Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp

Bài từ Anh Ba Sàm:
http://anhbasam.wordpress.com/2012/09/23/trung-quoc-chiem-dong-tay-tang-bat-hop-phap/

Top Secret Writers

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp

Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
18-09-2012
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng với một nhiệm vụ. Bây giờ, hơn sáu mươi năm sau, nhiệm vụ đó vẫn chưa hoàn tất.
Mặc dù những người Cộng sản chiếm được đất, nhưng họ đã không thắng được lòng dân. Quân đội kiểm soát mảnh đất Tây Tạng, nhưng áp bức đã không thể dập tắt mong muốn độc lập và tự do tôn giáo của người Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng đã chiến đấu một cách anh dũng để duy trì sự tự do và toàn vẹn  của họ với tất cả hy vọng giành lại độc lập gần như đã bị mất. Như thế giới nhìn thấy, Tây Tạng đang cháy.
“Về mặt pháp lý, cho đến nay Tây Tạng vẫn còn như tình trạng của một nhà nước. Nhưng Tây Tạng là một nhà nước độc lập nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp. Cả sự xâm lược quân sự của Trung Quốc lẫn sự chiếm đóng tiếp tục của Quân đội Trung Quốc (PLA)đã chuyển giao chủ quyền của Tây Tạng cho Trung Quốc. [1]”
Gần 61 năm trước, quân đội Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, được cai trị như một quốc gia có chủ quyền vào thời điểm đó [2] Quân đội Trung Quốc vào lấy mất đất đai, tự do và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.


Trong khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối các hành động bạo lực ghê tởm và gây hấn mà họ phải trải qua, các nước còn lại trên thế giới quan sát nhưng không để ý tới, và chính phủ các nước vẫn im hơi lặng tiếng [3]. Đất nước, văn hóa và người dân Tây Tạng đang bị tàn sát khi chúng ta không can dự và nhìn xem nó xảy ra.
Lịch sử Tây Tạng
Nhiều tài liệu cho rằng, Tây Tạng là một đất nước [có lịch sử] gần 2.000 năm [4]. Trong suốt thời gian đó, Tây Tạng bị ảnh hưởng nước ngoài vào các thế kỷ 13 và thế kỷ 18 [5]. Bất chấp thực tế này, Tây Tạng đã được tự do và được công nhận tự do.
Mặc dù Tây Tạng không có quan hệ chính thức với nhà Minh, Trung Quốc (1386-1644), nhưng họ đã có quan hệ chặt chẽ với đế chế Mãn Châu sau đó. Trong thời gian này, Đạt Lai Lạt Ma đồng ý trở thành lãnh đạo tinh thần của Hoàng đế Mãn Châu. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là Tây Tạng đã từ bỏ nền độc lập của mình [6].
Ngay cả khi quay ngược lại thời gian năm 1913, nền độc lập của Tây Tạng đã được nhiều nước công nhận với các tuyên bố trong khu vực [7], trong đó có Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, người Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố tự do của Tây Tạng. Về phần mình, Trung Quốc chỉ ra lịch sử truyền miệng hoặc các bản đồ cổ, vẽ hàng trăm năm trước. Trung Quốc không công nhận chủ quyền bằng vũ lực, do đó họ không thể đòi quyền sở hữu đối với Tây Tạng do sự chiếm đóng đất đai của họ.
Trong trường hợp này, họ chỉ dựa vào các tuyên bố trước đây cả thế kỷ [8].
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, tuyên bố là chủ sở hữu vùng đất này. Năm 1951, Trung Quốc áp đặt hiệp ước 17 điểm bất bình đẳng lên Tây Tạng, qua đó chinh phục người dân Tây Tạng bằng sự cai trị của Trung Quốc. Đến năm 1959, người dân Tây Tạng đã trở nên mệt mỏi với sự chiếm đóng bất hợp pháp này và nổi dậy. Cuộc nổi dậy đã dẫn đến kết quả 87.000 người Tây Tạng bị giết.
Sau sự kiện này, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ, nơi ông lãnh đạo chính phủ lưu vong. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành hiến pháp cho nước Tây Tạng độc lập [9].
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tàn bạo trong việc khẳng định quyền kiểm soát ‘đất nước’.
Trung Quốc đàn áp Tây Tạng
Trung Quốc tuyên bố họ đã giải phóng người dân Tây Tạng, nhưng người dân Tây Tạng nhìn vấn đề này hoàn toàn khác. Người dân Tây Tạng lo sợ bị mất đất đai, văn hóa và cách sống của mình.
Như một người Tây Tạng tên là Tawu Jamphel Yeshi, 27 tuổi, phản đối sự cai trị của Trung Quốc, đã viết những dòng sau đây trước khi tự thiêu:
“Chúng tôi (người Tây Tạng) yêu cầu được tự do thực hành tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đòi quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi đòi có được quyền bình đẳng như những người dân sống ở các nơi khác trên thế giới. Dân thế giới, xin hãy ủng hộ Tây Tạng. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng [10]“.
Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với người Tây Tạng khi đang viết bài này, không dưới 54 người Tây Tạng đã tự thiêu để mọi người chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý với hành động này [11], sự phản kháng vẫn tiếp tục.
Nhu cầu của người Tây Tạng đã thay đổi. Trong những năm qua, nhiều nước đã hỗ trợ một Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, những nước cam kết hỗ trợ này càng ít hơn.
Thất bại trong việc hỗ trợ người dân Tây Tạng đau khổ, đã dẫn đến sự gia tăng đàn áp của Cộng sản trong khu vực và sự xung đột cho người Tây Tạng. Khi áp lực quốc tế lên Trung Quốc giảm bớt, người dân Tây Tạng buộc phải chiến đấu cho các quyền tự do cơ bản mà tất cả mọi người phải được được hưởng.
Tự Do Tôn Giáo
Dân Tây Tạng muốn có tự do tôn giáo, đây là một vấn đề đối với người vô thần Trung Quốc.
Mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, nhưng “tự do thực hành tôn giáo” thì không. Điều này có nghĩa là hiến pháp Trung Quốc chỉ bảo đảm quyền tự do “sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Đảng cộng sản đã lấy mất rất nhiều quyền tự do qua điều mà họ tuyên bố là “bình thường”. Chẳng hạn như, đạo Phật công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma và uy thế của ngài, thì bị cấm. Thật vậy, các Phật tử Tây Tạng thậm chí không được phép sở hữu hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như không được giữ tài liệu liên quan đến những lời giáo huấn của ngài [12].
Ở Trung Quốc, “tự do tôn giáo” có nghĩa là một người được tự do thực hành tôn giáo theo cách Đảng Cộng sản ra lệnh.
Không chỉ Đảng Cộng sản vô thần, mà họ còn kiểm soát tất cả các tôn giáo bằng một bàn tay sắt. Vấn đề gần đây nhất là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp tất cả các tôn giáo chính ở Trung Quốc, và xem tôn giáo là mối đe dọa đối với địa vị thống trị của Cộng sản.
Người Tây Tạng nói riêng, là một cái gai đối với họ. Đa phần bắt nguồn từ thực tế là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn. Việc ngài tiếp tục đối thoại với phương Tây được xem như là ly khai với Trung Quốc và là một cách phá hoại Trung Quốc.
Việc này ngày càng trầm trọng hơn do tình yêu thương và sự tôn kính mà người Tây Tạng ngày nay dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hậu quả là, Trung Quốc đàn áp hơn bao giờ hết. Đàn áp đã trở nên quá khốc liệt và tàn bạo mà Bắc Kinh không muốn thế giới nhận ra mọi thứ trở nên tồi tệ như thế nào.
Để giữ bí mật này trong chăn, người nước ngoài không thể nào có được visa vào Tây Tạng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Tây Tạng bị ‘đóng cửa vô thời hạn’ đối với người nước ngoài [13]. Dường như chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để che đậy những gì đang thực sự xảy ra ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng tranh đấu do không thể dung nạp cộng sản, với mục đích sống một cuộc sống bình thường, nhưng không thể. Ngoài việc bắt buộc người Tây Tạng để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân còn phải trải qua sự “giáo dục lòng yêu nước”, và họ phải tuân theo đạo Phật kiểu Cộng sản.
Người dân Tây Tạng cho rằng những phương pháp này và các chính sách khác – như việc bắt buộc loại bỏ bất kỳ, cũng như tất cả mọi hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – là hết sức vô lý. Họ cũng chỉ ra việc thi hành nặng tay mà cộng sản đã áp đặt lên họ. Một ví dụ trong số đó là rất nhiều điểm kiểm tra của chính phủ mà người Tây Tạng phải đi qua trong khi đi lại.
Những người dân sống trên mảnh đất này cũng giống như sống ở một trong những nhà tù cao nhất trên trái đất. Hầu hết cho rằng các chính sách đàn áp vẫn tiếp tục. Các tu sĩ Tây Tạng vẫn đang bị bắt giữ và “cải tạo”.
Họ bị đánh đập và buộc phải tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma [14].
Tuần tới, tôi sẽ bàn sâu thêm về một số “giải pháp” bi kịch mà Trung Quốc đã khám phá ra cho “vấn đề” Tây Tạng.
Tài liệu tham khảo & hình ảnh:
[1][4][8][9] DhamraKara.net
[2] như trên
[3] RFA.org
[5] như trên
[6] Những người bạn của Tây Tạng
[7] Phayul.com
[10] Sify.com
[11] NY Daily News
[12] Buddhist Channel
[13] Telegraph
[14] Global Post
[15] Sify
Nguồn: Top Secret Writers
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

BÓNG ĐEN TÂY TẠNG

Nhà báo Minh Diện vừa có chuyến đi Tây tạng trở về, xin giới thiệu với bạn đọc ghi chép sau đây của ông  gửi đến Bvbqd:
http://buivanbong.blogspot.com/2012/09/bong-en-tay-tang.html

Bóng đen Tây Tạng

                                                                        * Minh Diện
          Từ Tân Sơn Nhất tôi đáp máy bay tới Nam Ninh, Trung Quốc làm thủ tục nhâp cảnh rồi bay đi Bắc Kinh. Từ Bắc Kinh bay tới Tây Tạng như một khách du lịch nội địa của Trung Quốc. Phải vòng vèo như vậy, nếu muốn ‘thẳng cánh bay’ thì khó lòng đặt chân đến miền đất thiêng này. Trung Quốc đã cấm tiệt người Việt Nam đến Tây Tạng.

 
           Chiếc máy bay cũ kỹ rung sóc giữa những đám mây trắng, hạ dần độ cao và tôi đã thấy thấp thoáng những đỉnh núi phủ băng tuyết. Người hướng dẫn du lịch nói  sân bay  ở độ cao  ba ngàn tám trăm mét so với mặt nước biển, không khí rất loãng,  thiếu ô-xy nên mọi người cần thở nhẹ, tránh nói cười để giữ sức khi rời khỏi máy bay.
            Từ máy bay bước ra bỗng mắt hoa, đầu váng ngực tức  không thở đươc. Người hướng dẫn du lịch chụp cho tôi cái bình ô-xy. Hít thờ vài lần mở  mắt nhìn chung quanh tôi thấy mọi người trong đoàn  đều phải  thở ô-xy.
             Từ sân bay Gonggar về thủ phủ Lhasa hơn năm chục cây số, càng đi càng lên cao. Những dãy núi đá trùng trùng điệp điệp in  trên nền trời xanh biếc,  thỉnh thoảng  xuất hiên một  chóp núi chăng những sợi dây treo cờ Phật vàng rực như những đốm lửa.
             Xe dừng trước khách sạn Triều Châu, một đám nhân viên đóng giả người Tạng cưỡi bò Yach, trâu lùn nhảy múa đón khách. Không còn sức đâu mà xem múa, mọi người phải bò từng bậc cầu thang để lên phòng nghỉ.
            Tôi cảm thấy cơ thể  nhão ra, phổi bị ép đến ngạt thở, thầm nghĩ sao không chết ở nhà mà tới nơi xa xôi này để chết. Người hầu phòng mang bốn xô nước ấm để cạnh giường và chụp cho tôi chiếc bình ô-xy, tôi cố nhắm mắt thiếp đi, chỉ mong ngày  mai ra máy bay chuồn về  càng nhanh càng tốt.
              Nhưng khi tỉnh dậy tôi cũng như mọi người thấy dễ chịu hơn và đặc biệt sau khi vào chùa lễ Phật thì như đươc hồi sinh.
               Thủ phủ Lhasa không còn cổ kính như ta tưởng. Những con đường rộng thằng tắp mang tên Quảng Đông, Quảng Tây, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình…chạy dọc ngang, những khách sạn, nhà hàng  mang tên  Kinh Châu, Tứ Xuyên… Chính phủ Trung Quốc  phân công một số tỉnh, thành phố đến đây đầu tư xây đựng các công trình và lấy tên tỉnh, thành phố mình hoặc tên lãnh tụ đảng cộng sản Trung Quốc đặt cho từng con đường, khu phố. Các khách sạn nhà hàng và những tòa nhà cao tầng  đều của các đại gia từ Quảng Đông, Bắc Kinh, Thâm Quyến đến đây làm ăn. Cư dân thủ phủ Lhasa bây giờ hầu hết người Hán, số ít người Tạng còn sót lại  đã Hán hóa, diện quần Jern áo phông  ăn há cảo, Hambger uống coca, bia thay sữa bò Yach. Dọc đại lộ Bắc Kinh chạy  ngang cung điện Potala những nhà hàng Trung Quốc sang trọng  sập sình tiếng nhạc Disco.
            Không chỉ riêng thủ phủ Lhasa mà các thành phố lớn của Tây Tạng như Shigatse, Gyantse, Chanđo, Nagchu, Dartsendo v.v cũng đều do người Trung Quốc làm chủ. Hàng triệu người Trung Quốc đã tràn đến Tây Tạng để thực hiện đồng hòa người Tạng bằng những cuộc hôn nhân dị tộc.
             Người Tạng lùi vào sâu các hẻm núi sống trong những căn nhà đất nghèo nàn. Chính phủ Trung Quốc bỏ ra 20 ngàn nhân dân tệ xây mỗi căn nhà đầy đủ tiện nghi  mời người Tạng về ở không mất tiền nhưng người Tạng không về. Rất nhiều ngôi nhà như vậy đã dựng lên ở ngoại ô Lhasa, những lá cờ  Trung Quốc cắm trên nóc nhà  đã bạc phếch nhưng vẫn vắng bóng người. Từ các hẻm núi hằng ngày người Tạng hành hương về Lhasa ‘tam bộ nhất bái’ quanh cung điện Potala. Một người Tạng nói với tôi: “Người Tang không coi trong vật chất, điều quan trong nhất là giữ tâm hồn trong sạch hướng về Đức Phật”.
               Vâng, đúng là người Tạng sống kham khổ tới mức không còn gì kham khổ hơn. Vào nhà họ không thấy giường tủ, không thấy chỗ chứa lúa gạo, giữa bốn bức tường đất là một lò nướng bánh đơn sơ đốt bằng phân bò khô và mấy thứ nồi chảo bằng gang. Trong bầu không khí tê buốt  mà người Tạng chỉ mặc một bộ quần áo vải thô, quấn trên đầu chiếc khăn thổ cẩm, chân không dày dép. Mọi thứ quý giá người Tạng đều dành cho Đức Phật. Tâm linh họ hướng về  Đức Phật mà hiện thân của Người là Đạt Lai Lat Ma 14. Người Tạng tin vào sự luôn hồi Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ trở về, và Tây Tạng của người Tạng. Niềm tin ấy đã nhiều lần bùng cháy thành ngọn lửa tự thiêu. Chỉ từ năm 2006 đã có 50 người Tạng tự thiêu để phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc. Trước khi chúng tôi tới Tây Tạng không lâu, cùng một lúc hai Phật tử đã  tự thiêu ở thủ phủ Lhasa, trước  cung điện Potala,  nơi cứ 50 mét lại có hai chốt gác của cảnh sát và quân đội song song với nhau và từng tiểu đội lính Trung Quốc lăm lăm súng trong tay tuần tra suốt ngày đêm.
             Chiều thủ phủ Lhasa nhuộm đỏ ánh hoàng hôn, trên nóc cung điện Potala vàng óng chói lòa những  tia phản quang rực rỡ.  Tương phản với hình ảnh huy hoàng ấy là những khối  lính quân phục xám, súng cắm lê tuốt trần dàn hàng dọc đo bước trên đường phố với nét mặt vô cảm. Tôi vừa giơ chiếc máy ảnh lên chưa kịp bấm  thì một viên cảnh sát đã lù lù chắn trước mặt, nói giọng lạnh lùng: “Cất ngay máy ảnh đi nếu không muốn bị đập nát”.
               Đêm Tây Tạng muộn hơn, không tối thẫm như nơi khác mà mờ mờ ảo ảo. Trong bầu không khí giá buốt, khô xác, đường phố Lasha vang lên tiếng xích sắt của xe đặc chủng nghiến xuống mặt đường  chầm chậm diễu qua từng con phố.
             Chúng tôi  đến Tây Tạng -  thánh địa Phật giáo - hy vọng  trút bớt âu lo, tìm sự thanh thản, nhưng niềm hy vọng ấy vụt tắt. Cung điện Potala hàng tiểu đoàn quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đóng doanh trại, chùa Đaị Chiêu  linh thiêng, thiền viện Prepung và  tu viện Dzongchen  được coi là Phật giáo thuần khiết cũng  xám đen màu áo lính …
              Hơn nửa thế kỷ trước, 80 nghìn quân Trung Quốc ào ạt  chiếm Tây Tạng, vùng đất  giàu vàng bạc và khoáng sản diện tích gần bằng một phần sáu Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 sau những cố gắng thương lượng  với Bắc Kinh cho Tây Tạng tự trị không thành đã phải vượt qua dãy Hy-mã-lạp-sơn (Hymalaya) sang vùng đất Đa-ram-sa-la của Ấn Độ sống lưu vong. Từ  đó Trung Quốc thực hiện chính sách chia để trị Tây Tạng. Một số khu vực bị sáp nhập vào Thanh Hoa, Cam Túc, còn lại biến thành một tỉnh của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ đấy người Tây Tạng sống trong địa ngục trần gian. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng ròng của công chúa Văn Thành bị đập nát. Pho tượng Phật bằng vàng ròng vô cùng quý giá của Hoàng hậu  Đê-vi và ngay cả cung điện Potala cổ kính  cũng suýt bị hồng vệ binh đạp nát trong cuộc cách mạng văn hóa nếu không may mắn được ông Chu Ân Lai can thiệp vào phút chót. Thay vào đó là chân dung Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào … treo khắp nơi và giữa trung tâm quảng Trường Shangcha rộng hơn 40.000 m2 bức tượng Mao Trạch Đông bằng đồng nặng 35 tấn cao 7 mét  sừng sững với  những dòng chữ vàng về  công lao xây đắp cái gọi là “tình hữu nghị” của vị “ lãnh tụ vĩ đại ”này.
            Nghe anh bạn hướng dẫn du lịch giới thiệu tôi bỗng thấy rùng  mình. Tôi nghĩ tới Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông của Tổ quốc đã và đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Tôi nghĩ đến ải Nam Quan, hang Cốc Bó, một phần thác Bản Giốc bị lấn chiếm. Tôi nghĩ đến những cánh rừng đã cho người Tàu thuê… Tôi nhớ những đồng đội ngã xuống ở biên giới Tay Nam, Campuchia, Trường Sa, ở Vị Xuyên…đều là hậu họa “hữu nghị truyền thống” do Trung Quốc gây nên.
          Tổ quốc tôi đã và đang liên tục trực tiếp bị đe dọa  họa xâm lăng. Bóng đen ở Tây Tạng hôm nay đang lởn vởn trên bầu trời mặt biển Tổ Quốc tôi, dù người ta có đúc 16 chữ bằng vàng ròng cũng không che đậy được bóng đen đó. Cứ cái đà bành trướng, lấn át các dân tộc yếu thế, xâm lấn lãnh thổ các nước nhỏ để Trung Quốc phình to hơn nghênh ngang toàn trị kiểu Tây Tạng, thì Việt Nam ta nếu không vững vàng, không biết thực thi dân chủ, chăm sóc muôn dân để nêu cao lòng yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giữ gìn nền độc lập, liệu rằng được mấy nỗi thì cũng rơi vào thảm trạng mất tát cả như Tây Tạng?
     M.D

Giải lại bài toán xuất khẩu gạo

 Đáng chú ý là hiện có dư luận về điều được gọi là ta tự trói ta trong việc xuất khẩu gạo khi có nhũng quy định quá khắt khe về quy mô năng lực của doanh nghiệp.

 Bài này từ Petrotimes:  http://www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/giai-lai-bai-toan-xuat-khau-gao.html

(Petrotimes) - Không mấy ai tính toán thật cẩn trọng và chính xác rằng, nước ta đạt được kết quả như thế nào và nông dân sẽ được gì  từ việc xuất khẩu gạo gia tăng hàng năm...
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, khối lượng xuất khẩu gạo đạt mức 928.175 tấn, trị giá FOB 398,560 triệu USD, trị giá CIF 415,776 triệu USD. Lũy kế khối lượng xuất khẩu trong 8 tháng đạt 5,101 triệu tấn, trị giá FOB 2,264 tỉ USD, trị giá CIF 2,320 tỉ USD. Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong tháng 8, khối lượng xuất khẩu gạo đạt mức 928.175 tấn, trị giá 415,776 triệu USD. Lũy kế khối lượng xuất khẩu trong 8 tháng đạt 5,101 triệu tấn, trị giá 2,320 tỉ USD.
Vậy là số liệu chưa chuẩn cần phải chỉnh. Tuy nhiên, tình hình thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong khi nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Philippines, Indonesia và Singapore.
Trở lại việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo Hiêp hội Lương thực Viêt Nam (VFA), trong giai đoạn 2006-2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị hơn 10,5 tỉ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt 2,663 tỉ USD. Theo VFA kết quả xuất khẩu gạo năm 2011. Theo đó, riêng năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,105 triệu tấn gạo, thu về 3,651 tỉ USD.
Xuất gạo tăng nhưng nông dân vẫn không thể có lãi 30%

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, trong 4 năm tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 6 triệu tấn/năm, nhưng thị trường sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung cấp mới. Nếu như trước đây, để bảo hộ ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước trong thu mua, xuất khẩu lúa gạo thì từ năm 2011 với việc tuân thủ cam kết WTO về mở cửa thị trường lúa gạo, các doanh nghiệp nước ngoài có thể trực tiếp tham gia thị trường lúa gạo Việt Nam. Thị trường thu mua, xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trong nước vốn đã nhiều cạnh tranh, nay lại đối phó với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn “chen chân” vào thị trường này.
Đáng chú ý là hiện có dư luận về điều được gọi là ta tự trói ta trong việc xuất khẩu gạo khi có những quy định quá khắt khe về quy mô năng lực của doanh nghiệp. Trong khi xét về năng lực thị trường và vốn, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể cạnh tranh, còn phần lớn doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đều thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay nước ta đang phấn đấu trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng không mấy ai tính toán thật cẩn trọng và chính xác rằng, nước ta đạt được kết quả như thế nào và nông dân sẽ được gì từ việc xuất khẩu gạo gia tăng hàng năm? Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu tăng thu nhập thực tế cho nông dân thì bản thân người sản xuất phải thâm canh, tăng vụ, thay đổi giống lúa và phải đầu tư vào năng suất lúa cao hơn. Ngoài ra còn phải tăng thuốc bảo vệ thực vật, tăng đầu tư phân bón…
Trong khi tại Thái Lan có diện tích đất lúa gấp 2,5 lần nước ta (10 triệu ha) và nước ta hiện chỉ cố gắng giữ bằng được 3,8 triệu ha đất lúa. Như vậy, điều mà ngành nông nghiệp nước ta hướng đến là lúa chất lượng cao. Tức là cần chuyển đổi giảm dần lúa gạo chất lượng kém sang chất lượng cao hơn. Cần phải tiếp cận vấn đề an ninh lương thực bền vững dựa trên an ninh quốc gia và đề cập cụ thể tới an ninh hộ gia đình. Theo dự đoán, thị trường lúa gạo năm nay đạt khoảng 30 triệu tấn tương đương khoảng 20 tỉ USD. Trong khi những ngành hàng khác, chẳng hạn là rau quả có thể mang lại nhiều giá trị cao hơn. Vì vậy phải giải lại bài toán xuất khẩu gạo.
Trong thời gian ngắn nữa một lượng lớn người nông dân khó có thể có việc làm từ dịch vụ và công nghiệp. Do vậy, nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính của nông dân trong thời gian dài. Vì vậy xử lý vấn đề an ninh lương thực hay tăng thu nhập cho người sản xuất cần được thực hiện nghiêm túc, bài bản. Xuất khẩu lương thực cần bảo đảm hiệu quả. Phát huy giá trị tổng hợp của lúa gạo không nhìn đơn thuần là vấn đề kinh tế như cà phê, hạt tiêu… mà cao hơn, phải tính đến việc hợp tác dài hạn với các nước thiếu gạo để nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.
Theo một kịch bản dự báo của các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam, đến năm 2030, chỉ với diện tích 3 triệu ha đất lúa, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu thì Việt Nam vẫn có dư thừa hàng triệu tấn gạo để xuất khẩu. Với xu thế tỉ lệ dân đô thị ngày càng cao, tiêu dùng gạo ngày càng giảm cộng với việc thị trường xuất khẩu gạo - vốn rất mỏng - bị thu hẹp thì nguy cơ Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng thừa về gạo là có thật.
Chính sách giữ đất lúa là đúng và cần thiết nhưng cần phải có chế tài rõ ràng. Chứ như hiện nay, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đang mải mê chạy theo sân bay, sân golt, khu công nghiêp, khu đô thị thì còn đâu đất để mà giữ? Hơn thế, dẫu có đất lúa nhưng người làm lúa vẫn nghèo khó bởi quy luật ngược “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” thì khó có thể cải thiện đời sống nông dân - một tiêu chí hàng đầu về xây dựng nông thôn mới.
Minh Dân

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : TRÒ HỀ TRUYỀN THÔNG





Vow! Bài này Thám tử Lý Phong viết quá hớp.... NP

Link ở đây


THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT : TRÒ HỀ TRUYỀN THÔNG



“Tác Phẩm Để Đời” của Huyền Diệu
Lý Phong: Xin mời Quý Vị xem qua lá thư của một nhân chứng 
đã từng tiếp xúc với Huyền Diệu,thần tượng ông ta và rồi vỡ mộng:

Lời của nhân chứng P.T.Ngà:
 “Đọc cuốn sách “Khi hồng hạc bay về”  chúng ta cứ ngỡ ông Quốc 
là một ” thánh tăng” nhưng sự thật không phải như vậy. Lần đầu tiên 
tôi gặp ông tại buổi tiệc tiếp đón do bà Lệ- chủ Công ty Văn hóa 
Phương Nam- tổ chức ở một restaurant tại Thanh Đa khi ông 
từ Ấn Độ về vào tháng 6/2005, tôi bị choáng ngợp trước những lời lẽ 
hùng biện của ông. Hôm đó ông giao tận tay bản thảo cuốn sách tự truyện 
của ông cho bà Lệ, và thật ngạc nhiên chỉ ba ngày sau ông đã có sách 
"Khi Hồng Hạc Bay Về" đem biếu tặng mọi người.

  Sau đó, đi dự vài buổi nói chuyện của ông tại các chùa ở TPHCM và 
Tiền Giang tôi bắt đầu ngờ ngợ về  các nội dung lặp đi lặp lại một 
cách sáo mòn và sự kiêu ngạo lộ liễu nơi con người này. Cũng trong 
đợt về nước đó , ông Quốc về Ba Tri Bến Tre và đưa tiền (vài trăm 
triệu VNĐ) cho gia đình ông xây cất lại nhà cửa, ông bảo đó là 
tiền dạy học ông dành dụm được đem về báo hiếu cho song thân. Đến 
đâu ông cũng ba hoa về nghề nghiệp dạy học của mình và bảo rằng toàn 
bộ những gì ông làm được là nhờ vào tiền lương dạy học. Tôi đã khá 
nghi ngờ. Một giáo sư danh tiếng ở Mỹ có dạy tòan phần full-time 
(không phải thỉnh giảng) tiền lương một năm không đến 100.000$US. 
Đa số thu nhập của họ là tiền nhuận bút viết sách, báo. Giới học 
giả quốc tế chẳng ai nghe nói đến tên Lâm Trung Quốc làm sao mà 
ông được hết đại học Mỹ đến đại học Pháp, Úc, Braxin, Đức… mời đến 
giảng dạy. Mà nếu dạy thì ông sẽ dạy môn gì ? Ông ta lúc thì tự xưng 
là Tiến sĩ sử học ở Sorbone – Pháp lúc lại nói Tiến sĩ thần học, 
khi thì Tiến sĩ ở Ấn Độ, chẳng ai được ông cho xem bằng Tiến sĩ 
và các thư mời dạy học cả. 
 

Đêm Văn nghệ ở VNPQT Lumbini

Đến Lumbini, tôi có gặp ông. Trong một buổi chuyện nói phiếm có 
ông Trịnh Chỉnh ( Việt kiều Úc - cha của Luật sư Trịnh Hội) ông 
Quốc đã hớ hênh lộ ra hàng lô ngớ ngẩn về lịch sử Việt Nam và thế 
giới , một điều không thể chấp nhận đối với một tiến sĩ lịch sử 
( ví dụ: ông muốn đổi tên nước Việt Nam thành An Nam mà không biết 
đó là nỗi nhục nô lệ giặc Tàu của dân Việt, ông cũng chẳng biết đến 
Prakrit là gì,…). Khi ông huyên thuyên về công lao phục hưng Lumbini 
của ông giống y những gì đã viết trong sách của ông thì ông 
Trịnh Chỉnh nhẹ nhàng hỏi : thế thì Ngài U Thant Tổng Thư Ký Liên Hợp 
Quốc đã làm gì cho Lumbini và cái Lumbini Development Trust đó chức năng 
của nó là để làm gì? Ông ngượng quá vội lảng sang chuyện khác.
 Chùa Việt-Nam-Phật Quốc của ông Quốc chỉ dành đón tiếp các đoàn khách
 hành hương do ông tổ chức hoặc các đoàn mà các công ty du lịch có 
liên hệ trước với ông(dĩ nhiên là phải chi hoa hồng). Khách du lịch ba lô 
hay các tăng, ni nghèo người Việt đi lẻ đừng có mà mơ được vào tá túc 
trong cái chùa mang danh của người Việt Nam đó. 
 Khi có đoàn khách do ông Quốc hướng dẫn về ngụ tại chùa thì kịch bản 
đêm đó luôn luôn sẽ là:
  -Mọi người sau khi ăn tối và cầu nguyện ở chánh điện sẽ tập trung 
tại phòng ăn. Ông Quốc order người trong chùa nấu chè đậu đãi khách. 
Rồi sẽ diễn ra màn văn nghệ “cây nhà lá vườn ” của mấy anh thợ nề 
người Huế, trong đó có một tiết mục bắt buộc là một anh tốt giọng sẽ 
hát bài rất sến  “Trở Về Cát Bụi” của Lê Dinh với những lời như:

Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. 
Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau Mai kia chết rồi 
trở về cát bụi giàu khó như nhau Nào ai biết trước 
số phận ngày sau ông trời sẽ
trao Này nhà lớn lầu vàng son Này lợi danh, chức quyền cao sang 
có nghĩa gì đâu ...
sao chắc bền lâu như nước trôi qua cầu Này lời hứa ... 
Này thủy chung này tình yêu ...
chót lưỡi đầu môi cũng thế mà thôi Sẽ mất ngày mai như áng mây cuối trời
Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất. Cuộc sống mong manh 
xin nhắc ai đừng đổi  trắng thay đen Nào người sang giàu đừng vì 
tham tiền bỏ nghĩa anh em Người ơi xin nhớ 
cát bụi là ta ...mai này chóng phai 
Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi
Xin người nhớ cho!

 Ẩn ý của Huyền Diệu khi cho lính của ông ta hát bài này chắc mọi người 
ai cũng hiểu…”

Lý Phong: Người "phát hiện" ra Huyền Diệu chính là Hồ Anh Thái 
(Cựu Tổng thư ký Hội nhà văng Hà Nội, hiện nay đang là lãnh sự 
Việt Nam tại Cộng Hòa Hồi giáo Iran). Vào năm 1991, khi đó Hồ Anh Thái
đang là một nhân viên của Đại sứ Quán Việt Nam tại Ấn Độ. Trong một chuyến
đi bụi tới Bodh Gaya,Thái gặp gỡ Quốc, khi đó đang được cắm chốt ở đấy để 
trông coi xây một cái chùa với tiền quyên góp từ cộng đồng Phật tử Việt kiều
 ở Pháp. Thái đã mai mối Quốc cho Đại sứ quán Việt Nam ở New Delhi.
Một thỏa thuận ma quỷ sau đó được thi hành: Quốc nhận tiền của chính phủ 
Việt Nam trả cho nhóm sáng lập chùa để chiếm lấy ngôi chùa mà sau này được 
biết đến với cái tên Việt Nam Phật Quốc Tự. Thỏa thuận này có lợi cho Quốc 
ở chỗ: toàn bộ tiền xây cất sẽ do chính phủ Việt Nam đài thọ, còn quyên góp 
được bao nhiêu, từ bất kỳ nguồn nào thì Quốc bỏ túi.

Hồ Anh Thái và Huyền Diệu
 Cũng chính Hồ Anh Thái đã nổ phát súng đầu tiên cho "trò hề truyền thông"
 "Thánh tăng Huyền Diệu" khi viết bài PR cho Quốc vào năm 1991 đăng trên 
báo Giác Ngộ của Thành Hội Phật Giáo TPHCM (không lạ là tại sao cho đến 
giờ này đã biết rõ chân tướng của Lâm Trung Quốc-Huyền Diệu mà báo Giác 
Ngộ và Thành Hội Phật giáo TPHCM giữ thái độ im lặng,chỉ không bao giờ 
đề cập hay dính dáng gì đến các trò PR của nhân vật này nữa).
Cho đến giờ này tên tuổi của Lâm Trung Quốc-Huyền Diệu đã xuất hiện 
lập đi lập lại nhan nhản trên khắp các phương tiện truyền thông tại 
Việt Nam từ lá cải nhảm nhí cho đến chính thống như: Nhân Dân, 
Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VOV, Việt Báo, Công An Nhân Dân... 
cho đến cả các báo tỉnh lẻ...
Nếu không có đèn xanh từ TW và sự cố vấn-bảo kê của Đại Sứ Quán VN tại
 Ấn Độ cùng Bộ Ngoại Giao liệu Việt kiều Huyền Diệu có được tha hồ vùng vẫy
 như thế?  
Search trên Google về Thích Huyền Diệu kết quả lên đến hơn 1 triệu. 
Xin copy sau đây một số bài báo PR
cho Huyền Diệu:

Những đổi thay trên đất Phật

Tags: Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tì Ni, Huyền Diệu, Thầy Huyền Diệu, Ân Độ, Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Việt Nam, tình cờ gặp, Chùa Một Cột, ngôi chùa, quần thể, phật giáo, nhà sư, có thể, chùa chiền, người


TTCN – Tôi đến Bồ Đề Đạo Tràng (Boddhgaya) lần đầu năm 1990, chưa biết có chùa Việt Nam trong quần thể chùa chiền Phật giáo các nước. Một năm sau, 1991, tôi trở lại, tình cờ gặp một nhà sư Ân Độ, được ông cho biết ở Bồ Đề Đạo Tràng cũng có chùa Việt Nam.
Đó là một tòa nhà ba tầng hơn 20 căn phòng, thiết kế cho một học viện Phật giáo trong tương lai. Tòa nhà bề thế nổi bật lên giữa một khuôn viên khoảng hơn 3,5ha, một vườn cây và những ruộng nước bát ngát. Một nhà sư mang chiếc áo cà sa màu nâu quen thuộc.
Quen thì quen nhưng giữa một nơi xa lạ, tôi không dám lên tiếng bằng tiếng Việt. Tôi đoán đấy có thể là một nhà sư vùng Đông Á. Thầy Huyền Diệu khi đó thì đoán tôi là du khách Nhật. Phải qua mấy câu đối đáp tiếng Anh thì người Việt mới nhận ra người Việt.
Về lại nơi cây bồ đề

Thầy Huyền Diệu (phải)
Đã 15 năm sau lần gặp ấy. Bây giờ là mồng 4 Tết Bính Tuất, tức ngày 1-2-2006, ngồi ôn lại chuyện cũ, thầy Huyền Diệu vẫn nói rằng tôi là người đầu tiên “phát hiện” chùa Việt ở đất Phật. Không đâu thầy ơi, châu Mỹ vẫn tồn tại ở đó, nếu không có ông Colombus thì cũng sẽ có người khác phát hiện. Tôi đùa lại.
Quả là sau chuyến gặp thầy ở Việt Nam Phật Quốc Tự năm 1991, tôi có viết bài bút ký Đất Phật ở Ân Độ, in trên báo Giác Ngộ, rồi in ở Văn Nghệ. Bài viết nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong nước, dẫn đến việc rất nhiều đoàn Phật tử hành hương và du khách đến với chùa Việt Nam trong suốt 15 năm qua.
…Thầy Huyền Diệu xa nước từ năm 1969. Sang Pháp du học, đỗ tiến sĩ sử học ở Đại học Sorbonne danh tiếng, thầy lại tìm đường đến đất Phật Ấn Độ, tâm nguyện một ngày sẽ làm cho Phật giáo VN hiện diện tại chốn linh thiêng này.
Giấc mơ không tưởng đã thành sự thật
Bạn nghĩ gì về đoạn văn này sau khi đã biết sự thật về Quy hoạch Tổng thể phục hưng Lumbini của Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Nepal trong phần 1 bài Ai là người Phục Hưng Thánh Địa Lumbini?  Lý Phong

Là chủ tịch Hội đồng Phật giáo thế giới ở xứ Lâm Tì Ni (di sản văn hóa thế giới của UNESCO), thầy Huyền Diệu dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục ban quản lý toàn xứ dời những hộ dân ra xa quần thể chùa chiền, dời khu chợ và hàng quán cách xa khu chùa 4km. Như vậy Lâm Tì Ni tránh được nguy cơ ô nhiễm môi trường mà xứ Bồ Đề Đạo Tràng đang phải gánh chịu.
Phải đi dạo khắp vùng Lâm Tì Ni mới thấy hết những nỗ lực của nhà sư người Việt. Chiều muộn, ta đến thăm quần thể di tích nơi Đức Phật ra đời, thăm hồ nước mà bà Maya Devi, thân mẫu của Phật, đã tắm trước khi sinh, thăm cột đá hoàng đế Ashoka ghi lại rành rành dấu tích Phật đản…
Bạt ngàn lau trắng đã phải lùi bước trước nhà sư VN. Người tiên phong đi mở đất ở Lâm Tì Ni, phát quang cánh đồng, rắn hổ mang to như bắp chân bỏ chạy hàng đàn. Hàng đàn sói [Quý vị có tin là ở Lumbini có chó sói không? Thực ra chỉ là cáo-fox to bằng mấy con chó cỏ , Hồ Anh Thái nổ để thổi phồng Huyền Diệu- Lý Phong] bỏ chạy vào rừng, đêm đêm mò ra tru lên nhớ vùng đất cũ. Dựng lều bạt đốt lửa xua thú. Đào móng, xây nền. Một ngôi chùa dựng lên. Những ngôi chùa dựng lên. Cả một xứ Lâm Tì Ni được tái thiết. Một phép lạ. Một sự mầu nhiệm.
Tôi đã chứng kiến chùa Bồ Đề Đạo Tràng khi còn là một sinh linh trứng nước, giờ đã lớn cao vạm vỡ trưởng thành. Tôi đã biết Lâm Tì Ni khi chùa VN còn chưa có dấu hiệu ra đời, giờ lại cũng đã kịp bề thế trưởng thành. Nhờ sự mầu nhiệm. Thầy Huyền Diệu bảo: Nhờ hồn thiêng sông núi.
Ghi chép của HỒ ANH THÁI
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Tìm hiểu: Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tì Ni, Huyền Diệu, Thầy Huyền Diệu, Ân Độ, Việt Nam Phật Quốc Tự, Chùa Việt Nam, tình cờ gặp, Chùa Một Cột, ngôi chùa, quần thể, phật giáo, nhà sư, có thể, chùa chiền, người
http://vietbao.vn/Du-lich/Nhung-doi-thay-tren-dat-Phat/40130414/254/

“Một người Việt Nam với hai bàn tay trắng đã tạo dựng nên không những chỉ 1 mà 2 ngôi chùa cùng mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự, một ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) ở đất Ấn Độ, một ở Lâm Tì Ni (Lumbini) trên đất Nepal. Người đó là thày Huyền Diệu. Ông người gốc Ba Tri, Bến Tre. Ông đã lìa nước du học ở Pháp hơn 40 năm. Ông đậu bằng tiến sĩ Sử học ở Đại học Sorbonne, Pháp. Ông đi dạy học ở các trường Đại học trên thế giới về môn Bang giao quốc tế, nên ông có nhiều bạn bè và học trò có những vai trò quan trọng trong chính quyền các nước. Ông giữ chức Chủ Tịch Liên Đòan Phật Giáo Quốc Tế Lumbini. Ông có nhiều đam mê mà một đam mê làm ông suýt bỏ mạng, đó là thú lái máy bay. Ông hùn với một vài người bạn mua một máy bay nhỏ lái như là một môn thể thao. Ông đã bị rớt máy bay 3 lần và từ đó ông bỏ thú đam mê này.
Vua Népal thường hay tới thăm ông. Mỗi lần vua tới thăm như thế thì có an ninh, còi hụ rầm rộ khiến ông không vui vì mất sự yên tỉnh. Hơn nữa thấy ông có ảnh hưởng tới nhà vua, nhiều người đã đến cầu cạnh ông để nhờ ông nói một tiếng với nhà vua cho họ chức này chức kia, khiến ông phiền lòng. [Vua Nepal sống trong cung điện ở Kathmandu cách Lumbini hơn 300km làm sao thường hay tới thăm HD? Sự thực là có khi hàng nhiều năm trời vua Nepal chẳng xuống Lumbini một lần, ngay cả đưa Tổng thư Ký LHQ thăm Lumbini thì cũng giao cho Thái tử - Lý Phong]  Một lần, ông nói với ông Cố vấn nhà vua nhờ ông này nói lại với vua là xin nhà vua nếu tới thăm ông thì tới vào ban đêm để khỏi bị người ta dòm chừng. Ông Cố vấn này nói làm sao đó khiến nhà vua buồn và hơn hai năm không tới gặp hay mời ông vào cung nữa. Một lần, trong buổi tiếp tân có nhà vua và ông hiện diện. Nhà vua tới hỏi ông tại sao lại không muốn gặp nhà vua nữa như lời ông cố vấn nói lại. Ông đã phải giải thích nguyên do và từ đó mối liên lạc giữa hai người trở lại bình thường. Cũng ông cố vấn này đã muốn cản trở vua Népal không cấp đất cho ông cất chùa ở Lâm Tì Ni. Lần này Thầy Huyền Diệu làm dữ với ông. Thày Huyền Diệu đã hỏi tại sao lại ngăn nhà vua, đất Lâm Tì Ni có phải là đất của ông cố nội ông để lại hay sao mà đòi giữ lại. Lâm Tì Ni nếu được khai thác đúng mức sẽ biến nơi này thành trung tâm hành hương của cả thế giới. Lâm Tì Ni sẽ là viên kim cương sáng chói đem lại nguồn tài chánh không ít  cho quốc gia Népal. Và thầy Huyện Diệu đã thách thức ông cố vấn đấu võ, ông tự xưng là master kungfu khiến ông cố vấn xanh mặt. Kể lại chuyện này, Thày Huyền Diệu ra điệu bộ, nhảy choi choi, quần ống thấp ống cao, tay thủ thế trông rất hồn nhiên.  [Sư gì mà kỳ vậy? nói chuyện như du côn đầu đường xó chợ, hỡ ra là đòi động tay độngchân. Mà hợp đồng cho thuê đất đã ký rồi thì ai có quyền gì mà ngăn cản? -LP]
…Ông không có nguồn tài chánh nào ngoài tiền lương  còm cõi dạy học.
   Năm 1969 thày Huyền Diệu tới viếng Lâm Tì Ni, thấy trụ Ashoka trơ trọi trên bãi cỏ với đàn trâu bò gặm cỏ và phóng uế bừa bãi. Ông phát động tâm và khấn nguyện nếu phải nơi này là chỗ Phật đản sanh thì xin cho ông được thấy phục hồi trước khi nhắm mắt lìa đời. Ông đi vận động xin cất chùa và mở mang khu thánh địa này. Chẳng ai hưởng ứng. [Có thật không? Trong khi quý vị đã biết  rằng từ năm 1967, U Thant đã bắt đầu vận động phục hưng Lumbini-LP]
Năm 1993, khi ông đang lui cui bận bịu trong việc xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng thì nghe tiếng còi hụ và một đoàn xe chạy vào chùa. Ông lấy làm lạ, có việc gì mà  đoàn xe lính tráng tới đông như thế. Trong xe túa ra một đám người rối rít mời ông lên Kathmandu xứ Nepal để nhận đất cất chùa ở Lâm Tì Ni vì đức vua Bihendra đã chấp thuận rồi, nhìn ra ông thấy đó là đám học trò của ông, có quận trưởng quận Gaya và vị bộ trưởng Văn hóa nước Nepal. Ông lưỡng lự rồi cũng vào nhà quơ vội vài đồ tùy thân và theo ra máy bay do vua Nepal cho xuống đón ông. Tại Nepal ông được đón tiếp như một thượng khách. Từ thang máy bay, người ta trải thảm đỏ để đón ông, ông ngần ngại rồi cũng phải bước đi trên thảm. Về sau đám học trò nói với ông rằng thày đi trông oai phong lắm, nhưng quần hơi có ống thấp ống cao ! Nhà vua cho một chiếc máy bay nhỏ đưa ông đi lựa đất, phi công cho bay là là nhiều vòng trên đất Lâm Tì Ni để ông lựa, ông sẽ được cấp 2 ha. đất để cất chùa. Ông lựa được khoảnh đất đẹp gần trụ Ashoka, nhưng ông thất vọng khi xuống đất đi xem chỗ ông lựa vì đó là một khu ao hồ đầm lầy. Nhưng ông đành phải chấp nhận vì viên phi công đã báo cáo về bộ điền địa và nơi đây đã chấm tọa độ, khoanh đất cho ông rồi.
Trong những ngày chiêm nghiệm ở căn chòi, ông thấy rằng Lâm Tì Ni muốn phát triển không chỉ mình chùa Việt Nam mà làm được, phải có các nước tham dự thì mới thành công. Thế là ông đi vận động. Ông tới đâu cũng được hưởng ứng duy chỉ có Đài Loan không đáp ứng, ông đành phải qua Trung Cộng, Tại đây nhà chức trách hưởng ứng ngay. Ngày nay đã có 19 ngôi chùa của các nước được xây dựng, cái thì đã xong, cái đang dở dang. Ngôi chùa Trung Hoa cất theo kiểu Thiếu Lâm Tự gần chùa Việt Nam . Ngôi chùa Đại Hàn to lớn có thể chứa 3000 người. Đẹp nhất là ngôi chùa Tây Tạng, tiền và công xây cât do người Đức  bỏ ra.
Trên phương diện quốc tế, ông là khuôn mặt quen thuộc của các Đại học và chính khách cũng như các tổ chức xã hội, khoa học và tôn giáo.
               CỬU CHÂN (Việt Kiều Úc hành hương Ấn Độ-Nepal năm 2004 cùng đoàn ông Lê Tấn Kiết, tất cả những gì Cửu Chân viết về Huyền Diệu đều theo lời kể của Huyền Diệu trong mấy ngày ông này làm hướng dẫn viên du lịch cho đoàn Phật tử Việt kiều Úc)

http://taphopdongtam.org/AnDo/18ngay.htm

Báo Công An Nhân Dân của Hữu Ước:
Tìm trong vô thường

.
Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng.
Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng (Boddha Gaya, Ấn Độ – nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ).
Sau này khi đã tốt nghiệp Tiến sỹ về Lịch sử thế giới, và Quan hệ quốc tế ở Trường Đại học Sorbone – Pháp, thầy Huyền Diệu trở thành một người nổi tiếng khi được các trường đại học, các tổ chức xã hội mời đi dạy học và nói chuyện. Thầy Huyền Diệu tham gia trong nhóm những người trợ giảng cho các trường đại học lớn và danh tiếng trên thế giới. Việc giảng dạy của thầy thường xuyên ở các nước trên thế giới: Australia, Mỹ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ v.v… đã mang lại nhiều tiền bạc cho thầy.
http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=52415
Ở thời kỳ chống Mỹ, thầy tham gia phong trào Phật tử yêu nước nên bị chính quyền ngụy trục xuất sang Pháp. Tại đây, thầy vừa làm, vừa học và đã lấy được bằng tiến sĩ thần học ở Trường Đại học Sorbone nổi tiếng nước Pháp.
http://luungoctinhanh.wordpress.com/2012/03/19/thich-huy%E1%BB%81n-di%E1%BB%87u/

Người Việt khôi phục thánh địa Phật giáo ở Nepal

Anh sang Pháp kiếm sống, vào học đại học Sorbonne, đậu hai bằng Tiến sĩ, [lên đến Tiền Phong thì đã thành 2 bằng Tiến sĩ gồi... Ghê gớm thật-LP] thành giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học. Và vẫn tiếp tục tu hành, giảng đạo.
Cũng dịp đầu xuân 1969 trong chuyến hành hương về ấn Độ, thầy Huyền Diệu sang đây thành kính cầu nguyện xin đi trước khôi phục Thánh địa Phật sinh…24 năm sau, năm 1993, sự mầu nhiệm đã linh nghiệm: Quốc vương Birendra và Chính phủ Nepal đưa máy bay riêng sang ấn Độ đón thầy tới Lâm Tì Ni chọn đất xây chùa.
Trịnh Tố Long Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-Viet-khoi-phuc-thanh-dia-Phat-giao-o-Nepal/70037702/157/
   Tại sao Lâm Trung Quốc có thể "múa gậy vườn hoang" thực hiện một 
"trò hề truyền thông" suốt hàng chục năm qua ở Việt Nam?
Tất cả những người viết về Huyền Diệu đã cố tình bỏ qua một nguyên tắc 
tối thượng của nghề báo: kiểm tra độ xác thực của nguồn tin. Họ nhắm mắt 
nghe theo và lặp lại tất cả những lời kể hư cấu hoang đường của Huyền Diệu 
một cách khoái trá, rồi lại dắt dẫn dư luận và Phật tử chạy theo một cách 
mù quáng bất chấp hậu quả.
Tại sao họ làm vậy?

Lý Phong
Mùa Cô Hồn năm 2012

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT- BÀI 2 : AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI? PHẦN I

THÍCH HUYỀN DIỆU -CHÂN TƯỚNG và SỰ THẬT - BÀI 2 
 
Lý Phong: Suốt hơn 10 năm nay, truyền thông Việt Nam lập đi 
lập lại những lời kể của Huyền Diệu về công đức phục hưng 
thánh địa Lumbini của ông ta và biến ông thành một thánh tăng. 
Đây là hai đoạn trích từ báo Công An Nhân Dân
của Trung Tướng Hữu Ước
và Doanh Nhân Saigon cuối tuần 
của Trần Trọng Thức:  
 
“Tôi đã rất may mắn khi được tiếp kiến với thầy Huyền Diệu - 
Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới trong một khoảng lặng 
thời gian giữa sự bận rộn, gấp gáp trong chuyến trở về Việt 
Nam lần này của thầy, để ra mắt bộ sách: "Lòng tri ân và sức
mạnh mầu nhiệm" và cuốn "Khi Hồng Hạc bay về và những điều 
mầu nhiệm".Cả hai cuốn sách do Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ 
Chí Minh ấn hành tháng 6/2008”
Trung Tướng Hữu Ước – Tổng Biên Tập Báo Công An Nhân Dân Việt Nam


Huyền Diệu và Trung tướng Hữu Ước
 

Bìa cuốn sách của Thích Huyền Diệu
“* Thầy đã dựng lều, phát nguyện ở lại Lâm Tỳ Ni ngay sau khi làm lễ động thổ chùa. Thầy đã xoay xở như thế nào khi mà chùa ở Bồ Đề Đạo Tràng chưa xây xong? - Nhiều người cũng can ngăn tôi không nên lưu lại. Một phần là vì nơi tôi dựng lều hoang vu, nhiều thú dữ như rắn, chó sói…, phần khác là do đi vội nên tôi chỉ kịp mang theo người có 60 USD. Nhưng đó chỉ là những khó khăn bước đầu. Phần lớn cư dân ở Lâm Tỳ Ni là người Hồi giáo và Ấn Độ giáo, vốn là quốc giáo của Nepal. Điều tôi lo ngại nhất là những phần tử cực đoan trong cộng đồng này sẽ gây phiền nhiễu cho đến chừng nào tôi chịu đựng không nổi và phải bỏ đi. Hàng ngày, tôi tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền, mong tìm ra một giải pháp tối ưu để có thể bảo vệ và phát triển Lâm Tỳ Ni. Ý tưởng biến Lâm Tỳ Ni thành một Liên Hiệp Quốc Phật giáo đã nảy ra trong đầu tôi. Tức là làm sao thuyết phục mỗi nước tự đứng ra xây một ngôi chùa ở Lâm Tỳ Ni. Ngoài ý nghĩa bảo vệ thánh địa, việc ngôi chùa của một nước tại Lâm Tỳ Ni sẽ khiến đất nước đó dần dà gắn bó với mảnh đất này. Nghĩ là làm, tôi quyết định thành lập một “Ủy ban sứ giả quốc tế” quy tụ một số anh em có tâm nguyện mong muốn Lâm Tỳ Ni phát triển đang làm việc trong các tổ chức quốc tế, phụ trách vận động các nước. Về phần mình, tôi cũng tận dụng triệt để mọi mối quan hệ để thuyết phục chính phủ một số nước và các tổ chức Phật giáo trên thế giới tham gia vào chương trình này.

Huyền Diệu “nổ” về công lao phục hưng thánh địa Lumbini của hắn

* Xin thầy cho biết hiện đã có bao nhiêu nước hưởng ứng lời kêu gọi của thầy? - Liên Hiệp Quốc Phật giáo Lâm Tỳ Ni hiện có 25 thành viên, và chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng. Việc xây dựng chùa của các nước đã khiến thánh địa hồi sinh. Từ một vùng đất lạc hậu, hiện nay Lâm Tỳ Ni đã có đường dây điện thoại trong nước và quốc tế, phủ sóng điện thoại di động, kết nối Internet. Chương trình xây chùa của các nước còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho cả lao động nước ngoài và địa phương, kèm theo đó là sự phát triển của các dịch vụ đi kèm. Sự phát triển vượt bậc của Lâm Tỳ Ni là một điều mầu nhiệm, ngay cả Quốc vương Birendra và các trào Thủ tướng của Nepal cũng bất ngờ.  
Theo THƯỢNG TÙNG Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần”   

Sự thật của việc phục hưng thánh Địa Lumbini ra sao?Ai là người chủ xướng và là tác giả thực sự của việc phục hưng thánh địa Lumbini?Xin mời quý vị xem bài bên dưới đây:
 
 
 
 AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI?

PHẦN I :TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC U THANT

Xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách "Lumbini Beckon" 
(Lumbini vẫy gọi)của tác giả Basanta Bidari, một viên chức 
khảo cổ của chính phủ Nepal, ngườiđã làm công việc khảo cổ 
ngay tại Lumbini liên tục 25 năm qua, có thể coi
như là một sử gia của Lumbini. Email của Basanta Bidari là:
asokanpillar@yahoo.com
Lý Phong xin tạm chuyển ngữ những đoạn quan trọng, phần scan 
nguyên bản của cuốn sách này bằng tiếng Anh nằm bên dươí.
  • trang i và ii, phần tựa của Hòa Thượng Vivekananda Trung 
    Tâm Thiền Vipassana Panditarama Lumbini :"Vào năm 1956, 
    Quốc vương Mahendra của Nepal đã khởi đầu việc phục hưng 
    Lumbini bằng việc làm một con đường dẫn vào Lumbini [vào 
    thời điểm đó thánh địa Lumbini chỉ có đường mòn, không có 
    đường cho xe 4 bánh vào- chú thích của Lý Phong],xây dựng 
    một ngôi chùa quốc gia và dựng một trụ đá
    [không phải trụ đá Asoka- LP]
  • trang 49, Chương 9 Phần A:" Vào dịp Đại Hội 4 của World 
    Fellowship of Buddhist (Hội Ái Hữu Phật Giáo Thế Giới) 
    tại Kathmandu, Nepal năm 1956, các đại biểu thế giới đã 
    bày tỏ sự cần kíp của việc phục hưng Khu Vườn Thiêng ở 
    Lumbini, và phát triển nó phù hợp với tầm quan trọng về 
    lịch sử và tôn giáo của thánh địa này. 
    Quốc vương Mahendra đã bày tỏ sự trợ giúp nhiệt tình 
    trong việc cung cấp hạ tầng cơ sở và tái tạo môi trường 
    Phật giáo[ở Lumbini]: một ngôi chùa, một nhà nghỉ, 
    đường giao thông đã được xây dựng."
  • trang 50: " Chuyến hành hương của Tổng Thư ký Liên Hiệp 
    quốc đầu tiên tới Lumbini, U Thant, vào năm 1967 đã trở 
    thành một bước ngoặt trong lịch sử của việc phát triển
    Lumbini." "... Ấn tượng sâu sắc bởi sự linh thiêng của 
    Lumbini, Ông đã bàn thảo với chính phủ Nepal cách nào 
    tốt nhất để phát triển Lumbini thành một trung tâm hành 
    hương và du lịch tầm cỡ quốc tế." "...U Thant kêu gọi 
    cộng đồng quốc tế trợ giúp.
    Sự đáp ứng là nhiệt thành, và Ủy Ban Phát Triển Lumbini 
    được thành lập với 13 quốc gia gồm: Afghanistan, Myanmar, 
    Cambodia, India, Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Nepal, 
    Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand. Hai quốc gia 
    tham gia sau này năm 1972 là Bangladesh và Bhutan." 
    [Việt Nam Cộng Hòa cũng là thành viên Ủy Ban này năm 
    1974, nhưng sau đó ghế này bỏ trống cho đến nay - LP]

    Quốc Vương Nepal Mahendra và Tổng Thư Ký Liên Hiệp quốc U Thant

  • trang 51: “Vào năm 1972, Giáo sư Kenzo Tange(Kiến trúc sư nổi tiếng 
thế giới người Nhật Bản) được giao phó việc chuẩn bị Quy Hoạch Tổng Thể
cho phát triển Lumbini bởi Liên Hiệp Quốc.” ” Năm 1978, Quy hoạch tổng
Thể hoàn tất và được trình lên Liên Hiệp quốc và chính phủ Nepal. Nepal
thành lập Ủy Ban Phát Triển Lumbini. Ủy ban này đã thu hồi 770 hecta đất,
tái định cư dân làng sống trong khu quy hoạch và đảm đương việc trồng rừng
 xung quanh thánh địa.”

Xin Bấm vào hình để phóng to lên
Năm 1985 Quỹ Ủy Thác Phát Triển Lumbini được thành lập. 
Từ đây, Quỹ này chịu trách nhiệm thi hành Quy Hoạch Tổng 
Thể cho Lumbini." Website: http://www.lumbinitrust.org 
Quy Hoạch Tổng thể:... nói chung có 3 phần Khu Vườn Thiêng 
(nơi Phật Thích ca giáng trần), Khu Chùa-Viện (dành cho 
các quốc gia trong Ủy Ban Phát Triển Lumbini của Liên 
Hiệp Quốc đến cất CHÙA QUỐC GIA) và khu Làng Lumbini Mới.

Lời Kêu Gọi của Ngài U Thant - Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 
năm 1970: " Kể từ năm 1968, nhiều phase của công việc phát 
triển đã được thực hiện bởi cả chính phủ Nepal và Liên Hiệp 
Quốc và Dự án này này đã đến giai đoạn mà sự tài trợ tài 
chính tự nguyện sẽ rất cần thiết trước khi nó trỏ thành một 
trung tâm hành hương với các điều kiện thuận lợi cho người 
hành hương và khách du lịch. Trong sự liên quan đó, tôi muốn 
tỏ bày sự biết ơn của cá nhân tôi tới chính phủ Nepal cho 
sự khởi đầu mà họ đã thực hiện.Tôi cũng tỏ bày sự hy vọng 
nghiêm chỉnh rằng cả các chính phủ, cá nhân và hội nhóm tư 
nhân có quan tâm sẽ làm việc tài trợ nghiêm túc bằng tiền 
hoặc lòng hảo tâm để giúp hoàn tất cái mà 
tôi xem như là MỘT DỰ ÁN CÓ GIÁ TRỊ NHẤT."

Như vậy có thể thấy rằng, Lumbini được phục hưng một cách có 
bài bản, cẩn thận [để không tổn hại những di tích khảo cổ chưa 
được khai quật] bởi Chính Phủ Nepal và Liên Hiệp Quốc trong 
một dự án kéo dài đã gần 50 năm và chưa kết thúc, một dự án 
tầm cỡ quốc tế bởi chính Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và những 
nhân vật danh tiếng trên thế giới [tất cả các Tổng Thư Ký Liên 
Hiệp Quốc đều đã đến Lumbini].
Ai có thể kêu gọi các nước tham gia tài trợ cho Lumbini 
và đến đó cất chùa?
Chỉ có thể là U Thant, một Phật tử thuần thành và là Tổng 
Thư Ký Liên Hiệp quốc.
Còn cái gã Lâm Trung Quốc bá vơ, cha căng chú kiết không ai 
biết lấy tư cách gì mà   ba xạo rằng chính mình là người phục 
hưng thánh địa Lumbini, chính mình đi kêu gọi các nước đến 
Lumbini xây chùa?
Nepal là một nước có chủ quyền, dân Nepal có lòng tự hào 
dân tộc rất cao. Chỉ một bộ phim nói rằng Buddha sinh ra ở 
Ấn Độ, thế mà hàng ngàn sinh viên vây Sứ Quán Ấn đòi xin lỗi. 
Ba láp ba xàm kiểu Huyền Diệu, dân Nepal cấm cửa. Mà bịa 
đặt như thế là ăn cháo đái bát, vô ơn phụ nghĩa đất nước 
đã cưu mang mình, cho mình cơ hội để phụng sự Phật pháp.
Chưa thấy ai mặt dầy hơn gã ma tăng này!
 
 
Phần II sẽ trình bày đến các bạn những gì gã ma tăng 
này và đồng bọn nổ như thế nào về việc phục hưng Lumbini.
Kính,

Lý Phong
Untitled-1_resizeUntitled-2_resize
Untitled-9_resize

Tổng Thư ký Dr. Kurt Waldheim

Tổng Thư Ký Zavier Perez de Cuellar


Tổng Thư ký Ban Ki-moon


One Response to THÍCH HUYỀN DIỆU – CHÂN TƯỚNG VÀ SỰ THẬT- BÀI 2 : AI LÀ NGƯỜI PHỤC HƯNG THÁNH ĐỊA LUMBINI? PHẦN I

From: hoanghoang2@yahoo.com
To: “thamtulyphong@y7mail.com”
Sent: Saturday, 22 September 2012 2:30 AM
Subject: Re: Thích Huyền Diệu-Chân tướng và Sự thật
Thay Thich Huyen Dieu la mot vi chan tu co bang Chung gi ma phi bang Thay nhu vay ( toi phi ban Tang se bi day 9 tang dia nguc khong co Ngay ra ) can than tung loi noi . Neu ai co gioi thi lam giong nhu Thay di.
Sent from my iPhone Hoang
Lý Phong trả lời:
Gửi Hoàng,
Bằng chứng nằm trong bài, mời bạn chịu khó nhín thì giờ đọc qua.
Nếu bạn có bằng chứng bênh vực Huyền Diệu, xin hãy gửi, chúng tôi sẵn sàng đăng nguyên văn.
Hay là bạn chỉ nghe mọi chuyện qua lời kể của Huyền Diệu?
Đúng! Tội phỉ báng tăng bị đày 9 tầng địa ngục.
Thế nhưng tôi chỉ xem xét mọi chuyện trên góc độ sự thật, tăng cũng như tục đều như nhau, và không hề có sự phỉ báng ở đây.
Chẳng lẽ tăng làm sai thì mọi người không có quyền vạch trần sự thật ư?
Thế còn tội của tăng mà không chánh ngữ? tăng mà chuyện gì cũng dối trá, bịa đặt, lừa đảo?
Tăng mà không giữ giới, không thanh tu?
Thì xử làm sao?
Còn nói ai có giỏi thì làm như “thầy” đi là ngụy biện, là nói kiểu con nít.