhìn những phần không che đậy của phụ nữ rồi phán rằng đó là gợi dục.

  Valentine Day 2012          
  Nguyễn Phú