Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

CẶP ĐÔI HOÀN HẢO CỦA THẦN THOẠI ẤN ĐỘ



THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY : BÀI 2

LỜI DẪN: Jade là một chuyên gia về Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence) từ Singapore đến Nepal để nghiên cứu các văn bản cổ đại ở đây. Cô được Lasta, sĩ quan tình báo Nepal dưới vỏ bọc một Chuyên viên Quan hệ công chúng của một tập đoàn lớn, hướng dẫn thăm viếng các di tích cổ của Nepal... 

CHƯƠNG 16

      Lasta chỉ một cái đền nhỏ, “Đấy là Đền Shiva-Parvati.” Cô dắt tay Jade đi đến ngôi đền ấy.
  Trên các vì kèo và tường của ngôi đền này trang trí các bức chạm gỗ gợi tình (Erotic scenes), mô tả các lạc thú của tình yêu. Jade thẹn đỏ mặt khi nhìn thấy các hình ảnh ấy. Cô nghĩ thầm – “Sao họ có thể làm như thế? Trang trí một nơi thờ phượng tôn nghiêm với các cảnh từ Kama Sutra… Không thể tưởng tượng được!”
Đền Shiva-Parvati trong khuôn viên quần thể khu đền Pashupati thiêng liêng nhất của Hindu Nepal

 
Các hình chạm khắc gợi tình (erotic) của đền Shiva-Parvati

Xin bấm vào hình để phóng to lên




   Như hiểu ý Jade, Lasta liền giải thích, “Đừng hiểu nhầm, cô bạn của tôi ơi. Những bức điêu khắc gỗ này không làm ô uế ngôi đền này đâu. Chúng là những kiệt tác tôn vinh những tình nhân vĩ đại của loài người, những vị thần Sáng Tạo và Hủy Diệt của vũ trụ, Shiva và Parvati. Chúng không phải là những hình ảnh “con heo” 3D đâu, mà chính là những biểu tượng của sự hợp nhất các yếu tố Âm và Dương trong vũ trụ theo Mật tông Hindu. Chúng chỉ xuất hiện ở những ngôi đền của, hoặc liên quan đến Shiva và Parvati-Những vị thần của sự sáng tạo và hủy diệt, yêu thương và hy sinh. Những bức chạm khắc này mô tả triết lý của Vòng Sinh-Tử vô cùng tận.”


   Jade vô cùng ngạc nhiên trước những kiến thức thâm sâu của cô gái còn rất trẻ này.
   Cô gái Nepal liền kể cho Jade nghe chuyện tình của Shiva và Parvati, một trong những chuyện tình cảm động nhất của loài người.
  “Xưa kia, thần Daksha có một cô con gái xinh đẹp tên là Sati. Daksha mong có một chàng rể quý đẹp trai, danh giá hơn là anh chàng lông bông Shiva hay lê la cùng với bọn nghèo khổ. Tuy nhiên, trái với ước nguyện của cha mình, Sati đã trao cho Shiva trái tim mình ngay từ lần gặp đầu tiên bất kể vẻ ngoài kinh khiếp của chàng. Anh ta có làn da sạm nắng, tóc dài chấm vai, quấn một tấm khố bằng da hổ, tay cầm một cái chĩa ba và một cái trống damru. Một con rắn hổ mang quần trên cổ anh ta như một vòng đeo sống động. Khi Sati đến tuổi cập kê, theo phong tục, Daksha tổ chức một buổi lễ gọi là Swayamvara cho con gái yêu (Swayamvara= buổi lễ chọn chồng cho các cô gái). Daksha mời tất cả các vị thần trai trẻ xinh đẹp đến dự để Sati chọn, nhưng cố tình không mời Shiva. Sati lướt mắt tìm khắp nơi mà không thấy Shiva, cô liền khấn nguyện và tung vòng hoa lên trời. Vòng hoa bay lượn trên không trung và đáp xuống choàng vào cổ anh chàng Shiva đang ngủ vùi bên một đống tro sau một đêm say sưa hát hò cùng bè bạn. Daksha cay cú lắm nhưng đành phải gả Sati cho Shiva. Chàng đưa nàng về ngọn núi thiêng Kailash, lãnh địa của chàng. 
 
Shiva và Sati
Vẫn còn oán ghét chàng rể điên điển nên vào một dịp lễ hội khác Daksha cố tình không mời Shiva đến dự. Sati phải về dự lễ một mình. Trong lúc hội hè tưng bừng Daksha lại buông lời sỉ nhục Shiva trước mặt tất cả các vị thần. Để bảo vệ danh dự của chồng, Sati nhảy vào đống lửa thiêng tự sát. (Đấy là nguồn cội của phong tục “Sati” của đạo Hindu. Theo phong tục này người vợ tự thiêu sau cái chết của chồng để bày tỏ sự chung thủy-Chúng ta không phán xét ở đây chỉ ghi nhận lại lịch sử và phong tục- NP). 
Sati tự thiêu
 


Shiva bồng xác Sati chạy cuồng loạn khắp nơi
 Đau buồn vô hạn trước cái chết của người vợ yêu, Shiva mất trí. Ông bồng xác vợ tuôn chạy cuồng dại khắp nơi làm cho mặt đất chấn động, đe dọa tới sinh mạng của muôn loài. Để cứu thế giới, thần Vishnu liền hóa phép cắt thi hài của Sati thành nhiều mảnh rơi xuống nhiều nơi trên đất Ấn, Tuyệt vọng, Shiva lầm lũi quay về ẩn cư trên núi Kailash. Sati sau đó tái sinh làm con gái của thần núi Himavan (Himalaya) với tên Uma họ là Himavati, nhưng thường được biết đến với mỹ danh Parvati (nghĩa là vô tội, thánh thiện). Kiếp này Parvati cũng lại yêu Shiva vì số phận của họ đã đan bện vào nhau. Tuy thế, Shiva đã chọn một đời sống ẩn dật, tịnh khẩu, không tiếp xúc với người ngoài. Chàng suốt ngày ở trong hang đá đắm chìm với tình yêu vô vọng dành cho Sati. Trong khi đó, cô gái xinh đẹp con gái của thần núi Himalaya lại từ chối tất cả các lời cầu hôn của các chàng trai, giữ vẹn lòng chung thủy với người duy nhất mà cô yêu từ kiếp trước. Cô chờ đợi Shiva hết năm này sang năm khác và cầu nguyện sẽ được cùng chung sống với người yêu một lần nữa. Parvati sau đó bỏ vào rừng sống đời một đạo sĩ Yogi trong khu rừng bên cạnh hang đá của Shiva. Hàng ngày nàng vào hang quét dọn sạch sẽ, trang hoàng hoa rừng khắp hang đá nhưng thủy chung Shiva vẫn không để mắt tới bất cứ ai. Thần tình yêu Kamadeva (người tương truyền đã ban Kama Sutra cho dân Ấn) muốn giúp Parvati nên lẻn vào hang dùng cánh cung bằng cây mía bắn một mũi tên tẩm mật vào người Shiva. Shiva mở bừng con mắt thần giữa trán thiêu Kamadeva ra tro. Họ sẽ mãi ở cạnh nhau mà không bao giờ gặp nếu các vị thần không kéo đi khuấy Biển Sữa (Tích khuấy Biển Sữa xin xem ở đây) làm chất độc Halahala trồi lên đe dọa đến toàn bộ vũ trụ. Chỉ có một mình Shiva mới có thể cứu chuộc thế giới (Tích Shiva cứu thế giới xin xem CHÚ THÍCH ở cuối bài này). Khi ấy Vishnu đã mang Parvati đặt trước mặt Shiva để đánh thức ông khỏi cơn trầm uất. Mặt đối mặt, họ nhận ra rằng mỗi người là một nửa của nhau và từ khoảnh khắc ấy, không gì có thể chia cắt họ được nữa. Với sức mạnh của tình yêu (chỉ sự hợp nhất toàn bộ các yếu tố và năng lượng của vũ trụ- NP), Shiva đã đánh bại thế lực hắc ám và cứu được thế giới. Khi cả hai tái hợp cùng nhau, sức mạnh tình yêu của họ đã phục sinh Kamadeva từ đống tro tàn…”
 
Shiva và Parvati
    “Ô, đây là một chuyện tình kỳ diệu nhất mà mình từng được nghe,” Jade thở dài. “Ước gì mình cũng có được một tình yêu như thế…”
     
 Lasta tiếp tục kể:” Cặp đôi thần thánh này đã cứu thế giới không chỉ lần ấy mà còn nhiều lần sau này nữa. Lần nọ có một con quỷ hung bạo tên là Rakta Veeja (nghĩa là Hạt-Giống-Máu) đe dọa thế giới. Mỗi một giọt máu của nó rơi xuống chạm mặt đất sẽ biến thành hàng ngàn con quỷ con hung bạo giống hệt như nó. Không ai và không một vị thần nào có thể tiêu diệt được lũ quỷ sinh sản không ngừng ấy. Durga (Durga là một hóa thân khác của Parvati trong hình tướng nữ chiến binh cuồng nộ) nổi cơn thịnh nộ. Và từ con mắt thứ ba giữa trán của nữ thần xẹt ra một nữ thần da đen thui, tóc dài bay tung tõa và có bốn tay. Nữ thần này cầm  một thanh kiếm sắc, tay khác cầm một nắm đầu quỷ mới bị chặt, cổ đeo xâu chuỗi cũng bằng các đầu lâu quỷ và mặc một cái váy làm bằng các cánh tay bị chặt của quỷ. Mắt bà long sòng sọc, đỏ rực như than hồng. Đó chính là Kali (Sanskrit là Kaalaratri – Nữ thần đen như bóng đêm. Thường gọi là Kali nghĩa là ĐEN). Trông thấy bọn quỷ con, Kali gầm lên xông vào bọn chúng và chém như cắt rạ. Cái lưỡi của Kali thè dài ra hứng lấy tất cả những giọt máu mà Rakta Veeja tung xuống đất, chính vì vậy mà dừng lại được sự sinh sản ra bọn quỷ con. Cuối cùng chỉ còn lại mỗi mình Rakta Veeja, Kali chặt đầu con quỷ này và ăn sống nuốt tươi nó tránh để máu của nó có cơ hồi sinh trở lại. Sự khủng khiếp của cuộc chiến, cùng với lượng máu đầy chất độc của Sakta Veeja làm Kali mất tự chủ, hóa điên và nhảy múa cuồng loạn. Mặt đất rung chuyển dưới từng bước chân của vị nữ thần hung tợn và toàn bộ vũ trụ có nguy cơ bị tàn phá. Lần này đến lượt Shiva. Ông liền nằm xuống dưới chân Kali chịu đựng các cú giẫm đạp của bà cho đến khi bà kềm chế được cơn thịnh nộ. Chính vì thế, bạn sẽ thấy các nghệ sĩ mô tả Kali trong hình thức một nữ thần đen nhẻm cầm một hoặc một nắm đầu lâu, lưỡi thè lè ra khỏi miệng và dẫm lên thân thể một người đàn ông.”


Nữ thần Kali

 ********************************************
CHÚ THÍCH: lễ hội Maha Shivaratri (Đêm vĩ đại của Shiva), là lễ hội quan trọng nhất của tín đồ Hindu theo phái Shaivism (phái này thờ thần Shiva như vị thần tối cao, trong khi phái thứ hai là Vaishavism thì tôn thờ Vishnu như chúa tể vũ trụ) diễn ra vào ngày trăng non của tháng Falgun theo lịch Ấn Độ (khoảng cuối tháng Hai đầu tháng Ba Tây lịch). Hàng triệu tín đồ Hindu từ khắp các nước Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Mỹ, châu Âu,… hành hương về địa điểm linh thiêng nhất của Hindu giáo ở Nepal: ngôi đền thiêng Pashupati ở Kathmandu.


Thần Shiva nuốt Halahala để cứu muôn loài.
Theo thần thoại Hindu, có một lần thế lực hắc ám đe doạ huỷ diệt vũ trụ dưới hình thức Halahala (chất tối độc trồi lên khi các vị thần khuấy đảo Đại dương Sữa huyền thoại để tìm thuốc trường sinh – hạnh phúc). Với tư cách là Người bảo vệ vũ trụ, thần Shiva đã nuốt chửng chất độc ấy để cứu tất cả muôn loài. Chất độc bỏng cháy cổ họng Shiva và làm thân thể Ngài lạnh giá. Ngài chạy băng trên những ngọn núi tuyết của Himalaya để làm dịu nó đi. Dừng chân tại một cánh rừng, những thợ săn thấy Ngài run rẩy vì lạnh nên đã vội vàng chạy đi gom củi khô, đốt lên một đống lửa to để sưởi ấm cho Ngài.
Ganga (nữ thần sông Hằng) đã mang nguồn nước tinh khiết từ thượng nguồn của các dòng sông để hạ nhiệt cho cổ họng của Shiva. Nhưng vẫn chưa đủ. Cho đến khi mặt trăng chui vào trong mái tóc dài rậm của Shiva giải toả sức nóng đang nung đốt trong đầu và luồng hơi lạnh giá trong cơ thể Ngài. Sau những giây phút “xuống địa ngục rồi lên đỉnh”, Shiva vô cùng phấn khích và bắt đầu hân hoan nhảy múa vũ điệu tandawa nritya.
Chính vì thế, ngày trăng non ấy được gọi là Maha Shivaratri để kỷ niệm ơn cứu mạng của Shiva với muôn loài, còn khu rừng ấy nay là khu vực toạ lạc ngôi đền thiêng Pashupati (tên gọi cổ và nguyên thuỷ của Shiva, nghĩa là Người bảo vệ muôn loài).

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

NHẬT BẢN CHUYỂN HƯỚNG SAU CÁC RẮC RỐI VỚI TRUNG CỘNG: BẮT TAY VỚI ẤN ĐỘ

TIN NAM Á: 27/03/2013
BÌNH LUẬN: Thái độ hung hăng của Trung Cộng đã đẩy người Nhật quay sang bắt tay với Ấn Độ như là hai cường quốc dân chủ lớn nhất châu Á nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng!” Con cọp non Trung Cộng giờ lọt vào trận địa Thập Diện Mai Phục do chính nó tạo nên.  N.P.
***************************************************

NHẬT BẢN VIỆN TRỢ 2,32 TỶ USD CHO ẤN ĐỘ

   Theo nguồn tin từ Tokyo, Ấn Độ và Nhật đã đồng ý nâng cấp quan hệ chiến lược và đối tác toàn cầu của họ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và an ninh với việc Tokyo viện trợ 2,32 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ấn Độ.


    “Chúng tôi hy vọng làm sâu sắc hơn và phát triển sự hợp tác toàn cầu và chiến lược (với India) bằng cách xây dựng một mối quan hệ hợp tác gần gũi,” Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida phát biểu sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid ở Tokyo.
 Trong cuộc họp ngày hôm qua (26/03/2013), Kishida đã công bố khoản viện trợ 220 tỷ Yen (2,32 tỷ USD) cho Ấn Độ để xây dựng cơ sở hạ tầng và một khoản cho vay 71 tỷ Yen (753,17 triệu USD) cho dự án xe điện ngầm ở Mumbai-thủ đô tài chính của Ấn Độ.

  Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Khurshid đánh giá cao sự viện trợ này, “ Sự hổ trợ này đã được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng của chúng tôi. Dự án mang tính biểu tượng Metro ở Delhi đã ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của hàngtriệu người Ấn ở thủ đô Delhi.”

  Gói cho vay được dành cho bốn dự án, bao gồm một con đường sắt chở hàng nối liền Mumbai và Delhi và một dự án xe điện ngầm ở Nam Ấn.
   Hãng thông tấn Kyodo nói rằng hai bộ trưởng cũng đồng ý hợp tác xa hơn trong dự án đường sắt cao tốc tương lai ở Ấn Độ.
   “Sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh của chúng tôi đang tiến triển tốt đẹp. Đầu năm nay, chúng tôi đã đón tiếp Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sang thăm Ấn Độ và Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản sẽ thăm viếng Ấn Độ trong năm nay. Cuộc Đối Thoại Hàng Hải lần thứ nhất giữa Ấn Độ và Nhật Bản đã được tổ chức vào tháng Một vừa rồi.” Bộ trưởng Khurshid phát biểu, ghi nhận rằng quan hệ song phương về an ninh đang tiến triển tốt. “ Là hai nền dân chủ lớn nhất châu Á, chúng tôi đã đồng ý mở rộng sự hợp tác của chúng tôi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bộ trưởng Kishida và tôi đã đồng ý rằng Ấn Độ và Nhật Bản sẽ phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.”

   Về phần mình, Bộ trưởng Kishida nói, “ Chúng tôi đã đồng ý phát triển sự hợp tác để bảo đảm an toàn hàng hải và an ninh thông qua các cuộc tập trận chung, trong khi nâng cao đối thoại chính trị song phương và ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ.

   Hai bên cũng đã đồng ý nâng cao các cuộc thương lượng song phương về năng lượng hạt nhân như là một phần của sự hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự giữa hai quốc gia, Kyoto cho biết.
  Hai bộ trưởng cũng thảo luận về chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Manmohan Singh, vốn đã bị hoãn từ tháng Mười một năm ngoái nhưng sẽ diễn ra nhanh chóng trong tương lai gần đây. 
   (Lược dịch từ The Times of India ngày 27/03/2013)
 


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

HOLI FESTIVAL 2013 IN KATHMANDU

Mời các bạn xem tiếp bài viết chi tiết về lễ hội Holi vào ngày mai.

MỜI XEM THÊM CÁC LỄ HỘI HOLI CÁC NĂM TRƯỚC:


Holi Hai! Mấy chú nhóc này xịt nước pha màu vào người bạn



Bọn nhóc đuổi nhau trong các con hẻm, tóe nước vào nhau

Hay ném "LOLA" (trước đây dùng các bong bóng nhỏ, nay dùng bịch nylon để chứa nước như hình bên dưới)
LOLA (bong bóng chứa nước màu) dùng để ném/chọi vào nhau trong ngày Holi

Ha ha bị đổ nước từ trên cao xuống...

Phục kích trên các ban công sát đường để tạt nước xuống người qua lại là trò phổ biến trong ngày Holi

Í iiiiiiiiiii Chạy đi thôi họ có nước màu kìa

Hai bé xịt nước màu vào nhau (xưa kia dùng ống thụt bằng tre, nay dùng bằng nhựa)

Tây ba lô rất khoái ngày này và tham gia hết mình

Ahhhhhhhh chú nhóc "tấn công" kìa...

Một Tour guide đang dẫn một đoàn khách Tây đi chơi trong ngày này

Ai không muốn bị lấm màu và .... ƯỚT thì mặc áo mưa he he

O ho... Tung màu vào nhau

Và nước từ trên cao tạt xuống



"Tui cũng có nước màu cho bạn nè!" Tây ba lô cũng chơi tới bến lun


Ba chàng ngự lâm chuẩn bị bột màu và nước màu trước khi xông qua trận địa của các thanh niên địa phương

Năm nay Kathmandu tổ chức sân chơi HOLI ở quảng trường Basantapur với nhạc công suất lớn, với các DJ nepal nổi tiếng để giới trẻ có thể tập trung chơi hết mình

Hàng ngàn người tập trung về đây

Tây- ta (Nepali) cuồng nhiệt chơi đùa nhảy nhót theo điệu..... Gangnam Style


Các thiếu nữ là đối tượng được chăm sóc đặc biệt trong ngày hôm nay

Nhóm thanh niên này sắp diễu hàng bằng xe gắn máy khắp phố đây


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

YẾU TỐ ÂM DƯƠNG TRONG MẬT TÔNG HIMALAYA


THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY : BÀI 1

LỜI DẪN: xin trích dịch lại đây vài đoạn trong bản thảo cuốn sách mà mình sắp xuất bản. Sách viết bằng tiếng Anh nên phải dịch lại he he... vì thế giọng văn chắc chắn là không thuần Việt rồi, mong các bạn thông cảm!

Tạm đặt tên cho đoạn này: YẾU TỐ ÂM DƯƠNG TRONG MẬT TÔNG HIMALAYA
 (trong sách đây là chương Ba, không có tên)

CHƯƠNG BA

 
Raj đưa cho Don mảnh giấy mà ông vừa vẽ trên đó, “Cậu có biết cái này là cái gì không?”
Don nhìn lướt qua tờ giấy, trên đó có một hình vẽ ngôi sao sáu cánh
 “Đừng nói với tôi đó là Ngôi sao David mà Dan Brown đã đề cập trong quyển Mật mã Da Vinci nha…” Don cười. Nhưng khi thấy vẻ mặt nghiêm túc của Raj, anh vội vàng nói, “Xin lỗi! Tôi nói đùa…”
  Raj gật đầu, “Không sao. Đấy thực sự là Ngôi sao David, biểu tượng của Do thái giáo và cộng đồng Do thái. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng bởi đạo Hồi, Thiên chúa giáo và các tôn giáo Đông phương khác. Trong đạo Hồi, nó được gọi là Khatem Sulayman-Con dấu của Solomon và Najmat Dawuud-Ngôi sao David. Rất nhiều thánh đường Hồi giáo trang trí ngôi sao sáu cánh này. Anh cũng đã biết rằng, Thiên chúa giáo cũng thờ phụng ngôi sao này.”
   Ông hoàng Nepal ngừng lại, nhấp một ngụm trà xanh, đoạn tiếp tục với một giọng nói chậm rãi, rõ ràng, “Tuy nhiên, ở Lục địa India, trước khi trở thành ngôi sao sáu cánh, biểu tượng này được sắp xếp như là hai tam giác chạm vào nhau như thế này…” Raj vẽ một hình khác:  “”.



  “Biểu tượng này được tìm thấy trên những lá bùa ở Mohenjo-daro trong cuộc khai quật năm 1920. Trên thực tế, anh đã trông thấy nó trong hình thức thực nếu anh đã từng thăm viếng một ngôi đền Shiva.” Raj mỉm cười.
   “Tôi…” Don ngơ ngác nhìn ông già.
“Linga và Jalari” Raj nhắc.
“Jalari? Bác muốn nói cái bầu đựng nước phía trên mỗi linga?”

“Chính xác! Chúng – Linga và Jalari- chính là hình thức nguyên thủy của các tam giác ngược chiều nhau. Trong Mật tông, chúng chuyển hóa thành muôn hình vạn trạng các sự phối hợp giữa hai tam giác ngược chiều nhau. Như vậy, hơn ba ngàn năm trước, nền văn minh của Thung lũng Indus đã tôn thờ hai tam giác ngược chiều nhau.”


   Don cẩn thận xem xét lại hình vẽ của Raj. Nó là một ngôi sao sáu cánh tạo thành bởi hai tam giác đều ngược chiều nhau và lồng vào nhau. Anh chợt nhớ đến sự tò mò của chính mình nhiều năm về trước khi anh lần đầu tiên trông thấy biểu tượng này ở những ngôi đền ở India và Nepal.

  “Có lẽ các tôn giáo khác nhau tạo nên ngôi sao sáu cánh này một cách độc lập với nhau, hoặc họ vay mượn từ người khác, hoặc cũng có thể có một mối liên hệ nào đó giữa các tôn giáo phương Đông thông qua biểu tượng này. Anh có biết rằng Jesus Christ đã từng ở Lục địa India hơn mười năm để học hỏi và giảng dạy triết lý và tôn giáo phương Đông trước khi lập ra Thiên chúa giáo nơi quê hương ông?”

   Don gật đầu. Anh đã từng đọc qua vài cuốn sách nghiên cứu về thông tin này. Không ngạc nhiên tại sao Thiên chúa giáo lại có nhiều khái niệm, tư tưởng tương đồng với Phật giáo.

  “Liên quan đến chủ đề của chúng ta, ngôi sao sáu cánh này có một vị trí rất quan trọng cả trong Mật tông Hindu và Mật tông Phật giáo.” Ông hoàng dẫn dắt chủ đề một cách khéo léo. “ Trong Mật tông Phật giáo, nó được gọi là Sanmukha-biểu tượng của Vajrayogini-vị nữ thần chính yếu. Mặt khác, Mật tông Phật giáo tin rằng Sanmukha biểu tượng hóa sự thống nhất của Pragya-tri thức hay sự giác ngộ và Upaya-sức chuyển hóa hay lực ÂM. Mật tông Hindu gọi nó là Satkon. Anh thấy đó, nó gồm hai tam giác. Cái chỉ mũi nhọn lên là biểu tượng của linga, là Shiva và cái chỉ xuống là biểu tượng của Shakti.”
  “Shakti là gì?” Don hỏi.
  “Bingo!” Ông già gật đầu vui vẻ. “Shakti là người nữ tương ứng với các vị thần và là một nữ thần. Trong trường hợp này, đó chính là Parvati, vợ của Shiva. Shiva và Parvati chính là những người đã truyền dạy Mật tông cho loài người. Nhân tiện, họ không phải là các vị thần có nguồn gốc Aryan. Có hai mảnh gốm phát hiện được ở Mohenjo-daro. Một là một con dấu hình chữ nhật với một hình tượng người nữ trong hình dạng tam giác chỉ xuống, đầu hướng xuống đất với một cái cây mọc ra từ tử cung của bà. Không nghi ngờ gì, đây chính là nguyên gốc của tam giác chỉ xuống. Mảnh gốm khác mô tả một vị thần với ba gương mặt ngồi trong tư thế yoga-tam giác hướng lên. Đấy chắc chắn là Pashupati- Thần bảo hộ của muôn loài mà sau này được người ta gọi là Shiva.”  (Chú thích: Mohenjo-daro thuộc nền Văn minh Indus của người Dravidian, trước khi người Aryan tràn vào Lục địa India. Vì thế ông Raj nói là Shiva và Parvati không phải là các vị thần có nguồn gốc Aryan).




  Ông hoàng già lại nhấp một hớp trà xanh, chừng như để cho Don có thời gian thẩm thấu những gì ông vừa nói. Đoạn ông đặt tách trà xuống và tiếp tục, “ Ngôi sao này là tuyệt đỉnh của Mật tông! Bởi vì nó chứa đựng toàn bộ năng lượng của vũ trụ : Shiva và Shakti, Đàn ông và Đàn Bà, Dương và Âm, Lên và Xuống, Hủy Diệt và Sáng Tạo, Sinh và Tử. Toàn bộ vũ trụ trong trạng thái cân bằng, toàn bộ các yếu tố phối hợp hài hòa lẫn nhau... Một Biểu tượng Hai-Mặt-Đối-Lập.”
 Raj nói thật chậm để nhấn mạnh cái mà ông muốn Don ghi sâu vào lòng:“Tính  Hai-Mặt-Đối-Lập chính là đặc điểm quan trọng nhất trong cả Mật tông Hindu và Mật tông Phật giáo!”

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

NHÂN TRƯỜNG HỢP CÔ KỲ "ĐẠI DU"

CẬP NHẬT: Các bố Văng-Thủ -Dê cứ nói không có tiền thế mà lập dự án cái nào cũng NGHÌN TỶ, TRĂM TỶ. Tráo cái kịch bản "Cát Nóng" thì cũng đã moi được hàng chục tỷ từ ngân khố quốc gia (thực ra từ tiền thuế của dân). Sao không định hẳn ra (nhiều ít gì cũng được) tiền "lương" cho Đại Du? Có như thế mới ràng buộc được trách nhiệm vì "ăn cơm chúa múa tối ngày". Còn như cái kiểu Đại Du năm vừa qua, viện cớ là vì phải xài tiền túi của cô ta nên cái nào thích (thực chất là cái nào sinh lợi cho cá nhân cô ấy) thì cô ta mần không ai bắt ép được Đại Du phải mần cái này cái nọ cho quốc gia. Như thế rõ ràng là TRỤC LỢI CÁ NHÂN CHỨ CHẲNG PHẢI QUẢNG BÁ GÌ CHO DU LỊCH NƯỚC NHÀ. 
 

 THƯ GIÃN CUỐI TUẦN:
Nhan sắc sau một năm mần Đại Du
 Dùng tiền để đẻ ra tiền thì có thể một vốn hai lời. Dùng trí óc để đẻ ra tiền thì có thể trở thành tỷ phú (đô la không phải VN đồng) thế giới. Có điều cả hai cách đều rất tốn thời gian (Bill Gates thần đồng cũng phải mất nhiều năm mới thành triệu phú và vài thập niên sau mới thành tỷ phú). Còn dùng các mối quan hệ cao cấp trong giới tinh hoa cộng với khả năng giao thiệp và đầu óc kinh doanh thì khả năng trở thành triệu phú là nhanh nhất, tốn ít vốn nhất (vốn tiền bạc chứ “vốn khác” thì không tính).
   Nhảm nhất là mấy bố VĂNG-THỦ-DÊ cứ kéo váy cô Kỳ nằng nặc “Em chả, em chả…” không chịu buông… dù cô này viết “tâm thư” rồi cả làm “đơn xin” rút khỏi cái chức vụ “tiếp thị quê kệch”, “phi văn hóa” (chữ của bà cựu Tổng Biên Tập báo).
   Một đất nước không giàu nhưng cũng không nghèo so với hàng chục quốc gia khác thế mà lại đặt ra tiêu chuẩn hẳn hòi : phải bỏ tiền túi ra mà mần Đại Du quảng bá hình ảnh quốc gia. Không lo nổi cho đại sứ của mình đi quảng bá về hình ảnh của mình thì đấy là cả một cái NHỤC QUỐC THỂ. Đừng nói là ngân khố quốc gia không có tiền nhé! Mà nếu không có tiền thật thì dẹp quách cái danh vị "ĐẠI DU" cho nước nó trong các bố VĂNG -THỦ- DÊ ạ,  con lạy các bố!
**********************************************

Vừa rồi dư luận lại dậy sóng về cô Kỳ Đại Du ( Đại sứ Du lịch). Trước hết mời các bác xem hai đoạn trích từ Blog BEO và Facebook của Cô Gái Đồ Long, hai nhân vật rất thạo tin sô-bít xứ Vịt.




Nhân đây chỉ muốn phân biệt rạch ròi sòng phẳng được gì-mất gì của cô Đại-Du năm vừa qua.

Chuyện đời mà, ‘BỎ CON TÉP BẮT CON TÔM”! Có ai “đầu đất” mà bỏ tiền túi “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Mình phác thảo kịch bản thế này nhé:

  Ông A đại gia, bà B đại gia hoặc vợ đại gia hoặc cả hai đột ngột nhận được một cú điện thoại từ một số máy lạ. Thường thì không bắt máy đâu. Nhưng có khi rảnh hay tò mò thì nghe thử để coi là ai mà có được số máy của mình. 
Ø      Trường hợp 1: “Dạ em chào anh/chị. Em là diễn viên C… em muốn xin một cái hẹn…” “Bụp” điện thoại tắt ngấm.
Ø      Trường hợp 2: “Chào anh/chị. Em là LNK Đại Du….” “K Đại Du hả? Chời ơi quý hóa quá! Em rảnh không? Đến gặp anh/chị lúc… ở…. nhá nhá nhá!”

  • ·         Cuộc gặp: chit chat tào lao thiên địa rồi tới màn: “Anh/chị coi nè em mới đi sứ ở Hóng Kỏng về. Chời ơi, em zớt được cái nhẫn/đôi bông kim cương hàng hiệu này giá hết xẩy luôn…. Có 30.000 (đô Mỹ nha! Dân Ê-Lít thì không xài tiền Vịt đâu) thôi!” Đại Du nói xong liền tháo ngay chiếc cà-rá/ đôi bông hột xoàn (kim cương theo cách gọi của dân Nam kỳ xưa) mới mua giá 10.000 đưa cho anh/chị xem. “Hic! Đẹp quá hà! Làm sao em kiếm ra hàng độc này hả?” “Anh/Chị thích hôn? Em để lại cho anh/chị giá vốn coi như kết tình anh/chị em. Chỉ cần cho em xin tiền vé máy bay là được rồi….”
  • ·         Sau cuộc gặp này, Đại Du muốn gặp anh/chị lúc nào cũng được mà còn được anh/chị giới thiệu thêm cho các “đồng đội” của họ nữa. Việc làm ăn cứ thế mà phát triển. Đại Du không có tiền để mua hàng hả? Thiếu gì các bà chủ tiệm hột xoàn  sẵn sàng đưa hàng trước cho Đại Du bán kiếm lời rồi còn boa cho tiền còm-mít-xông 5-10%.
  Mà không chỉ giới Ê-Lít Vịt, mác Đại Du còn có thể giúp cô tiếp cận với giới Ê-Lít thế giới, với giới ngoại giao mà một cô diễn viên tầm thường không thể nào mơ tới. Cơ hội tiếp cận mở rộng, chỉ cần cô biết tận dụng nó thì có thể thành công. Cô đã làm được điều đó trong nhiệm kỳ ngắn ngủi 01 năm của mình, xin chúc mừng cô!
   
  Cái mác Đại Du thì có thể mở được rất nhiều cánh cửa cho việc buôn bán sang tay hàng hiệu, hột xoàn đắt tiền mà tiền lời thì tùy vào khả năng mồm mép của người bán. Ngoài ra, với mác Đại Du, lên xuống máy bay hạng thương gia thì có ai làm khó dễ gì về hành lý? Chỉ cần đeo một bộ, còn vài bộ khác thì để trong hành lý: vài chiếc nhẫn, lắc, đồng hồ, dây chuyền, bông tay… để “phục vụ cho công việc của Đại Du” trong các buổi tiếp tân, rồi đàng hoàng đi qua hải quan sau đó bán sang tay kiếm lời vài chục ngàn mỗi món thì đừng nói một cái vé thương gia cho chính mình, Đại Du có thể bao luôn cho cả dàn quan chức VĂNG-THỦ-DÊ ấy chứ!
 
   Cờ đến tay mà không phất để phí hoài cơ hội kiếm tiền thì không có cái ngu nào giống cái ngu này!
   Cho nên chỉ cần sau một năm mần ‘Đại Du” thì cô Kỳ từ một diễn viên vô danh “thảm họa của nghệ thuật” (chữ của bà cựu Tổng Biên Tập báo) bỗng trở thành người có tiếng và có miếng, đủ tiền bỏ ra 100% làm chủ mấy siêu shop ở trung tâm Sài thành. Sòng phẳng thôi! Cô đã chịu đựng thị phi để làm Đại Du miễn phí không tiền boa cho Văng-Thủ-Dê suốt cả năm, còn bỏ tiền lẻ trong túi để bay đi “kiếm mối” khắp hành tinh thì cũng phải quơ về cái gì kia chứ.

SIÊU SHOP MỚI MỞ CỦA CÔ KỲ ĐẠI DU TRÊN ĐƯỜNG ĐỒNG KHỞI-ĐẮT NHẤT SAIGON





Dùng tiền để đẻ ra tiền thì có thể một vốn hai lời. Dùng trí óc để đẻ ra tiền thì có thể trở thành tỷ phú (đô la không phải VN đồng) thế giới. Có điều cả hai cách đều rất tốn thời gian (Bill Gates thần đồng cũng phải mất nhiều năm mới thành triệu phú và vài thập niên sau mới thành tỷ phú). Còn dùng các mối quan hệ cao cấp trong giới tinh hoa cộng với khả năng giao thiệp và đầu óc kinh doanh thì khả năng trở thành triệu phú là nhanh nhất, tốn ít vốn nhất (vốn tiền bạc chứ “vốn khác” thì không tính).

“Ông bỏ chân giò bà thò… cái gì đấy đấy…” là nguyên tắc của tất cả các cuộc chơi dính líu tới thị phi. Ai mà rãnh đi mần (tiếng Nam bộ = làm) chuyện bao đồng miễn phí giúp người khác hốt tiền.
  
Nhảm nhất là mấy bố VĂNG-THỦ-DÊ cứ kéo váy cô Kỳ nằng nặc “Em chả, em chả…” không chịu buông… dù cô này viết “tâm thư” rồi cả làm “đơn xin” rút khỏi cái chức vụ “tiếp thị quê kệch”, “phi văn hóa” (chữ của bà cựu Tổng Biên Tập báo).

Hoa hậu Thế giới mà nhiệm kỳ cũng chỉ có 1 năm. Các đại sứ thiệt thọ cũng có nhiệm kỳ giới hạn bao nhiêu năm. Làm gì có cái kiểu “cô này mần được thì cứ mần tiếp” . Ngộ! Người ta chửi bới ông nọ ông kia không biết “văn hóa từ chức”, thế mà cô Kỳ có “văn hóa từ chức” lại không được buông tha nghỉ xả hơi, cứ bắt “mần tiếp”.

Mà người ta có quyền tự do từ chức chứ nhỉ! Hay là “Tổ chức” đã phân công cô “mần” thì cô Đại Du không được bỏ người chạy lấy của? Các cô đang lăm le làm Đại Du mới hãy học kỹ tiền lệ này, kẻo năm tới năm kia bị mấy bố Văng Thủ Dê kéo yếm bắt mần Đại Du dai như giẻ rách cho đến khi nhan sắc tàn tạ thì có hối cũng đã muộn!

  Một đất nước không giàu nhưng cũng không nghèo so với hàng chục quốc gia khác thế mà lại đặt ra tiêu chuẩn hẳn hòi : phải bỏ tiền túi ra mà mần Đại Du quảng bá hình ảnh quốc gia. Không lo nổi cho đại sứ của mình đi quảng bá về hình ảnh của mình thì đấy là cả một cái NHỤC QUỐC THỂ. Đừng nói là ngân khố quốc gia không có tiền nhé! Mà nếu không có tiền thật thì dẹp quách cái danh vị "ĐẠI DU" cho nước nó trong các bố VĂNG -THỦ -DÊ ạ,  con lạy các bố!