Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

RẺ TIỀN!



Bức tượng này là tượng Adi Buddha (một trong năm vị Phật tổ Pancha Buddha) xuất xứ đầu tiên từ Mật tông Nepal Vajrayana (Kim cương thừa), Phật này còn có tên khác là Vajradhara (Vị Phật cầm Kim cương chùy ; Vajra: Kim cương chùy là một pháp khí để phá tan vô minh trong mật tông). Sanskrit gọi vị Phật này là Vajrasattva. Tượng Vajrasattva  có một tướng “HIỂN” (trưng bày nơi công cộng) ngồi trong tư thế hoa sen, hai tay cầm pháp khí Vajra bắt chéo trước ngực. Còn hình tượng ôm trong lòng một hình tướng nữ nhân là tướng “MẬT”. (Hình tướng nữ là Prajna, bạn nào thắc mắc muốn biết sâu hơn ý nghĩa thì chịu khó tự tìm trên mạng, như thế sẽ thấu đáo và nhớ lâu hơn).

  Hình tượng Vajrasattva “MẬT” này chỉ dành cho những tu sĩ ở cấp bậc cao nhất trong Mật tông (cả Tây Tạng và Nepal) trong khi ẩn tu ở nơi thâm sơn cùng cốc thực hành những bí pháp tu luyện thượng thừa vì đây là vị Phật ở cấp độ “TỐI CAO VỀ GIÁC NGỘ” ( ULTIMATE STATE OF ENLIGHTENMENT). Chỉ thờ phụng trong những căn phòng kín đáo, bí mật. Không thờ ở nơi công cộng!
    Tu tập cũng có cấp bậc như việc học ở trường vậy. Không thể cho một em mới học vỡ lòng xem Truyện Kiều và bắt nó hiểu ý nghĩa Nguyễn Du gửi gắm trong đó. Cũng như một người mới tu thì nhìn vào pho tượng này chỉ thấy kích dâm mà tẩu hỏa nhập ma không thể sử dụng sức mạnh tinh thần, năng lượng vô cùng tận của bức tượng này để thăng hoa trên đường tu tập. 


Lướt qua cái tin nhảm của BBC về vụ này mình không buồn phản ứng, thế nhưng hôm qua thấy TTXVH điểm cái tít của một “Hot Boy” của giới Blog Việt thì mình quả thật thất vọng về blogger này. Rẻ tiền!

  Sự việc bắt đầu hết sức cải bắp từ “tin xe cán chó” (Local News) của Bangkok Post do các “Phóng viên mạng” (Online Reporters) thuật lại vài lời bình nhảm nhí từ Facebook Thái. Thế rồi BBC lại tung tin này lên. Cũng chẳng  ai để ý cho đến khi TTXVH điểm tin.

   Bangkok Post đưa tít “Hình tượng Phật Việt Nam dấy lên sự giận dữ” (Vietnamese Buddha image draws ire). Tuy có thòng một câu về xuất xứ của tượng này nhưng vẫn lộ liễu ám chỉ và công kích một nhánh của Phật giáo Đại thừa Việt Nam. Tác giả bài này và các công dân mạng (netizens) của anh ta chắc là thuộc Phật giáo Tiểu thừa cực đoan Thái Lan nên mới cố tình và cố chấp như thế, không chịu hiểu rằng đó là một tượng của Mật tông Nepal và Mật tông Tây Tạng. Cố tình lờ đi sự thật là hàng triệu du khách mỗi năm du lịch đến Nepal và Tibet thấy và biết pho tượng này ở đây; và không ít người mua nó đem về nhà (ở khắp nơi trên thế giới) như một món quà lưu niệm về tín ngưỡng ở Himalaya.

  Đến BBC, khi đưa lại bài này cũng thận trọng dùng cái tít “Phật tử tức giận vì tượng Phật 'ở VN'. Phần cuối bài này có mở rộng ra, chi tiết hơn một chút về tượng này.

  Thế mà Hot Boy của Blogger Việt lại câu view, giật tít vô cùng dơ dáy “ Tượng Phật làm tình”. Cái tít của hot boy này không thua gì tít của Vietnam Net “Nữ nhân viên dùng miệng kích dục cho khách”


   Điều đáng nói là hot boy này là một trí thức lại có chuyên môn về tin học, lại đang sống ở Mỹ-một xứ không đói thông tin cũng như dân chủ và tri thức. Chỉ cần a bờ cờ về tin học vào Google search là có thể ra hàng triệu kết quả cho bức tượng này để biết xuất xứ và ý nghĩa của nó, để biết đây có phải là “tượng làm tình” hay không. Rồi khi không từ bức tượng này, hot boy lại móc qua chuyện tạp chí Playboy, chuyện nhà sư uống bia, chuyện ĐVH hôn sư, chuyện văn hóa xuống cấp… để kết rằng “tín ngưỡng đạo Phật của xứ ta đang bị biến đổi một cách méo mó, một tín hiệu chẳng tốt lành”.
  Không biết hot boy có biết rằng chính Đức Phật đã từng khẳng định rằng: có đến 84.000 pháp môn để thành tựu quả Phật?
  Không biết hot boy có biết đa số Phật tử Thái theo Tiểu thừa (Theravada) còn đa số Phật tử Việt Nam theo Đại thừa (Mahayana)? Trong Đại thừa ngoài hàng ngàn “tông” ở khắp nơi còn có Mật tông Nepal (Vajrayana) và Mật tông Tây Tạng (Tantrayana).
  Là một nhà khoa học, hot boy phải biết là không thể dùng hiện tượng để đánh giá bản chất. Không thể vì một hay một số người Việt theo Mật tông Tây Tạng do sở thích cá nhân và tự do tín ngưỡng của họ mà anh có thể kết luận rằng tín ngưỡng đạo Phật Việt Nam bị biến đổi méo mó. Ai nói rằng tín ngưỡng Mật tông Tây Tạng là méo mó, không tốt lành? Nói như anh, vậy Dalai Lama cũng thờ-lạy bức tượng này thì ông cũng méo mó và không tốt lành sao?

  Không khó hiểu khi vài người cực đoan và thiểu năng trí tuệ ở Thái theo Tiểu Thừa lại bức xúc về một bức tượng như thế. Tác giả online nọ đã không công bố vị trí và hoàn cảnh trưng bày của pho tượng, như thế là không trung thực, xuyên tạc, bôi bác (Phật tử Việt Nam có thể tố lại, kiện lại Bangkok Post vì chuyện này). Ai cấm một Phật tử Việt Nam theo Mật tông Tây Tạng thờ bức tượng này? Người Thái có quyền gì mà xía mũi vào chuyện tín ngưỡng của người Việt? Chúng tôi đâu có mang bức tượng này vào đất Thái của các anh bắt các anh thờ-lạy nó đâu? Ngay cả bài chính gốc này trên Bangkok Post (http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger) cũng chỉ cho xuất hiện 9 comments đã được “xét duyệt” (mình đã vào đó comment hơn 10 lần với 10 tên khác nhau mà bọn quản trị không cho đăng). Trong 9 comments thì có đến 6 không đồng quan điểm với bài báo, 2 trung lập và duy nhất một cho rằng “Nasty”.
  Trên trang Facebook của BBC tình hình còn rõ ràng hơn, có đến 595 comments cho đến giờ này. Hầu hết comments đều chỉ ra rằng bài báo này thiểu năng trí tuệ, và bức tượng này thuộc về Mật tông Tây Tạng.
  Trên blog của hot boy, tối hôm qua có gần 50 phản hồi, hầu hết hùa theo giọng kích động rẻ tiền của hot boy không nghiên cứu thấu đáo đã vội vàng kết án bức tượng và người sở hữu nó như là “những con chiên lầm lạc” của Phật giáo, xa hơn còn công kích Phật giáo Việt Nam (xin nhớ cho rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại không phải là toàn bộ Phật giáo Việt Nam, cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam không bao gồm toàn bộ con dân nước Việt). Cho đến giờ thì có đến 95 phản hồi, tuy có người đã phân tích thấu đáo nhưng vẫn có kẻ cố tình vô minh cho là bức tượng cổ súy tình dục, bôi bác Phật giáo như giọng của hot boy.  

  Mình nghĩ không cần thiết phải dẫn chứng hình ảnh và thông tin về bức tượng này, Google đã có đầy cả ra, đến hàng triệu kết quả. Chỉ xin chú thích ngắn gọn thế này:

   Bức tượng này là tượng Adi Buddha (một trong năm vị Phật tổ Pancha Buddha) xuất xứ đầu tiên từ Mật tông Nepal Vajrayana (Kim cương thừa), Phật này còn có tên khác là Vajradhara (Vị Phật cầm Kim cương chùy ; Vajra: Kim cương chùy là một pháp khí để phá tan vô minh trong mật tông). Sanskrit gọi vị Phật này là Vajrasattva. Tượng Vajrasattva  có một tướng “HIỂN” (hiển lộ, trưng bày nơi công cộng) ngồi trong tư thế hoa sen, hai tay cầm pháp khí Vajra bắt chéo trước ngực. 

Hình tướng "HIỂN" của Vajrasattva

Còn hình tượng ôm trong lòng một hình tướng nữ nhân là tướng “MẬT”. Hình tướng nữ là Prajna, bạn nào thắc mắc muốn biết sâu hơn ý nghĩa thì chịu khó tự tìm trên mạng, như thế sẽ thấu đáo và nhớ lâu hơn. Ngắn gọn thế này: hình tướng nữ nhân -Prajna chính là biến hóa của các pháp khí Kim Cương Chùy-Vajra và Chuông Kim Cương và người thực hành bí pháp này đạt tới cảnh giới hòa nhập làm một với Đại Vũ Trụ - tức Giác Ngộ.

  Hình tượng Vajrasattva “MẬT” này chỉ dành cho những tu sĩ ở cấp bậc cao nhất trong Mật tông (cả Tây Tạng và Nepal) trong khi ẩn tu ở nơi thâm sơn cùng cốc thực hành những bí pháp tu luyện thượng thừa vì đây là vị Phật ở cấp độ “TỐI CAO VỀ GIÁC NGỘ” ( ULTIMATE STATE OF ENLIGHTENMENT). Chỉ thờ phụng trong những căn phòng kín đáo, bí mật. Không thờ ở nơi công cộng!
  Nhưng như thế không có nghĩa là một người sưu tập không có quyền trưng bày pho tượng mà anh ta sở hữu. Trưng bày như là một tác phẩm nghệ thuật như các pho tượng khác, như các bảo tàng trưng bày. Xin bật mí cho hot boy rằng ở Mỹ có rất nhiều bảo tàng về văn hóa Tibet, Himalaya, Nepal trưng bày bức tượng này.
   Tu tập cũng có cấp bậc như việc học ở trường vậy. Không thể cho một em mới học vỡ lòng xem Truyện Kiều và bắt nó hiểu ý nghĩa Nguyễn Du gửi gắm trong đó. Cũng như một người mới tu thì nhìn vào pho tượng này chỉ thấy kích dâm mà tẩu hỏa nhập ma không thể sử dụng sức mạnh tinh thần, năng lượng vô cùng tận của bức tượng này để thăng hoa trên đường tu tập.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét